sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Các Học Thuyết Tâm Lý Nhân Cách - Chương 27 - Phần 13

Potentials: Tiềm năng. Theo Adler thì khả năng tiềm năng của con người là rất lớn. Chúng ta được mời gọi trong tiến trình mở lòng mình ra và tìm đến với những giá trị cộng đồng. Tuy được coi là cha đẻ của tâm lý cá nhân nhưng Adler luôn tin rằng con người chỉ thật sự có ý nghĩa khi họ tìm thấy ý nghĩa trong những hành vi phục vụ lợi ích xã hội.

Power: Sức mạnh. Đây là một dạng năng lực. Chúng ta có quyền thay đổi và có năng lực để thay đổi. Vấn đề là chúng ta có dám phá bỏ những nếp nghĩ quen thuộc, những hành vi truyền thống, các tư tưởng tiện nghi êm ái. Chúng ta hoàn toàn có khả năng lột xác. Vấn đề vẫn là chúng ta có dám mạnh dạn khởi đầu những bước đi đầu tiên của mình hay không?

Power to change: Sức mạnh thay đổi. Nhà liệu pháp cần giúp thân chủ xác định rằng họ có khả năng và chọn lựa để thay đổi. Và thân chủ là người duy nhất có sức mạnh này. Chúng ta không thể cải tạo được một con người khi họ không tự nguyện cải tạo mình trước.

Practical: Tính năng thực tiễn. Đây là một khái niệm áp dụng trong liệu pháp. Trong liệu pháp các thủ tục trị liệu phải có những tính năng hiệu quả như: đơn giản, rõ ràng, cụ thể, khả thi, dễ áp dụng, và có tính thực tế.

Practice: Khái niệm tu luyện. Đây là một khái niệm quan trọng trong kinh Phật. Khái niệm này diễn tả về những hành động và ý thức của mình. Họ khuyến khích chúng ta hãy cứ tiếp tục luyện tập. Họ khuyến khích chúng ta rằng chẳng có cá nhân nào là hoàn hảo. Vì thế để hoàn thiện và sống tốt hơn, chúng ta phải không ngừng tu luyện và thực tập những kỹ năng sống khỏe, sống lành mạnh.

Preconceptions: Định kiến. Đây là những trạng thái não thức kết luận trước khi có những chứng cứ cơ sở rõ ràng. Đây là những thói quen phê bình hoặc nhận xét quá vội, kết quả là những nhận định không trung thực có thể gây ra những thương tổn không cần thiết.

Precocious: Phát triển sớm. Trẻ đầu lòng có xu hướng lặng lẽ, bảo thủ, và phát triển sớm hơn. Đây là hiện tượng khôn trước tuổi. Có ý kiến cho rằng vì các em nhận được nhiều sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ.

Preconscious: Tiềm thức. Đây là khu vực lưu trữ những kinh nghiệm trước khi ý thức phát triển. Chẳng hạn như những kinh nghiệm được cha mẹ chăm sóc thương yêu hay những cảm giác bị bỏ rơi trước khi các em nhận ra mình bị bỏ rơi. Đây còn là nơi chôn cất những ký ức đến quá sớm và chúng ta không thể quay về quá khứ quá sớm này.

Predator: Thú săn mồi. Đây là khái niệm chỉ về các loại thú lớn hơn. Khái niệm này được sử dụng nhiều trong bối cảnh thuyết tiến hóa. Xét về phương diện bản năng, chúng ta vẫn có cảm giác mình bị đe dọa bởi những thế lực lớn hơn chúng ta. Nhất là khi chúng ta có cảm giác mình là nạn nhân.

Pre–determined: Đã được định sẵn. Đây là một khái niệm cơ bản cho thấy thế giới và xã hội đã định hình trước khi chúng ta chào đời để sau đó khi nhập cuộc chúng ta nhận thấy mình không có nhiều lựa chọn. Đây là một nếp nghĩ không chuẩn. Tuy xã hội và thế giới đã định sẵn, nhưng chúng ta vẫn có những lựa chọn để phát triển trong xã hội và thế giới chúng ta đang sống.

Predictable: Có thể tiên liệu được. Đây là quá trình xử lý các tình huống một cách có thể tiên liệu được – nhất là khi chúng ta đã có một hệ thống thuật ngữ và danh từ tên gọi cho những hiện tượng trong cuộc sống. Điều này chúng ta gọi là ngôn ngữ. Chính ngôn ngữ cho phép chúng ta xây dựng kiến thức và kinh nghiệm để chúng ta có thể tạo ra những suy luận phục vụ nhu cầu tiên liệu.

Pre–egoic: Thời kỳ tiền cái tôi. Theo Rollo thì đây là thời kỳ cái tôi chưa phát triển và đây là giai đoạn cần thiết để cá nhân chuẩn bị tiếp thu kinh nghiệm. Vì thế những bài học đạo đức cần được giới thiệu vì đây là thời điểm rất quan trọng.

Pre–ordained structure: Cấu trúc đã được thiết kế sẵn. Theo một số nhận định của Phật giáo thì nhiều cấu trúc đã được định sẵn. Tuy nhiên con người vẫn có những tự do để cải tạo hoàn cảnh và điều kiện của mình.

Pre-self-conscious: Tiền–bản thân–ý thức. Đây là một khái niệm được Rollo May giới thiệu. Đây là một giai đoạn khi ý thức về bản thân chưa phát triển, mặc dù những ý thức khác có thể đã định hình.

Preference: Ý thích. Đây là khái niệm chỉ về ý thích riêng. Con người là động vật có tính lựa chọn rất cao. Vì thế đây là một đặc tính quan trọng trong quá trình phân tích tâm thức nơi con người.

Pre–human: Tổ tiên thời kỳ tiền nhân loại. Đây là khái niệm sử dụng trong khảo cổ học, xã hội học và lịch sử. Trong bối cảnh tâm lý đây là thời kỳ khi các vượn người đang trong giai đoạn phát triển thịnh hành trước khi con người hiện đại xuất hiện.

Prejudices: Thành kiến. Đây là não thức khi chúng ta đánh giá một sự kiện hay một hành vi hoàn toàn dựa trên cảm tính cá nhân hoặc khung tư duy riêng của chúng ta. Trong trường hợp này chúng ta không đánh giá hoàn cảnh cụ thể của sự kiện và hành vi. Đây là hình thức kết luận theo chủ quan của cá nhân.

Premature: Thiếu trưởng thành. Đây là khái niệm chỉ về một cá nhân chưa có những nhận định chín chắn và sâu sắc. Hệ tư duy và khả năng phán đoán, phân tích xử lý của họ vẫn chưa phát triển hoàn toàn. Vì thế những hành vi và nhận xét của họ vẫn còn nhiều đặc tính của thời kỳ đang phát triển.

Prescriptive program: Một hệ thống hướng dẫn đã được lập trình sẵn. Đây là khái niệm trong liệu pháp. Các chương trình được thiết kế và thân chủ cần được khuyến khích áp dụng các thao tác được đề nghị trong chương trình.

Present: Hiện tại. Đây là một khái niệm thời gian được sử dụng trong phân tích tâm lý và trong liệu pháp. Với những nan đề khó xử lý, điều đầu tiên là nhà liệu pháp giúp cho thân chủ ổn định và chỉ nên tập trung vào thời điểm hiện tại. Trong bức tranh tâm lý chung, hiện tại là một thời điểm để chúng ta có cơ hội thực hiện những hành vi có ý nghĩa trong tiến trình thăng hoa đời sống.

Preserve: Bảo quản. Đây là khái niệm động cơ và cũng là nhu cầu căn bản của mỗi chúng ta là với chức năng bảo quản và thăng tiến. Chúng ta luôn muốn giữ cho mình những giá trị chúng ta đạt được và không ngừng tiếp tục hoàn thiện bản thân mình.

Pre–reflective: Cho rằng lương tâm là trạng thái hiểu biết chính mình, được cài đặt trước những phản ứng của một cá nhân.

Presumption: Não thức tự phụ.

Pride: Tự hào. Đây là não thức chúng ta cảm thấy mình đã đạt được những mục đích dự định mà chúng ta đã đặt ra cho mình.

Primary circular reaction: Piaget Trong khoảng từ 1 – 4 tháng, trẻ chủ yếu phản ứng theo mô hình vòng tròn thuần khiết là phản ứng vô thức với những thao tác tương tự (same actions).

Primary process: Quá trình xử lý chủ lực. Đây là quá trình xử lý chủ yếu và được ưu tiên cho những phán quyết thuộc phạm trù quan trọng cơ bản.

Primitive society: Xã hội nguyên thủy. Đây là những xã hội buổi đầu khi con người hiện đại bắt đầu phát triển những hệ thống ở dạng cơ sở căn bản nhất.

Primordial images: Hình ảnh nguyên thủy. Đây là những biểu tượng ở mức sơ khởi có nội dung được diễn đạt từ những khung sáng tạo ở thời kỳ đơn giản nhất.

Principle of entropy: Nguyên lý giảm thiểu năng lượng qua quá trình phát tán. Đây là khái niệm được Carl Jung giới thiệu. Trong bối cảnh năng lượng tâm lý, khi chúng ta không tập trung vào một dữ kiện, nhất là khi phân tâm, năng lượng tâm lý sẽ phát tán và giảm xuống vì được chia đều ra.

Principle of opposite: Nguyên lý đối nghịch. Đây là khái niệm do Carl Jung giới thiệu. Theo ông thì sự mâu thuẫn giữa hai khái niệm hoặc hai dữ kiện tự thân chúng sẽ tạo ra một nguồn năng lượng trong hệ tâm thức của chúng ta.

Private: Tính năng cá nhân. Đây là cõi riêng, chất chứa và cất giữ những điều thầm kín sâu lắng nhất. Tại đây chúng ta lưu trữ những giá trị riêng và chúng có những ý nghĩa tối mật. Chúng ta thường chỉ chia sẻ một phần rất nhỏ của cõi riêng này. Chúng ta có xu hướng bảo đảm giữ kín không muốn người khác đi vào cõi riêng của mình.

Private experience: Kinh nghiệm riêng tư. Đây là những kinh nghiệm của riêng mỗi chúng ta. Mặc dù các kinh nghiệm này bắt đầu từ những kinh nghiệm tương tự với người khác, nhưng vì chúng ta có hệ tâm thức riêng nên các kinh nghiệm này hoàn toàn mang tính chủ quan và trở thành kinh nghiệm riêng tư của chúng ta.

Private religion: Một dạng tôn giáo cá nhân. Đây là một cảnh giới phát triển rất cao. Khi các giá trị văn hóa tinh thần không còn cung cấp những giá trị thỏa mãn cá nhân, chúng ta bắt đầu có những xu hướng tìm kiếm và bắt đầu kiến tạo cho mình một tôn giáo cá nhân, hoàn toàn rất riêng đối với chúng ta.

Problem–centered: Rất nhạy cảm về những nan đề. Theo Maslow thì những cá nhân đạt đến giới cảnh giác ngộ, họ nhìn vào những khó khăn trong cuộc sống (difflculties) như những nan đề cần giải quyết họ không coi những khó khăn là những điểm yếu của cá nhân. Họ tin là khó khăn đến từ hoàn cảnh bên ngoài có thể giải quyết được.

Problem–solving: Xử lý nan đề. Đây là một khái niệm được ứng dụng trong nhiều ngành học khác nhau. Xử lý nan đề là một đối tượng được thảo luận kỹ trong bối cảnh liệu pháp. Đây là một khả năng khi cá nhân sử dụng các kỹ năng và kinh nghiệm của mình để xử lý các điều kiện một cách thỏa đáng hiệu quả nhất.

Produce orientation: Xu hướng hiệu quả. Theo Fromm đây là tuýp người lành mạnh là những người trung thực. Họ không cần đến những sự phô trương giả tạo. Cuộc sống là những thử thách và đây là những cơ hội. Họ trung thực với tuyên ngôn sống của mình và tự tin trong các mối quan hệ. Đây là các cá nhân trưởng thành về tư tưởng và cân bằng trong tâm thức. Họ vượt qua được những lo lắng trong các mối quan hệ.

Process: Quá trình. Đây là khái niệm mô tả biểu diễn những hiện tượng mang tính tiếp diễn. Đây là chuỗi những sự kiện và những bước trong chuỗi sự kiện này có những liên hệ hữu cơ. Đây là những diễn biến có mục đích, cần đến năng lượng và tạo ra những hiệu quả nhất định.

Productive type: Tuýp người sống có hiệu quả. Đây là tuýp người được Otto Rank giới thiệu. Theo ông thì đây là tuýp người độc lập. Họ có khả năng xử lý và có những khả năng tiếp thu xây dựng. Với họ thì cả thành công và thất bại đều có những giá trị kinh nghiệm của chúng. Đây là những tuýp người đã thật sự trưởng thành.

Projection: Cơ chế tự vệ gán ghép cảm xúc. Đây là một cơ chế tự vệ được Freud giới thiệu. Theo ông thì đây là một cơ chế tự vệ tự đánh lừa cảm xúc của chính mình. Cá nhân sử dụng cơ chế này thường gán cảm xúc của mình với người khác. Ví dụ người hay có tính trăng hoa luôn tin là người bạn tình của mình cũng thế. Trong tục ngữ Việt có câu “suy bụng ta ra bụng người” chính là ví dụ của cơ chế tự vệ này. Đây là cơ chế cho phép con người bình thường hóa các tư tưởng của mình.

Projective tests: Kỹ thuật kiểm tra biểu lộ cám xúc vô thức. Đây là dạng kiểm tra cảm xúc vô thức. Cá nhân được kiểm tra không hề biết mục đích thực sự của người kiểm tra. Trong kiểm tra này, các cá nhân được cho xem các hình ảnh có nội dung rất chung chung và được hỏi xem họ nhìn thấy gì và diễn tả cám xúc của họ. Từ những câu trả lời mà người nghiên cứu biết được những tư tưởng của cá nhân được trình bày hoàn toàn không có sự nhận thức của họ về mục đích của kiểm tra. Xin xem Inkblots test.

Promisculty: Buông thả và quan hệ tình cảm thiếu trách nhiệm. Đây là hình thức quan hệ quá rộng, có nhiều đối tác tình cảm trong cùng một lúc. Đây là thái độ không tôn trọng mình và thiếu tôn trọng người khác, vi phạm luật công bằng và thể hiện tính ích kỷ của một cá nhân. Ngoài ra đây là một nguyên nhân quan trọng trong những nan đề quan hệ tình cảm.

Principle of opposite: Sự củng cố được hứa trước. Đây là khái niệm đối cực phục vụ như một phần thưởng mà chúng ta tưởng tượng ra. Nhiều cá nhân luôn nghĩ đến kết quả thành công vốn là một thái cực khác hẳn với những khó khăn thử thách họ đang phải đối diện. Chính sự mâu thuẫn này đã tạo ra một năng lượng. Tương tự, nhiều người không thích an nhàn hiện tại vì họ tin rằng điều kiện đối ngược trong quá khứ sẽ xảy ra khi họ lo lắng mình sẽ khó khăn vì thiếu thốn. Đây chính là hiện tượng sự củng cố được hứa trước.

Promoting: Thăng tiến. Đây là những nguồn năng lượng được chuyển tải qua hành động khi một cá nhân có lý do chính đáng để đầu tư vào những hướng xử lý nhằm thăng tiến mục đích và khả năng bản thân cá nhân.

Probability: Khả năng xảy ra. Đây là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong thống kê học. Trong bối cảnh môn tâm lý học, khả năng xảy ra chính là cơ sở cho phép chúng ta suy diễn. Đây là một đặc tính quan trọng trong tư duy. Không có đặc tính này chúng ta sẽ không sáng tạo, không tìm tòi, không suy luận, không còn khả năng đam mê và ham muốn. Đáng lẽ chúng ta cần nhận thức ra cuộc đời luôn có những sự kiện khả dĩ có thể xảy ra và ý nghĩa của phán đoán và tiên liệu mới thật sự có ý nghĩa.

Processes: Quá trình hình thành. Trong tâm lý cấu trúc tâm thức chính là kết quả của một quá trình hình thành. Đây là quá trình các bộ phận dữ kiện thông tin được sắp xếp theo một trật tự để quá trình phân loại, tiếp nhận, lưu trữ và truy cập được thực hiện một cách có hiệu quả.

Promised punishment: Hình phạt hứa sẽ xảy ra. Trong bối cảnh tâm lý hành vi, động cơ là một bộ phận rất quan trọng. Thường thì động cơ của chúng ta là một sự tính toán. Khi cân nhắc đến hình phạt hứa trước có thể xảy ra, chúng ta sẽ thực hiện các hành vi nhằm giảm thiểu các cơ hội gặp phải hình phạt này.

Protest: Chống đối. Đây là khái niệm ngược lại với được coi trọng. Adler tin rằng tất cả các bé gái cần được coi trọng, nhất là khi giá trị trọng nam khinh nữ hoặc ý thức gia trưởng luôn là một thách thức với quan điểm này của ông.

Psyche: Tâm hồn. Đây là một khái niệm rất gần với linh hồn. Đây là khu vực chứa đựng những giá trị thần học và các tư duy có nội dung rất gần với tôn giáo. Tâm hồn được coi là khu vực chứa đựng những giá trị gần gũi với lương tâm.

Psychic dynamics: Động lực tâm hồn. Đây là quá trình tương tác giữa các bộ phận của hệ tâm hồn. Quá trình tương tác này tạo ra những nguồn năng lượng riêng khiến chúng ta có những động cơ hướng thiện, sống ý nghĩa, quý trọng các giá trị nhân văn và luôn thể hiện khao khát tìm đến với chân thiện mỹ.

Psychic inheritance: Tâm thức di truyền. Đây là khái niệm cho rằng các thế hệ trước không chỉ truyền lại những hệ gien ưu tú cho thế hệ sau mà còn có cả những hệ giá trị tâm thức. Những giá trị này là một phần quan trọng trong việc tạo ra những thế hệ mới luôn có khả năng tư duy và phán đoán khác với thế hệ trước đó. Nhất là những giá trị cũ mà thế hệ mới có được dù họ đã không sống vào thế hệ tổ tiên của mình. Đây là một khái niệm vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi.

Psychoanalyst: Chuyên viên phân tích tâm lý. Đây là những nhà trị liệu đặc biệt đi theo trường phái trị liệu của Freud. Họ tin rằng để hiểu được thế giới nội tâm và các nan đề của thân chủ nhà liệu pháp cần đi vào thế giới nội tâm của thân chủ, đặc biệt là khu vực cõi vô thức, xung động vô thức, ý thức, cái tôi, và cái tôi lý tưởng.

Psychoanalytic: Thuộc phạm trù phân tích tâm lý.

Psychodynamics: Động năng tâm thần. Đây là khái niệm tin rằng thế giới tâm thức của chúng ta có năng lượng riêng của chúng. Đây là một dạng năng lượng phi vật chất. Chính nguồn năng lượng này đã thúc đẩy chúng ta thực hiện những thao tác có lợi cho mình và tránh những điều bất lợi. Ngoài ra chính nguồn năng lượng này giúp chúng ta cân bằng lại những hệ cấu trúc và giúp chúng ta xử lý các nan đề.

Psychological conditioning: Hiệu ứng phản xạ có điều kiện về mặt tâm lý. Đây là khái niệm cho thấy khi chúng ta tư duy tích cực, tinh thần chúng ta sảng khoái, tâm thức thanh thản, trí óc sáng suốt, tầm nhìn và lăng kính của chúng ta phù hợp với hệ tâm thức của mình và đây là một cảm giác dễ chịu. Do phần thưởng tinh thần này mà chúng ta càng được kích thích trong việc phát huy khả năng tư duy tích cực của mình.

Psychological incest: Loạn luân tâm lý. Đây là khái niệm được giới thiệu bởi Erich Fromm. Theo ông, nam giới đi tìm đến với phụ nữ để xây dựng các quan hệ tình cảm vì nếu anh ta cứ tiếp tục ở lại với mẹ thì không ổn vì theo Fromm đây là một dạng loạn luân tâm lý. Vì thế cách tốt nhất để anh ta vượt qua cảm giác này là đi tìm cho mình một người bạn tình khác phái.

Psychological inferiority: Khiếm khuyết về mặt tâm lý. Đây là một trạng thái khi cá nhân không có một trạng thái tinh thần ổn định. Họ hoài nghi vào khả năng bản thân cũng như niềm tin vào người khác. Họ thiếu hẳn khả năng phân tích và phán đoán, họ có những khung tư duy chưa thật sự phát triển.

Psychologlcal moratorium: Xu hướng giải lao tâm lý. Đây là một hiện tượng khi cá nhân ngưng các hoạt động tâm lý. Đây là thời gian để hệ tâm thức của họ có thời gian để ổn định các cấu trúc tâm lý. Trong thời điểm này cá nhân tạm thời tập trung vào thư giãn và nghỉ ngơi để tinh thần của mình được củng cố.

Psychological umbillcal cord: Cuống nhau tâm lý. Đây là khái niệm ẩn dụ cho thấy chúng ta luôn có những liên hệ rất gần gũi với những giá trị tinh thần nguyên thủy. Vì thế bất cứ một thay đổi điều tiết nào trước khi xảy ra đều rất cần đến những phân tích cặn kẽ. Nói khác đi chúng ta là những sinh thể luôn trung thành với hệ cấu trúc tư tưởng của mình.

Psychology journals: Tạp chí tâm lý. Đây là những tạp chí có trách nhiệm phát hành, đăng tải và công bố tất cả những bài viết, công trình nghiên cứu, và những khám phá trong lĩnh vực tâm lý học.

Psychology of intelligence: Tâm lý trí thông minh. Đây là một nhánh riêng của tâm lý tư duy. Trong nhánh này các nhà khoa học đặc biệt nghiên cứu đế khả năng trí tuệ, phát triển trí tuệ, trí thông minh, và các phạm trù khác liên hệ đến khả năng trí thông minh nơi con người.

Psychopathology: Tâm lý bệnh học. Đây là một nhánh của tâm lý học có nhiệm vụ khảo cứu và đánh giá các tác nhân có những ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Họ dồn các cố gắng trong việc xác định nguyên nhân, ảnh hưởng của các nguyên nhân này, về những triệu chứng hành vi, mức độ ảnh hưởng, kết quả của tác hại và những tiêu chuẩn trong quá trình chẩn đoán.

Psychophysical laws: Quy luật tâm–vật lý. Đây là khái niệm diễn tả sự liên hệ mật thiết giữa não và hệ tâm thức. Qua đó nguồn gốc và diễn biến của các cấu trúc tâm lý luôn tuân theo một quy luật chung; trong đó các bộ phận của não đảm trách các khu vực cảm xúc và khu vực xử lý cung cấp những nền tảng và phương tiện cơ bản để não và hệ tâm thức có thể làm việc chung. Kết quả là hành vi tư duy nhận thức là những sản phẩm sau cùng.

Psychosexual development: Những bước phát triển tâm tính dục. Đây là những bước phát triển tâm–tính dục được Freud khởi xướng. Qua đó những bước phát triển này được hệ thống hóa nhằm giải thích về mối liên hệ giữa các hành vi của đời sống trưởng thành luôn có những gắn bó hữu cơ với quá trình phát triển các bộ phận sinh dục khi các cá nhân còn nhỏ. Đây là một cố gắng đem tâm lý và sinh lý nhằm giải thích các hành vi của chúng ta.

Psychoticism: Trạng thái tâm thần thiếu ổn định. Đây là khái niệm mô tả về những thời điểm mất cân bằng và cơ thể có thể rơi vào những khủng hoảng vì năng lượng không được phân bổ đều hoặc không đủ năng lượng cần thiết để vận hành các chức năng tâm lý cần thiết. Đây là giai đoạn cá nhân rất cần được ổn định trước khi các liệu pháp tâm lý có thể được áp đụng. Nhiệm vụ quan trọng trong lúc này là cá nhân cần được ổn định tâm lý.

Puperty: Tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn khi cá nhân có những phát triển rất nhanh, đặc biệt là những phát triển vế tuyến nội tiết và bộ phận sinh dục, khả năng tư duy trừu tượng lúc này phát triển nhanh. Trong giai đoạn này các xung đột tâm thức và những phạm trù khác của cơ thể biến giai đoạn này trở thành một giai đoạn đầy biến động nhất của hành trình kinh nghiệm làm người.

Punishment: Hình phạt. Đây là một khái niệm quan trọng trong tâm lý học. Hình phạt là những tác nhân có cường độ tác động tiêu cực rất lớn. Hình phạt có nhiều loại và nhiều hình thức khác nhau. Thường thì hình phạt có tác động ảnh hưởng tâm lý lâu dài. Tuy đây là một bộ phận có thể làm giảm đi những hành vi nhưng đây là cách giải quyết tức thời không có ảnh hưởng xây dựng tích cực trong tương lai. Nhìn chung hình phạt có thể là một cách xử lý tắt đem lại nhiều hậu quả tiêu cực hơn là hiệu quả tích cực. Nhất là hình phạt khiến cho cá nhân mất đi khả năng tự tin của mình. Hình phạt đôi lúc còn thiết kế một mô hình để cá nhân áp dụng với người khác. Nhìn chung hình phạt nên được coi là biện pháp sau cùng khi các biện pháp giáo dục khác không có kết quả.

Punishment and warnings: Hình phạt và sự cảnh cáo. Đây là khái niệm được sử dụng như những phương thức ngăn chặn các hành vi. Nhìn theo ý nghĩa tích cực thì đây chính là hệ cơ năng hãm phanh để giúp chúng ta không lạm dụng giá trị tự do dẫn đến những hành vi quá tay.

Purpose: Mục đích. Đây là một khái niệm tối quan trọng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực tâm lý. Mục đích có nhiệm vụ như một kim chỉ nam để chúng ta thiết lập một chương trình hành động. Không có mục đích, chúng ta sẽ không thể thiết kế được những hướng xử lý. Mục đích còn là một điểm đến, có chức năng cung cấp năng lượng để chúng ta phấn đấu, cố gắng. Xin xem goal.

Pure biology: Thuần túy sinh học. Đây là khái niệm cho rằng một số cơ năng của cơ thể được vận hành thuần túy trên cơ năng sinh học và không có bất cứ một tác động nào của tâm thức có ảnh hưởng đến chức năng của những vận hành này. Ví dụ như việc tinh hoàn tạo ra tinh trùng và buồng trứng tạo trứng hoặc quá trình trao đổi khí nơi phổi là những ví dụ thuần túy sinh học vì các chức năng vận hành này hoàn toàn độc lập với ý thức của chúng ta.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx