sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Các Học Thuyết Tâm Lý Nhân Cách - Chương 27 - Phần 15

Restrict: Nhu cầu được kiểm soát hoặc chế ngự một cách thái quá. Nhiều lúc chúng ta cứng nhắc trong nếp nghĩ và giới hạn những cơ hội thăng tiến của mình. Đây là trạng thái thiếu uyển chuyển và sống quá nguyên tắc, quá kỷ luật, và luôn luôn nhắm vào những phạm trù đạo đức. Điều này có thể sẽ khiến cho cá nhân trở thành xa lạ, khó tiếp cận.

Restaints: Kiềm chế. Đây là khả năng kiềm chế. Trong trị liệu kiềm chế được coi là những công cụ cần thiết giúp chúng ta có những hướng dẫn trong quá trình phấn đấu đạt được những kỷ luật bản thân. Ngoài ra đây cũng là khái niệm diễn tả những kiềm chế không cần thiết khi chúng ta cần thả lỏng để vươn đến những khu vực cần được thả lỏng.

Restrict in abundance: Kiểm soát dân số. Đây là khái niệm áp dụng trong sinh vật học. Trong thuyết tiến hóa, các chủng loại phải tự kiểm soát và điều tiết không trở nên rơi vào tình trạng lạm phát dân số. Lạm phát dân số chính là dấu hiệu nguy hiểm đối với tình hình chung của một chủng loại.

Restrictive: Cứng nhắc. Trạng thái quá nguyên tắc đến độ cực đoan. Đây là một thái độ hạn chế những cơ hội khám phá trưởng thành của mình. Cá nhân có những não thức kỷ luật thái quá. Quan hệ với họ trở nên rất khó khăn.

Resurrection of the body: Tin vào sự sống lại của cơ thể. Đây là khái niệm mượn từ Đạo Cơ đốc khi một nhân vật quan trọng trung tâm của tôn giáo này là Chúa Jesus được các tín đồ của ông tin rằng ông đã sống lại từ cõi chết.

Retention: Giữ lại. Theo Bandura đây là khả năng lưu giữ trí nhớ về những gì chúng ta đã tập trung chú ý vào. Đây là giai đoạn những chuỗi hình ảnh (imagery) hay ngôn ngữ (language) có những đóng góp vào quá trình lưu trữ dữ kiện.

Reveal its light: Chiếu sáng. Theo Boss, thế giới không phải là một đại lượng để chúng ta có thể phân tích hay lý giải, mà thế giới là một đại lượng sẽ tự nó trình bày và chiếu sáng. Đây là một khái niệm khá trừu tượng được sử dụng trong tâm lý hiện sinh.

Reverberation of futility: Dư âm của trạng thái vô dụng. Đây là cảm giác trống trải vô vị, đời sống tẻ nhạt, tâm thần uể oải suy nhược, tinh thần thiếu sức sống, nhiệt tình ở mức thấp nhất, cá nhân thiếu hẳn khả năng phấn đấu. Đây là trạng thái xảy ra sau một thời gian dài gặp quá nhiều thất bại trong cuộc sống.

Revsersibility: Khả năng tư duy hoán chuyển. Theo Piaget đây là quá trình quay ngược về ban đầu. Ví dụ ta bẻ một khối đất sét ra làm nhiều mảnh, trẻ sẽ biết khi vo lại, chúng ta sẽ có một lượng đất sét bằng lượng đất sét lúc ban đầu. Đây là khả năng phán đoán xử lý chỉ xảy ra khi trẻ được từ 7 tuổi trở đi.

Rewards: Phần thưởng. Đây là khái niệm sử dụng trong tâm lý hành vi. Phần thưởng được coi là một trong những đại lượng quan trọng trong quá trình khuyến khích và thúc đẩy chúng ta phấn đấu. Giống hình phạt, phần thưởng có nhiều loại, nhiều hình thức. Phần nhiều thì phần thưởng có tác dụng lâu dài hơn hình phạt và có nhiều ảnh hưởng tích cực hơn hình phạt.

Rhythm: Tính chu kỳ. Đây là một đại lượng quan trọng trong việc hình thành tạo nên một hành vi phản xạ có điều kiện. Nếu cá nhân không tạo ra được một liên hệ có tính chu kỳ giữa hành vi và phần thưởng, hành vi sẽ được thiết lập. Nhất là khi cá nhân không còn nghĩ rằng phần thưởng – chỉ là một sự xuất hiện tình cờ ngẫu nhiên.

Rigidity: Cố định. Đây là khái niệm ngụ ý khi hệ tâm thức của chúng ta ngắn và hẹp nên cơ hội cho bệnh lý dễ dàng xảy ra. Nhất là khi chúng ta thiếu khả năng điều chỉnh mở rộng, nên khi những hiện tượng cuộc sống không trùng với khung tư duy quá hẹp, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội tin rằng mình không bình thường. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta rất cần đến một khung tư duy mở rộng.

Rigorous thinking: Suy nghĩ thật kỹ. Khi tiếp cận với các hiện tượng qua ngả khoa học, chúng ta rất cần đến những cấu trúc tư duy thật chặt chẽ, được gọi là suy nghĩ thật nghiêm túc. Vì trong khoa học, tính chính xác được đòi hỏi rất cao.

Role–confusion: Nhầm lẫn về vai trò của mình. Chúng ta luôn có những vai trò khác nhau để tiếp cận với các đối tượng khác nhau. Đây là một hiện tượng đến với chúng ta khá tự nhiên, tuy nhiên với một số cá nhân thì điều này trở thành một nan đề. Ví dụ như một em học sinh không phân biệt được vai trò của mình nên đối xử với thày cô cũng như em đối xử với các bạn học sinh khác. Điều này gây ra không ít những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Role construct repertory test: Xây dựng cấu trúc nhân định. Đây là khái niệm trong bảng trắc nghiệm vai trò cấu trúc tạp kỷ của George Kelly mà nhiều người gọi là ô vuông rep (rep grid). Đây là liệu pháp giúp cho các cá nhân tìm được một giá trị nhân định lành mạnh cho mình.

Right action: Chánh nghiệp. Đây là đạo – đạo dạy con người hãy biết xử thế sao cho đúng với nhân vị và phẩm cách, tránh xa những hành vi gây đau đớn và nguy hiểm như giết chóc, trộm cắp, hoặc những hành vi tính dục thiếu trách nhiệm. Đây là khái niệm mượn từ Bát Đạo trong kinh Phật.

Right Aspiration: Chánh tư duy. Đây là não thức giúp con người có những khát khao chuẩn mực, biết hy sinh và tận tụy, giải thoát mình khỏi những ràng buộc, những hằn học, và những não trạng vô tâm hờ hững. Đây là khái niệm cá nhân tự hoàn thiện và thăng tiến, vốn chỉ đạt được khi con người trải qua đau khổ bắt đầu thực hiện bước đầu tiên vươn lên. Đây là khái niệm mượn trong Bát Đạo của kinh Phật.

Right Concentration: Chánh định. Đây là lối tham thiền trong đường hướng sinh hoạt vốn cần đến khả năng cố gắng tập trung để tẩy rửa và dọn sạch những lưu luyến về vật chất và tư dục, những tư tưởng né tránh, lầm lạc trong cõi u mê để ta có thể nhận thức được rằng mọi giá trị trong đời sống không thể tuyệt hảo, bền vững vĩnh hằng. Đây là khái niệm mượn trong Bát Đạo của kinh Phật.

Right Effort: Chánh tinh tấn. Đây là huấn đạo hướng con người đến việc kiểm soát và kiềm chế tâm trí của chúng ta và cả nội dung của những tư tưởng, đơn giản đây là cách khuyến khích chúng ta hãy thực hiện để thăng tiến đời sống nề nếp tinh thần. Đây là khái niệm mượn trong Bát Đạo của kinh Phật.

Right Livelihood: Chánh mạng. Đây là huấn đạo khuyên răn con người hãy sống thật thà, hiền lành, bất bạo động, không gây khổ đau cho người khác. Đây là khái niệm mượn trong Bát Đạo của kinh Phật.

Right Mindfulness: Chánh niệm. Đây là phạm trù huấn đạo có liên hệ đến tham thiền (mediation) tập trung vào quá trình chấp nhận những tư tưởng và cách nhìn, một sự quan tâm và tiếp cận bạch thoại (bare attention) qua những sự kiện hoàn toàn không có bất cứ những thái độ suy diễn câu nệ vướng víu nào. Đây là lối tìm đến sự thanh thản trong bối cảnh đời sống bình dị hàng ngày. Đây lá khái niệm mượn trong Bát Đạo của kinh phật.

Right Speech: Chánh ngữ. Đây là giáo huấn khuyên răn chúng ta nên tránh xa, không vướng vào những cạm bẫy nói dối, đơm điều đặt chuyện, và những lời nói có tính cách cay độc, gây tổn thương và làm mất đi tinh thần hòa khí xây dựng. Lời nói thường là thái độ đóng cửa lòng được nhận ra dễ nhất, và cũng là cách dễ nhất để con người làm tổn thương đến người khác. Đây là khái niệm mượn từ Bát Đạo trong kinh Phật.

Right view: Chánh kiến. Đây chính là khả năng hiểu biết về Tứ Diệu (Four Noble Truths) – vốn là bốn chân lý, đặc biệt là hình thái tự nhiên của tất cả mọi vật đều là không hoàn hảo tuyệt đối, không bền vững muôn đời, và không thật sự quá quan trọng. Phần nhiều chính chúng ta đã tự làm khổ mình (self–inflicted suffering) do những hành vi mang tính đeo bám lưu luyến, thù hận, hằn học và đóng chặt cửa lòng của mình lại. Đây là khái niệm mượn trong Bát Đạo của kinh Phật.

Ritual: Nghi thức. Đây là những hành vi xuất hiện trong bối cảnh sinh sản của thế giới động vật. Những hành vi mang tính nghi thức là những kênh tiếp cận nhằm trình bày những khả năng (virtue) của con đực giành cho con cái. Chẳng hạn như loài chim công có con đực xòe bộ lông, nhiều thú vật có những cách tỏ tình qua nghi thức. Đây là những đặc tính bản năng. Con người nhờ có ngôn ngữ nên họ chuyển nghi thức này qua những kênh tỏ tình đặc biệt khác.

Role models: Gương mẫu sống. Đây là khái niệm gương mẫu vai trò. Trẻ em rất cần đến những vai trò gương mẫu vì phần lớn các em sẽ ứng xử sau này dựa trên những gương mẫu các em học tập khi còn bé. Xin xem positive models.

Role–playing: Tập các vai trò. Vì Geroge Kelly có những kinh nghiệm về sân khấu kịch nên Kelly rất thích huấn luyện các thân chủ thực hành các hoạt cảnh qua hình thức tập đóng các vai trò khác nhau. Đây chính là cách tốt nhất để các cá nhân hiểu được người đối tác của mình và hiểu được chính mình qua lăng kính của người khác. Trong liệu pháp, cả hai nhà liệu pháp và thân chủ thay phiên nhau đổi vai trò để thân chủ nhận ra được cảm giác của mình và cảm giác của người khác.

Role theory: Học thuyết vai trò. Goroge Kelly tin rằng học thuyết của ông là học thuyết vai trò. Ông luôn khuyến khích chúng ta nhận ra vai trò của mình và ứng xử phù hợp với các vai trò ấy. Việc xác định một nhân định phù hợp chính là để chúng ta xác định vai trò của mình.

Rollo May (1909 – 1994): Ông là người tiên phong trong tâm lý hiện sinh và cũng là người được biết đến với những đóng góp quan trọng trong các học thuyết nhân cách cá tính.

Rootedness: Nguồn cội. Theo Erich Fromm chúng ta có nhu cầu liên hệ với cội rễ nguồn gốc của mình. Chúng ta cần có cảm giác mình có liên hệ với tổ tiên, nhân loại, môi trường và vũ trụ. Nói khác đi ở nhiều cấp độ khác nhau, chúng ta là những sinh thể luôn có xu hướng liên đới với môi trường chung quanh, với cội nguồn, và luôn tìm mọi cách để thể hiện những đặc tính của cội nguồn, tự hào về cội nguồn.

Rorscharch’s test: Đây là trắc nghiệm gồm nhiều bức hình và những hình vẽ không có nội dung cụ thể và các cá nhân khi được đánh giá sẽ trình bày cảm nghĩ của mình về những tấm hình không có nội dung cụ thể này. Mục đích là qua cảm nghĩ của cá nhân, chúng ta có thể hiểu được cốt lõi tư tưởng của họ. Vì những cảm nghĩ của họ luôn có những liên hệ tối thiểu với cõi tâm thức. Xin xem Inkhlots test và Projective techniques.

Ruling type: Tuýp người thích điều khiển. Đây là tuýp người thích được kiểm soát và điều khiển người khác. Họ có xu hướng tự cho mình những đặc quyền đặc lợi, tự cho mình có vị trí vai trò quan trọng hơn những người khác. Đây là một thái độ rất ấu trĩ và thiển cận, đôi lúc gây ra những khó khăn cho họ và cho người khác. Cần chú ý rằng đây là những cá nhân không có quyền hành nhưng họ ứng xử như họ có quyền hành. Thái độ lành mạnh cần thiết là đối xử bình đẳng, dung hòa, và tinh thần tôn trọng người khác.

Run down: Phân tán. Carl Jung giới thiệu khái niệm cho rằng năng lượng tâm lý có thể phân tán nếu chúng ta không sử dụng chúng hiệu quả. Khi năng lượng tâm lý bị sử dụng lãng phí, chúng ta sẽ mất đi những cơ hội sử dụng chúng cho những mục đích quan trọng cần thiết hơn.

Ruthtessness: Thô tục lạnh lùng. Theo Maslow đôi lúc những cá nhân đạt được cảnh giới giác ngộ vẫn có những giây phút bất ngờ bùng lên những cảm xúc rất thô tục, lạnh lùng (cold), và mất hẳn đi tính hài hước của mình (loss of humor), trở nên hống hách và tự phụ. Điều này chứng minh rằng ngay cả khi chúng ta được coi là trưởng thành nhưng vẫn có những giây phút ứng xử rất ấu trĩ và vô ý thức. Điều này là một nhắc nhở rằng con người là những sinh thể chẳng bao giờ đạt trạng thái thập toàn.

Chữ S

Sadist: Bạo dâm. Đây là một khái niệm so sánh. Người bạo dâm là người thích hành hạ người khác mỗi khi họ có hoạt động tình dục. Đây là một lối so sánh ẩn dụ cho thấy nhiều thái độ hành vi thiếu công bằng xảy ra vì người khác đồng thuận cho phép các hành vi thiếu lành mạnh này xảy ra. Xin xemmasochism.

Sadness: Buồn chán. Đây là một trạng thái cảm xúc rất tự nhiên đối với chúng ta. Nhiều lúc năng lượng tâm lý xuống thấp, chúng ta rơi vào trạng thái mệt mỏi, cảm giác buồn vì hệ tâm thức đi lệch ra khỏi quỹ đạo vận hành. Cảm giác buồn chán bình thường sẽ qua đi. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài quá mức bình thường, rất có thể cá nhân đã có những nan đề tâm lý cần được tháo gỡ.

Sale resistance: Thái độ dè dặt phản đối của phụ nữ. Đây là khái niệm cho rằng phụ nữ có nét hấp dẫn nhờ thái độ chống lại tiếp thị kín đáo. Đây là phản ứng rất khác vôi não trạng của nam giới khi họ có xu hướng tiếp thị trong bối cảnh chọn lựa và chinh phục bạn tình.

Salemanship: Khả năng tiếp thị ga-lăng của nam giới. Đây là một đặc tính quan trọng của nam giới trong bối cảnh chinh phục và chọn lựa bạn tình. Thường thì đàn ông được đánh giá có điểm cao nhờ khả năng tiếp thị ga–lăng. Đây là một nét đặc trưng của tất cả nam giới. Đây được coi là dấu vết của bản năng gần gũi với thế giới thú vật.

Samsara: Phật tính. Đây là khái niệm giành cho các bậc Bồ Tát là người có lòng vị tha và nhân từ đến độ họ muốn phổ độ chúng sanh qua những hiện thân hiện tại để mọi người được cùng đến cõi Niết Bàn với họ. Đây là hình ảnh của những cá nhân luôn đồng cảm và có lòng thương yêu đến tha nhân đồng loại.

Sane: Tình trạng tỉnh táo. Con người có nhu cầu trang bị cho mình một nhân vị, một cảm giác cá nhân độc nhất để có thể duy trì tình trạng tỉnh táo. Trạng thái tỉnh táo hiện diện khi chúng ta biết mình là ai, cần làm gì, đối xử ra sao với vai trò của bản thân. Đây là tình trạng khi hệ tâm thức cân bằng và hoạt động có hiệu quả nhất.

Sanguine: Tuýp người ấm áp và ẩm. Đây là tuýp người vui vẻ và thân thiện một cách tự nhiên, có ích cho xã hội. Họ nhiệt tình và năng nổ không ngại khó, sẵn sàng nhập cuộc và không quản ngại. Họ là mẫu người có nhiều nhiệt huyết và tỏ ra luôn dồi dào năng lượng.

Sanskrit: Kinh Phạn. Đây là một tác phẩm chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc có liên hệ rất gần gũi với các triết lý nền tảng cơ bản trong tâm lý hiện sinh.

Saturated: Bão hòa. Chúng ta luôn có nhiều hệ nhu cầu khác nhau. Những nhu cầu vật chất sẽ dễ bão hòa khi chúng ta có đủ. Một số nhu cầu không bao giờ bão hòa và những nhu cầu này là các nhu cầu thuộc lĩnh vực tâm lý tinh thần.

Scales: Thang đánh giá. Đây là những thang đo đạc giá trị của các đại lượng. Thang đánh giá có thể đo các đại lượng có giá trị con số. Với những giá trị đại lượng trừu tượng việc đánh giá vẫn có thể thực hiện được, tuy nhiên đây là cách đo đạc được chuyển qua hệ đo đạc từ bậc ít nhất đến nhiều nhất, thấp nhất đến cao nhất, với những nấc đo nằm ở giữa để xác định giá trị phân định.

Scanning technology: Kỹ thuật quét rọi hình. Đây là một kỹ thuật giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu được những phản ứng của các tế bào não.

Schedules of reinforcement: Lịch áp dụng các tác nhân củng cố. Đây là khái niệm khoảng chu kỳ thời gian áp dụng giữa hai lần có phần thưởng trong việc thiết lập một phản xạ có điều kiện. Một số lịch áp dụng các tác nhân củng cố có hiệu quả hơn những lịch áp dụng khác.

Schemas: Sơ đồ đại cương. Đây là khái niệm mô tả về những phản ứng hướng dẫn có tính tổ chức. Chúng ta là những sinh thể luôn có nhu cầu sắp xếp tổ chức. Khi tính năng nhu cầu này không được bảo đảm, chúng ta sẽ dễ rơi vào trạng thái bối rối, lo lắng. Sơ đồ đại cương giúp chúng ta ổn định và như thế chúng ta có thể xử lý nhanh vì các phương án được truy cập bởi những quyết định được tạo ra một cách nhanh chóng.

Schizoid style: Tuýp người mắc cỡ thái quá. Họ là tuýp người thích né tránh và co cụm, cố ý xa lánh những môi trường đông người. Họ không cảm thấy tự nhiên thoải mái ở nơi công cộng. Cảm giác lấn cấn âu lo, ngại ngùng đã giảm hẳn khả năng phát triển của họ. Cần biết là một cá nhân có hệ tâm thức lành mạnh là cá nhân có thể thích ứng trong mọi điều kiện hoàn cảnh.

Schizophrenia: Bệnh tâm thần phân liệt. Đây là một căn bệnh khi cá nhân đánh mất sự liên hệ giữa bản thân mình với thế giới chung quanh và đánh mất ý nghĩa nhân vị của mình: Họ thường có những tâm thức rời rạc, mất đi khả năng ổn định để xử lý. Bệnh do các rối loạn chức năng của não nhiều hơn là do nguồn gốc tâm lý.

School of thoughts: Trường phái tư tưởng. Đây là khái niệm một trường phái tâm lý xuất hiện sau đó có nhiều người tham gia biến trường phái này trở thành một học thuyết có vị trí quan trọng trong ngành tâm lý học. Ví dụ như tâm lý hiện sinh là một trường phái tư tưởng.

Scientific method. Phương pháp khoa học. Đây là một khái niệm quan trọng trong nghiên cứu. Với nghiên cứu tâm lý, phương pháp khoa học thường được coi là những nghiên cứu thí nghiệm nhằm xác định được mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả của một hiện tượng.

Second nature: Bản năng thứ hai. Đây là khái niệm nhiều hành vi chúng ta thực hiện quá nhiều lần, quá quen thuộc đến mức chúng trở thành một phần của chúng ta. Ví dụ một nhân viên đánh máy tốc ký sau 20 năm thì việc đánh máy đã trở thành một bản năng thứ hai. Một giáo viên dạy toán sau 10 năm sẽ hiểu về các công thức của giáo án như họ hiểu lòng bàn tay của mình. Trong bối cảnh xã hội, vô thức xã hội đã trở thành một bản năng thứ hai, có những tác động lên những hành vi của chúng ta, ngay cả trong trường hợp chúng ta không muốn.

Secondary process: Quá trình xử lý thứ cấp. Đây là quá trình xử lý chuỗi khi các phản ứng đầu tiên xảy ra và bước kế đến là quá trình xử lý thứ cấp. Quá trình xử lý cơ bản là những xử lý ở nội dung rộng và quá trình xử lý thứ cấp lá quá trình xử lý có nội dung cụ thể và trực tiếp hơn.

Secondary circular reaction: Phản ứng vòng tròn cấp hai. Theo Piaget từ 4 đến 12 tháng tuổi: trẻ phát triển đến giai đoạn phán ứng vòng tròn cấp hai, có những dấu hiệu thao tác liên hệ với thế giới bên ngoài một cách có chủ ý. Trước đó trẻ hoàn toàn không có khả năng này.

Self-absorption: Chìm đắm vào riêng cá nhân bản thân mình. Đây là hiện tượng được quan sát rõ nhất ở những cá nhân lao động nghệ thuật, các nhà nghiên cứu, các học giả, nhà sáng tác, các bậc chân tu. Tuy nhiên một số cá nhân khác có xu hướng này và một phần lớn năng lượng được tập trung vào bản thân thay vì được chuyển tải ra những quan hệ đối với môi trường sống chung quanh.

Self-actualization: Não thức giác ngộ. Đây còn là não thức cảnh giới nhận ra chính mình. Đây là khái niệm được Adler giới thiệu vào ngành tâm lý học. Khi cá nhân nhận ra chính mình nên nhu cầu tranh giành ảnh hưởng không còn là một nhu cầu gay gắt bức xúc như trước đó họ vẫn theo đuổi.

Self-affirmation: Xác định được bản thân của mình. Càng nhập cuộc và càng mở rộng khái niệm chính mình ra với những đại lượng tồn tại trong cuộc sống, chúng ta nhận ra chân dung giá trị của mình rõ hơn. Xác định được ý nghĩa bản thân mình là một cảnh giới trưởng thành khi định nghĩa tuyên ngôn sống đã đạt được.

Self-analysis: Tự phân tích bản thân. Đây là những phương pháp để các thân chủ tự phân tích và đánh giá bản thân. Những kết luận họ rút ra được sẽ giúp họ nhận ra những điều cần làm và cần tránh trong tiến trình thăng tiến bản thân. Đây là một giai đoạn khi liệu pháp sắp sửa kết thúc.

Self archetype: Nguyên mẫu bản thân. Đây là một nguyên mẫu cơ bản nhất. Nguyên mẫu này có hai đặc tính chức năng là bắt nguồn từ những khung sườn giá trị nội tại và từ những kinh nghiệm thu thập được trong cuộc sống.

Self-awareness: Khái niệm ý thức bản thân. Đây là một nét đặc trưng của hầu hết học thuyết tâm lý nhân cách. Khái niệm bản thân là nền tảng để chúng ta thiết lập những công thức tiếp cận với môi trường sống từ khả năng và điều kiện của bản thân. Khái niệm ý thức bản thân còn được hiểu như một định nghĩa toàn diện về những giá trị nhân sinh của một cá nhân.

Self-doubt: Hoài nghi vào bản thân. Theo như lời Erikson nói, nếu chỉ dựa vào trí tưởng tượng của mình, chúng ta sẽ trở thành hống hách và tự phụ. Vì thế trong nhiều trường hợp hoài nghi vào bản thân sẽ giúp chúng ta cẩn thận và cảnh giác nhiều hơn nữa trong quá trình tiếp cận với các cá nhân khác. Tuy nhiên nếu hoài nghi vào khả năng của mình một cách thường xuyên, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có đủ can đảm để thực hiện những điều chúng ta muốn và cần thực hiện.

Self-observation: Tự quan sát mình. Đây là một thái độ cảnh giác rất cần nên có. Quan sát bản thân là một thói quen giúp chúng ta không hợm mình, cẩn tắc trong ứng xử và luôn có những chừng mực nhất định trong xử lý. Đây là một đặc tính của những người khiêm tốn và của những nhà tu đúng nghĩa.

Self-centered fictions: Khung tiểu thuyết ích kỷ. Nhiều người trong chúng ta thường có một khung tiểu thuyết ích kỷ và đây là một khung tư duy thiếu lành mạnh. Đây là trạng thái yếm thế; thiếu tự tin nơi người khác và những giá trị tinh thần nhân văn khác. Họ luôn băn khoăn với ý tưởng rằng lo cho bản thân họ là điều nên làm. Thật ra ích kỷ luôn có hại cho người mang tâm trạng này.

Self control therapy: Liệu pháp tự kiểm soát. Đây là hướng liệu pháp kỷ luật bản thân. Liệu pháp này đòi hỏi ý thức cá nhân của thân chủ rất cao. Đây là liệu pháp được thiết kế với sự tham gia tích cực của cá nhân. Thông qua liệu pháp này, cá nhân sẽ có cơ hội phản tỉnh và điều tiết các hành vi của mình. Từ đó họ sẽ có những kỹ năng biết lắng nghe bản thân và biết tôn trọng người khác.

Self-conscious: Ý thức về bản thân. Một điều tương đối dễ nhầm lẫn là chúng ta tin rằng mọi người đều có ý thức bản thân giống nhau. Trên thực tế không phải điều này bao giờ cũng đúng. Chúng ta có nhiều cá nhân có những ý thức bản thân rất kém. Họ là người không có ý thức về chính mình. Họ sống trượt và không nhận ra rằng ý thức về bản thân là một bộ phận quan trọng trong cách họ ứng xử với người khác. Nói khác đi ý thức bản thân là điều kiện đầu tiên để chúng ta có ý thức về người khác. Theo Rollo May thì đây là một giai đoạn phát triển trong việc hoàn thiện nhân cách của chúng ta.

Self-contracts: Tự ký kết hợp đồng với mình. Đây là một khái niệm trong liệu pháp. Khái niệm này đặc biệt chú trọng đến lòng tự trọng của thân chủ khi họ tự nguyện có những cam kết cần thiết. Tự ký hợp đồng với mình rất gần gũi với tự đề ra cho mình một kế hoạch hành động trong đó cá nhân sẽ đề ra những bước hành động cụ thể và sẽ hoàn thành những bước hoạt động này.

Self-control: Khả năng tự kiềm chế. Đây là một khái niệm cần thiết trong việc xây dựng một cá tính lành mạnh. Chúng ta là những sinh thể luôn chịu tác động của những xung động năng lượng. Sự có mặt của các kích thích từ môi trường luôn là một bộ phận của đời sống chúng ta. Khả năng tự kiềm chế giúp chúng ta có đủ thời gian để xử lý các tình huống một cách thỏa đáng trước khi có một quyết định tối hậu về những hành vi của mình.

Self-defeating: Hành vi mang tính tự hủy hoại. Trong nhiều trường hợp khi cá nhân rơi vào trạng thái quá tải, bức xúc lớn, hoặc hoàn toàn mất phương hướng, nhiều cá nhân mượn những hành vi thiếu lành mạnh để xử lý các nan đề. Không may là họ đã sử dụng các kênh van xả độc hại tự hủy hoại mình như rượu và thuốc phiện, tự dằn vặt nhốt mình vào thế giới cô độc, bất cần và bỏ hẳn việc tự chăm sóc bản thân mình.

Self-definition: Tuyên ngôn làm người của mình. Đây là một khái niệm quan trọng trong hành trình làm người. Không có một tuyên ngôn cho mình, chúng ta sẽ khó tìm được một sự liên hệ với chung quanh. Nói khác đi, chính tuyên ngôn làm người đã cho chúng ta có một điểm xác định trong mối tương quan với những cá nhân khác. Ngoài ra tuyên ngôn làm người còn cung cấp cho chúng ta những khoảng tự tin cần thiết.

Self-determinism: Quyết định vươn lên. Đây là trạng thái chúng ta quyết định xây dựng cho mình một nhân vị đầy đủ và kiện toàn. Chúng ta đầu tư vào giáo dục, lao động và tích lũy, xây dựng gia đình và có con cái, xây dựng các mối quan hệ, thực hiện những ước mơ hoài bão của mình. Quyết định vươn lên không chỉ là một nhu cầu mà còn là một đặc tính phân biệt giữa con người và động vật.

Setf-discipline. Kỷ luật bản thân. Đây là một khái niệm hiểu rộng ra có nghĩa là chúng ta có tinh thần ý thức tự giác trong việc áp dụng các hình thức kiềm chế để giữ cho nhân cách của mình được kiểm soát. Hiểu theo nghĩa hẹp, đây là hành vi của những nhà khổ tu khi họ tự kỷ luật bản thân mong đạt được những giới cảnh tinh thần thuần tuý và minh mẫn. Trong lăng kính của các nhà khổ tu thì kỷ luật chính là một hình thức vượt qua những ràng buộc của các xung động dục năng vốn luôn là một bộ phận của cõi trần.

Self-discovery: Tự khám phá. Đây là khái niệm chỉ về những lần các cá nhân khi phản tỉnh đã cố gắng tìm kiếm và xác định những mặt mạnh và mặt yếu của mình. Đây là một chức năng cần thiết trong hành trình thăng tiến đời sống. Chúng ta cần đầu tư một chút thời gian để tự khám phá mình, chúng ta sẽ nhận ra những giá trị mà chúng ta chưa có dịp tìm hiểu. Khám phá mình chính là hành động quan trọng trong quá trình xây dựng định nghĩa nhân cách của mình.

Self-effacing: Tự gạt bỏ mình. Đây là khái niệm được Karen Horney giới thiệu. Đây là khái niệm nói về những cá nhân quá nhiều mặc cảm tự ti. Thường thì họ thiếu những nỗ lực xây dựng, sống lãng phí thời gian của mình, tự coi là mình không quan trọng. Đây là não thức lệch lạc vì thực ra trong mỗi chúng ta luôn có những giá trị nhân văn rất cần được khai thác sử dụng.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx