sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Các Học Thuyết Tâm Lý Nhân Cách - Chương 27 - Phần 14

Chữ Q

Qualia: Một hiện tượng đặc trưng. Đây là những sự kiện vượt qua những khung giá trị tư duy truyền thống. Tuy không hẳn là một hiện tượng hiếm, nhưng những hiện tượng này vẫn là những thách đố đối với khả năng lý giải của chúng ta.

Qualities: Đặc tính. Đây là những biểu hiện có thể quan sát được hoặc những giá trị tinh thần không thể quan sát được nhưng có thể được biểu diễn qua kênh ngôn ngữ. Một số đặc tính không thể quan sát hoặc nhưng có thể cảm nhận được. Tất nhiên những đặc tính cảm nhận được có mức khoảng lệch lớn hơn giữa các cá nhân so với những đặc tính có thể quan sát được.

Qualitative methods: Những phương pháp tiếp cận không sử dụng toán học. Đây là những hướng nghiên cứu dựa trên những phận tích các đại lượng không thể đo được qua các giá trị con số. Đây là phương pháp nghiên cứu những phạm trù hiện tượng, những đại lượng tinh thần và vì thế tính áp dụng nhân rộng trong nghiên cứu không cao và các nghiên cứu không thể lập lại được. Đối tượng trong nghiên cứu này thường chỉ là một cá nhân hoặc một nhóm rất nhỏ các cá nhân. Ví dụ như nghiên cứu hiện tượng sáng tạo âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hay tinh thần chiến đấu của các chiến sỹ.

Chữ R

Radical: Tính chất căn bản. Đây là khái niệm giành cho những học thuyết tâm lý có một xu hướng áp dụng riêng biệt cụ thể, không chịu ảnh hưởng của các học thuyết khác. Những học thuyết này trả lời các câu hỏi một cách độc lập, tạo ra một vị trí đặc biệt trong một chuyên nghành. Những học thuyết này sẽ tạo riêng một trường phái cho mình.

Range corollary: Phạm vi hiển nhiên. Đây là một khái niệm áp dụng vào cấu trúc tư duy được George Kelly giới thiệu. Đây là đặc tính của cấu trúc tư duy có một giới hạn nhất định để chúng ta có thể đối chiếu so sánh các hiện tượng dữ kiện trong các tương quan xa hoặc gần một cách khác nhau.

Rational: Thuộc phạm trù phân tích. Đây là khả năng chúng ta đánh giá và xử lý các hiện tượng trong cuộc sống. Tính năng phân tích cho phép chúng ta tìm ra những giá trị hợp lý, đúng hay sai, thuyết phục hay không thuyết phục của các dữ kiện.

Rational–Emotive Therapy: Liệu pháp Cảm xúc hợp lý. Đây là liệu pháp tư duy được giới thiệu bởi Robert Ellis. Nhiều người còn biết đến liệu pháp này qua tên gọi liệu pháp hành vi chuẩn. Đây là liệu pháp tin rằng cảm xúc không lành mạnh sẽ sinh ta tư duy lệch lạc, sau đó là hành vi không chuẩn sẽ được cá nhân thực hiện vì những tư duy lệch lạc này. Vì thế để cá nhân có hành vi chuẩn, đầu tiên họ cần có cảm xúc chuẩn để có khung tư duy chuẩn.

Rationalistic: Có tính phân tích biện chứng. Đây là khái niệm cho rằng một học thuyết cần đạt được tính năng có lý lẽ, thuyết phục, bảo đảm được yêu cầu phân tích biện chứng. Nói khác đi đây là tính năng khoa học có thể kiểm chứng và đánh giá. Trong bối cảnh tâm lý cá nhân đây là những tính năng lý luận lôgic, hợp tình hợp lý với điều kiện hoàn cảnh.

Rationalization: Cơ chế tự vệ lý luận hóa. Đây là một cơ chế tự vệ giới thiệu bởi Freud. Theo ông chúng ta né tránh các hiện thực cuộc sống bằng cách hợp lý hóa các sự kiện, bất kể các sự kiện này có nội dung như thế nào. Chúng ta mượn cơ chế tự vệ này để bình thường hóa và tạo ra một thế cân bằng giữa hệ tâm thức của chúng ta. Đây là một cơ chế tương đối ít lành mạnh vì chúng ta bình thường hóa tất cả những hiện tượng trong cuộc sống như một lối hành xử tiện nghi của thói quen.

Raw materials: Khái niệm nguyên liệu thô. Đây là khái niệm những diễn biến đời sống tạo nên định nghĩa một con người. Đây là khái niệm cho rằng không phải do Thượng Đế quyết định tất cả lên đời sống của chúng ta, không phải bởi định luật của tự nhiên, chẳng phải bởi di truyền, cũng không bởi xã hội mà họ đang sống, và càng không phải từ gia đình chúng ta. Những phạm trù nói trên chỉ cung cấp những nguyên liệu thô. Chính chúng ta là những cá nhân có khả năng sử dụng những nguyên liệu thô này để tạo ra giá trị nhân định của mình. Đây là cảnh giới phát triển cao nhất của tâm thức khi ý thức được điều này.

Raw power: Quyền lực ở dạng sơ khởi nhất. Đây là khái niệm thiên về bản năng nhiều hơn. Chúng ta có những ham muốn và sức mạnh ở mức sơ cấp nhất. Đây là nguồn năng lượng trực tiếp tham gia vào việc tìm kiếm những giá trị vật chất và những thỏa mãn thiên về nhu cầu chức năng sinh lý.

Reactance theory: Thuyết phản ứng xoay chiều. Đây là học thuyết xử lý dựa trên những lý luận của Otto Rank. Theo thuyết phản ứng xoay chiều khi chúng ta đối diện với những kích thích có nội dung đe dọa, chúng ta sẽ tự động phản ứng bằng cách xoay vần vị trí của chúng ta để tránh những khả năng va chạm vốn có ảnh hưởng bất lợi cho hoàn cảnh của chúng ta.

Reaction formation: Cơ chế tự vệ phản ứng. Đây là cơ chế tự vệ được Freud giới thiệu. Nội dung của cơ chế này là quá trình phản ứng một cách xung động dựa vào cảm tính và thiếu hẳn những thao tác phân tích. Đây là một cơ chế thiếu lành mạnh vì những phản ứng này thiếu hẳn những điều chỉnh cần thiết. Cá nhân sử dụng cơ chế này sẽ đánh mất cơ hội đánh giá để có thể tìm ra những kênh đối thoại lành mạnh khách quan.

Real feelings: Cảm xúc thực. Điều khó nhất ở đây là khả năng phân biệt được cảm xúc thực với những lo lắng đến từ những điều kiện của sự kiện bên ngoài. Cảm xúc thực chính là kết tinh của những giá trị tư duy tích lũy trong hệ tâm thức của chúng ta. Nhiều cảm xúc có thể là sản phẩm phụ của những tác động ngoại cảnh. Cảm xúc thực cần được xác định vì đây là những chất liệu quan trọng giúp chúng ta hiểu được nguồn gốc của những động cơ trong nếp nghĩ của mình.

Real people: Con người thật. Đây là khái niệm nói về những cá nhân có óc thực tế, có thái độ sống sát với điều kiện môi trường. Họ không dễ bị lay động bởi những tác nhân ngoại cảnh. Đây là những cá nhân có tâm thức ổn định và hành vi của họ đạt được những tính năng giá trị thực tiễn.

Real self: Bản thân con người thật của mình. Khoảng cách giữa cái tôi thực sự và bản thân lý tưởng được xác định như khoảng cách giữa tôi là ai (I am) và tôi phải nên là ai (I should). Bản thân con người thật là một giá trị thực, không chịu chi phối của những suy diễn. Chính giá trị này tạo nên chúng ta và chúng ta thường nhận ra giá trị này bằng trực giác nhiều hơn là do phân tích lý luận.

Reality: Thực tế. Đây là khái niệm khách quan về thế giới chúng ta đang sống bên trong. Thực tế là một khái niệm rộng, bao hàm nhiều lĩnh vực và nhiều tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên đời sống của chúng ta. Thực tế luôn tạo ra những cơ hội để chúng ta suy diễn. Thường thì chúng ta rất ít khi có một cái nhìn trung thực vào thực tế vì có quá nhiều thay đổi bất ngờ xảy ra. Thực tế vì thế không luôn luôn ở dạng tĩnh mà thường luôn luôn vận hành, chuyển biến, rất sống động.

Reality anxiety: Lo lắng thực tế. Đây là một trạng thái băn khoăn khi chúng ta đối diện với thực tế. Vì tính năng chuyển biến không ngừng của thực tế, rất nhiều người trường kỳ rơi vào hội chứng chạy theo cuộc sống. Cách tốt nhất để tránh hội chứng tụt hậu là chúng ta cần hòa mình vào thực tế. Bằng cách nào? Bằng cách chúng ta uyển chuyển linh động, có khả năng gạt bỏ những điều quá sức chúng ta, không quá câu nệ và cần phải biết nhận ra khả năng thật sự của chính mình.

Reality–centered: Nhạy cảm về thực tế. Theo Maslow thì những cá nhân đạt giới cảnh giác ngộ thường rất nhạy cảm về thực tiễn, có nghĩa họ có thể phân biệt đâu là giả dối và đâu thật thà trung thực. Họ luôn sống với lẽ thật và cổ xúy giá trị chân lý. Họ vượt qua được trọng lực của ràng buộc và có khả năng giải phóng mình khỏi những tác nhân ảnh hưởng từ các dao động diễn biến hàng ngày.

Reality of its own: Thực tế có ý nghĩa riêng của nó. Đây là khái niệm cho rằng thực tế có một ý nghĩa của nó và độc lập với tâm trí của chúng ta. Đây là khái niệm nhìn từ bên ngoài khung tâm thức. Vì nếu nhìn vào thực tế của qua lăng kính tâm thức, thực tế sẽ trở thành một thế giới khác hẳn. Vì thế thực tế chỉ thật sự khách quan khi bản thân chúng tự có những giá trị ý nghĩ của riêng nó.

Real world: Thế giới thực. Đời sống của con người không chỉ là thế giới vật chất mà còn là thế giới biểu tượng nữa. Thế giới thực là thế giới bao gồm tất cả những giá trị vật chất và giá trị biểu tượng. Thế giới thực là thế giới hiện diện qua những đánh giá có liên hệ đến ý nghĩa cuộc đời của chúng ta.

Reasons: Lý luận. Đây là phạm trù thuộc phân tích lý luận. Chúng ta không chỉ dung nạp một cách thiếu cân nhắc các giá trị mà thường có những phân tích. Nhất là những giá trị thuộc phạm trù đạo đức nhân phẩm, triết lý sống và các giá trị nhân sinh quan. Lý luận chính là cách chúng ta kiến tạo nên hệ thống khung tư duy của chính mình.

Rebellion: Thời kỳ nổi loạn. Theo Rollo thì chúng ta có những lúc nổi loạn. Thời kỳ quá trình này diễn ra nhiều nhất là vào giai đoạn phát triển của lứa tuổi dậy thì. Nơi người trưởng thành, nổi loạn xuất hiện khi chúng ta rơi vào trạng thái bức xúc, kết quả là năng lượng bột phát không kiềm chế được tạo ra những phản ứng vượt quá những khung giới hạn bình thường.

REBT (Rational emotive behavior therapy): Trị liệu Cảm xúc Hành vi Chuẩn. Đây là một trị liệu được giới thiệu bởi Albert Ellis. Ông là người tin rằng cảm xúc chính là nguyên nhân dẫn đến tư duy lệch lạc và hành vi thiếu lành mạnh đã xảy ra như một hệ quả tất yếu.

Receptive orientation: Xu hướng đón nhận. Đây là một khuynh hướng chấp nhận những thử thách. Nhìn từ lăng kính trị liệu, đây là một nét quan trọng thể hiện được khả năng kiên nhẫn, giới hạn trưởng thành, mức độ phát triển của lòng can đảm. Rất ít người trong chúng ta có khả năng nhận ra phần trách nhiệm của mình và chấp nhận những hạn chế cố hữu của mình.

Reciprocal altruism: Sự quan tâm cùng có lợi. Đây là một khái niệm biểu diễn tinh thần đoàn kết xây dựng, cùng cộng tác, biết hỗ trợ và hợp tác. Đây là thái độ lành mạnh cần thiết trong các mối quan hệ tình cảm, quan hệ nghề nghiệp, và các mối quan hệ xã hội song phương khác. Sự quan tâm cùng có lợi sẽ tăng hiệu quả cho cả hai phía rất nhiều so với hiệu quả riêng của hai người cộng lại. Ngoài ra rất nhiều thao tác hành vi cần đến sự cộng tác của cả hai người, chẳng hạn như trong đời sống tình cảm hoặc trong chiến đấu sản xuất.

Reciprocal determmism: Hiện tượng quyết định hỗ tương hai chiều. Thế giới và hành vi con người có tác động ảnh hưởng qua lại lên nhau. Đây là một định luật được coi như một dạng luật hiểu ngầm. Tuy không nói ra nhưng chúng ta biết rằng mối liên hệ giữa chúng ta và thế giới là một mối quan hệ giao thông hai chiều đi qua và đi lại

Recklessness: Hành vi liều lĩnh. Đây là khái niệm chỉ về những người không ổn định tâm thần bao gồm những hành vi liều lĩnh, không quan tâm đến cảm giác của người khác. Họ thường ứng xử xốc nổi và thiếu kiềm chế. Nơi họ năng lượng xung động lớn hơn năng lượng kiểm soát của ý thức. Kết quả là họ không phán đoán tiên liệu được hậu quả những hành vi của mình.

Reconstruction: Tái thiết lại hệ cấu trúc. Đây là một khái niệm ứng dụng trong liệu pháp. Các cá nhân được nhận những kỹ năng giúp họ sắp xếp và hệ thống hóa lại cấu trúc các hệ tâm thức để từ đó khung tư duy và lăng kính đánh giá được cải tiến.

Rediscovering: Quá trình khám phá lại. Đây là khái niệm trong liệu pháp khi nhà trị liệu giúp đỡ các thân chủ trong quá trình khám phá lại ý nghĩa chính bản thân của thân chủ. Đây là một quá trình xem xét và đánh giá những giá trị tiềm ẩn mà cá nhân trước đó đã chưa có cơ hội khám phá ra. Đôi lúc chúng ta không thể khám phá ra giá trị của mình nếu như không có sự đồng tình của người khác. Nói khác đi quá trình khám phá lại là quá trình nhìn vào bản thân chúng ta qua lăng kính nhìn từ ở bên ngoài.

Reductionism: Trường phái lý luận phân tích hay các học thuyết mang tính phân tích. Đây là trường phái chú trọng đến mảng phân tích để đi từ những hiện tượng chung cơ bản, sau đó triển khai thành những bộ phận nhỏ hơn để tìm ra cấu trúc của các nguyên nhân và ảnh hưởng của những nguyên nhân này trong quá trình tạo ra những hiện tượng đang được nghiên cứu.

Reflection: Phản tỉnh hay còn gọi là khả năng tự phản ánh. Rngers đã giới thiệu khái niệm này trong học thuyết của ông. Phản tỉnh là kỹ năng đi vào hệ tâm thức của mình để xem xét đánh giá. Chúng ta rất cần đến kỹ năng này, vì ngoài chức năng đánh giá, chúng ta còn có cơ hội xác định xem mình đang ở đâu, mình là ai, mình đã làm được những việc gì, và những điều gì mình sẽ làm tiếp tục. Phản tỉnh giúp chúng ta duy trì được sự liên hệ giữa chúng ta và thế giới bên ngoài.

Reformation: Quá trình vận động cải cách. Đây là khái niệm tái kiến thiết, tái tổ chức, nhằm kiện toàn những cơ cấu vận hành để đạt được mức hoạt động hiệu quả tối ưu nhất. Trong quá trình kiện toàn nhân cách, chúng ta sử dụng khái niệm này để chỉnh lý những thao tác chăm sóc sức khỏe tâm thần để có những thích nghi đổi mới cần thiết.

Regression: Cơ chế tự vệ hoài cổ. Đây là khái niệm được Freud giới thiệu. Trong đó cá nhân thường né tránh thực tế và co cụm, muốn đào thoát bằng cách quay ngược trở lại với quá khứ vốn là những cột mốc mà họ đã vượt qua được. Ví dụ nhiều sinh viên rời nông thôn ra thành phố học và không thể xử lý được các nan đề đời sống ở thành phố nên họ đã nghĩ đến chuyện trở về quê. Hoặc họ luôn khao khát về dĩ vãng thay vì đầu tư năng lượng vào quá trình xử lý các nan đề ở thành phố.

Regret: Hối hận. Hối hận là chất liệu để khỏa lấp khoảng trống hối hận về những điều chúng ta đã làm, chưa kịp làm, cố ý làm để hại người khác. Hối hận chính là khao khát mình có thể làm lại một điều gì đó. Thường thì hối hận là một dạng năng lượng giúp chúng ta nhận ra giá trị giới hạn của mình. Tuy nhiên nếu có quá nhiều hối hận, chúng ta sẽ dễ mất niềm tin vào khả năng của bản thân.

Reincarnation: Tái thế, nhập thể, hay khái niệm phục sinh, sống lại chuyển qua một kiếp luân hồi khác. Đây là một khái niệm mượn trong tôn giáo nhằm giải thích về số phận của chúng ta sau khi đi qua bên kia thế giới. Đây là những giải thích được mỗi người chúng ta chấp nhận ở những mức độ chủ quan rất khác nhau. Đây là hiện tượng bán tâm lý nhiều hơn là có cơ sở khoa học có thể kiểm chứng được.

Reinforce stimulus: Kích thích củng cố. Đây là những dạng kích thích có mục đích khuyến khích một hành vi được tái thực hiện nhiều hơn nữa trong tương lai. Chẳng hạn như chúng ta thấy đàn cá thường tụ tập nơi cầu ao vì nơi đó chúng luôn nhận được thức ăn do người ném xuống.

Reinforcer: Tác nhân củng cố. Đây là khái niệm chỉ về những kích thích có thể là phần thưởng hoặc hình phạt nhằm giúp cơ thể ứng xử dựa trên những giá trị phần thưởng hay hình phạt này. Trong liệu pháp, đây là khái niệm khuyến khích các hành vi lành mạnh được tăng lên.

Rejectivity: Trạng thái lãng quên chính mình. Hiểu kỹ hơn thì đây là trạng thái từ chối chính mình. Đây là não thức không chấp nhận bản thân, tự dày vò khiển trách chính mình một cách không cần thiết. Cần biết khiêm tốn là điều nên có, tuy nhiên quá khắt khe với chính mình thực ra là một thói quen cần nên tránh.

Related: Sự liên hệ. Dù khác với một cá nhân, ta vẫn có thể liên hệ với họ được. Chúng ta thường có thói quen lý giải về cách người khác lý giải hoặc muốn tìm hiểu xem trong đầu người khác đang nghĩ gì. Chúng ta luôn tìm thấy những liên hệ với các đối tượng khác ở những mức độ khác nhau. Đây chính là một nét đặc trưng để chúng ta có thể hiểu và đối thoại với nhau.

Relatedness: Khái niệm liên hệ: Là con người, chúng ta ý thức được trạng thái tách rời (separateness) giữa mình với người khác, vì thế chúng ta luôn muốn vượt qua điều này. Con người là những sinh thể có nhu cầu liên hệ rất cao. Nhìn từ bên ngoài chúng ta chỉ là những ốc đảo, nhưng tự trong sâu thẳm chúng ta luôn liên hệ với nhau bằng một thềm lục địa.

Relative: Giá trị tương đối. Đây là khái niệm cho phép chúng ta đánh giá các sự kiện một cách khách quan. Chẳng hạn như tự do chỉ mang một giá trị tương đối. Chúng ta không hoàn toàn có được tự do (free) hay hoàn toàn bị ràng buộc (unfree). Và tự do hay ràng buộc chính là những giá trị riêng. Vì chúng ta có quá nhiều giá trị riêng khác nhau nên trong quá trình trao đổi tư tưởng, sự khác biệt này được lấy mức trung bình nên các khái niệm thường chỉ có một giá trị tương đối.

Relax muscle: Kỹ năng thư giãn cơ bắp – một trạng thái sinh lý bình thản đối nghịch với trạng thái sinh lý lo lắng.

Relax atmosphere: Môi trường thả lỏng. Đây là một yêu cầu quan trọng trong liệu pháp, đặc biệt là trong liệu pháp phân tích tâm lý được Freud chủ xướng. Chính trong trạng thái thả lỏng chúng ta mới nhận diện được những giá trị trung thực nhất của các hệ cấu trúc tâm lý, từ đó tư tưởng của cá nhân được xác định và cội rễ của các nan đề cũng sẽ được xác định. Thả lỏng cho phép các xung lực được xuất hiện từ cõi vô thức lên bề mặt ý thức.

Religion: Tôn giáo. Đây là định nghĩa của một hệ thống niềm tin được xây dựng trên những lý luận giáo lý có hệ thống, giải thích được những giá trị thần học, cung cấp những câu trả lời cho nhu cầu đời sống tâm linh. Tôn giáo là tổ chức có hệ thống, có phẩm trật, luật đạo và những hoạt động nhằm cung cấp những hướng dẫn cần thiết để con người có thể tìm thấy cân bằng khi họ đối diện với các nan đề thuộc địa hạt siêu nhiên, ý thức về sự chết và những giá trị thần học. Ngoài ra phần lớn các tôn giáo cung cấp những giáo huấn nhằm giúp con người sống thiện và sống có trách nhiệm hơn (xét về mặt tôn chỉ và lý thuyết). Tuy nhiên chính tôn giáo cũng là nguyên nhân của nhiều nan đề trên phương diện cá nhân và bình diện xã hội.

Reiigious impulse: Xung động có tính tôn giáo. Tôn giáo là một hiện tượng tâm linh và văn hóa. Vì đời sống tâm linh là một nhu cầu có liên hệ rất sâu với cõi tiềm thức. Sợ hãi chính là nguyên nhân hướng con người đến với tôn giáo. Darwin đã giới thiệu khái niệm xung động tôn giáo để giải thích rằng tôn giáo là một hiện tượng xảy ra khi con người có nhu cầu cân bằng đời sống tâm linh. Ông tin rằng tôn giáo đáp ứng nhu cầu cơ bản tìm được sự bình an trong đời sống, nhất là tôn giáo cung cấp cho chúng ta những an tâm về đằng sau sự chết vốn là một cõi thiêng liêng đầy những bấp bênh.

Religious life: Đời sống tu trì. Đây là những cá nhân chọn cho mình một hướng sống tránh né những nhu cầu bình thường của những cá nhân bình thường khác. Không hẳn là xấu hay tốt hoặc đúng hay sai, lựa chọn của họ là một lựa chọn hướng đến một mục đích cao cả thiêng liêng có một quyền lực siêu nhiên nào đó thật sự cung cấp đủ cho họ nhu cầu tinh thần. Đời sống tu trì thiên về tâm linh tinh thần và thường coi vật chất chỉ là những phương tiện để họ có thể vươn lên với mục đích cao hơn thông qua các hành vi mang nội dung tôn giáo hoặc qua tinh thần phục vụ.

Renaissance: Vào thời đại Phục Hưng. Đây là một thời kỳ quan trọng trong lịch sử phát triển của loài người. Vào thời điểm này, con người bắt đầu nhìn thấy giá trị nhân văn của mình là trung tâm của vũ trụ. Vì thế vai trò của Thượng đế bắt đầu nhạt nhòa dần đi. Con người bắt đầu được hướng đến những lựa chọn tự do phóng khoáng hơn trong tiến trình đi tìm ý nghĩa giải phóng tự do cho riêng mình. Tôn giáo trong lúc này không còn vị trí độc tôn và là câu trả lời duy nhất.

Rene Descartes (1596-1560): Ông là cha đẻ của thuyết nhị nguyên. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều công trình, trong đó ông đã tranh luận rằng thực tế (reality) bao gồm hai bộ phận hoàn toàn khác nhau đó là chất liệu Vật Chất (material substance – resextensa) và chất liệu tư duy (thinking substance – rescogitans). Ông giải thích hai đại lượng vật chất và tư duy này có tác động lên nhau. Theo ông, các bộ phận cơ quan của cơ thể gởi những tín hiệu và thông tin đến trung khu ý thức (thông qua các tế bào não) đến với tuyến tùng quả (pineal gland), là một tuyến quan trọng nằm bên trong bộ não. Sau đó tại tuyến tùng quả là kho chứa đựng tất cả mọi khái niệm thuộc về ý thức. Tất nhiên vào thời điểm của ông thì đây là những giải thích hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Rep grid: Bản trắc nghiệm vai trò cấu trúc tạp kỹ (role construct repertory test) mà nhiều người gọi là ô vuông rep. Đây là bản trắc nghiệm được George Kelly giới thiệu. Đây là một trắc nghiệm giúp cá nhân nghĩ ra hai mươi nhân cách và sau đó họ sẽ được hướng dẫn tìm ra một nhân cách chuẩn nhất. Đây là liệu pháp cho phép con người được nhìn thấy mình từ bên ngoài.

Repeated: Xu hướng lập lại. Đây là hiện tượng các cá nhân có xu hướng lập lại những hành vi nhất định trong tương lai. Đây có thể là do thói quen đã được định hình hoặc do kết quả của quá trình phản xạ có điều kiện đã ổn định. Trong trị liệu, nếu các cá nhân có những hành vi thiếu hiệu quả tiếp tục tái diễn, nhà trị liệu sẽ giúp thân chủ nhận ra lợi ích của việc phá vỡ chu kỳ của các thói quen hành vi này.

Repression: Co cụm dồn nén. Cơ chế tự vệ dồn nén. Đây là một cơ chế tự vệ được Freud giới thiệu. Đây là quá trình các cá nhân dồn hết những cảm giác khó chịu vào cõi vô thức của mình. Đây là một hành vi thiếu lành mạnh vì cá nhân không đối diện trực tiếp với những nan đề mà thường né tránh chúng. Cần biết là để thăng tiến và phát triển, chúng ta không thể né tránh cuộc sống mãi được. Nhất là khi quá nhiều dồn nén đến một lúc nào đó sẽ trở thành độc tố phá hủy cân bằng trong hệ tâm thức của chúng ta.

Reproduce: Có thể diễn lại mô hình mẫu. Đây là khái niệm giải thích khả năng thể hiện của chúng ta qua quá trình học hỏi. Bằng chính những hành vi của chúng ta, các mô hình trước đó được tái diễn lại. Đây là giai đoạn chính thức cho thấy chúng ta đã hoàn thành một qui trình học tập. Không có khá năng diễn lại đồng nghĩa với quá trình học tập chưa được thực hiện hoàn tất triệt để.

Reproduction: Lập lại. Đây là quá trình thể hiện những thao tác đã học được trước đó.

Reproduction: Sinh sản. Đây là khái niệm sử dụng trong sinh vật học. Đây là một bộ phận quan trọng trong tiến trình sinh hoạt kinh nghiệm làm người. Đây là một bộ phận tiêu tốn khá nhiều năng lượng sinh lý và năng lượng tinh thần của chúng ta. Nhìn chung thì đây là một bộ phận quan trọng trong hành trình sống và là trung tâm điểm của rất nhiều cá nhân trong chúng ta.

Repudiation: Chối bỏ cuộc sống. Đây là một xu hướng không lành mạnh vì con người đã chối bỏ cuộc sống. Họ không còn niềm tin vào những giá trị nhân văn tích cực. Với họ cuộc sống không còn những cơ hội thể hiện và vươn lên. Đây là một não thức tù đọng, trói buộc và bất cần. Đôi lúc thái độ này xảy ra khi một cá nhân không được người chung quanh đánh giá và trân quý những hành vi đóng góp của họ.

Resigning: Từ chức hay từ chối. Một thái độ khá phổ biến là nhiều người trong chúng ta thường từ chức hay từ chối quá trình phát triển của mình. Lý do có thể vì tuổi tác, vì sức khỏe, và vì những lý do quan hệ khác. Tuy nhiên chúng ta không nên từ bỏ hoàn toàn các chức năng vai trò sinh hoạt của mình. Vì cuộc sống không bao giờ đóng cửa với bất cứ ai và chúng ta không bao giờ cạn kiệt những cơ hội được đóng góp và phấn đấu.

Resistance analysis: Phân tích hành vi chống đối. Đây là một khái niệm áp dụng trong liệu pháp. Thường thì hành vi chống đối của thân chủ luôn chứa đựng một thông điệp ngầm mà nhà liệu pháp cần giải mã. Cần biết là trong đối thoại chúng ta luôn luôn không trình bày cụ thể những cảm xúc và tư tưởng của mình. Trong liệu pháp những thông điệp có thể càng phức tạp hơn. Vì thế một nhà liệu pháp có kỹ năng chính là nhà liệu pháp có kinh nghiệm giải mã các hành vi chống đối này.

Restless: Bức xúc. Đây là trạng thái cơ thể có quá nhiều năng lượng tiêu cực chi phối. Khả năng xử lý và phán đoán bị nhiễu sóng. Ý thức bị tê liệt và cảm tính xung động hoàn toàn làm chủ. Đây là một trạng thái sức khỏe tâm thần không ổn định. Nhất là khi cơ thể phải đương đầu quá nhiều sức ép.

Respects from others: Nhu cầu được người khác tôn trọng. Đây là một nhu cầu quan trọng trong việc điều tiết một tình trạng sức khỏe tâm thần lành mạnh. Chúng ta có nhu cầu được người khác chấp nhận và được đánh giá những đóng góp của chúng ta. Một điều cần nắm vững ở đây là để người khác tôn trọng chúng ta, chúng ta cần phải tôn trọng người khác trước.

Respects: Tôn trọng. Theo Rogers nhà liệu pháp cần tôn trọng, nhắm đến điều tích cực một cách vô điều kiện của thân chủ. Cần biết là thân chủ cần được tôn trọng với một bản vị xứng đáng. Họ tuy có những nan đề nhưng điều này không thể được sử dụng để đánh giá. Khi chúng ta ý thức được rằng con người là những sinh thể cần có nhu cầu được sống thoải mái hạnh phúc, chúng ta cần đánh giá cao can đảm của họ trong quá trình tìm đến với trị liệu.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx