Bạn có thể thấy những điều cần thiết để hiểu về sự khác nhau trong cách thức Chiến tranh Lạnh và toàn cầu hóa định hình địa-chính trị nếu quan sát trường hợp Albania.
Khi Albania lâm vào nội chiến đầu năm 1997, tôi tình cờ theo dõi tin tức trên truyền hình CNN. CNN lúc đó không có những hình ảnh trực tiếp truyền từ Albania nên đã chiếu mãi tấm bản đồ biển Adriatic, ngoài khơi Albania. Trên tấm bản đồ có những chiếc tàu chiến nhỏ, đại diện cho tàu của Hoa Kỳ, châu Âu và các nước khác đang đến để di tản kiều bào của họ từ Albania. Khi nhìn tấm bản đồ, tôi nghĩ, nếu đó là thời Chiến tranh Lạnh thì có lẽ đó sẽ là những tàu chiến của Mỹ hoặc của Liên Xô đang tranh giành để vào chiếm đóng, lấp đầy khoảng trống chính trị ở Albania. Bên nào sẽ vào được Albania nhanh hơn, tận dụng đất nước này như một con tốt Albania trên bàn cờ, dí sang tấn công bên kia. Tóm lại hai siêu cường đó sẽ cạnh tranh xem bên nào vào Albania trước, nhanh nhất và sâu nhất. Nhưng đó không phải là điều xảy ra ngày hôm đó trên bản đồ của CNN. Ngày nay là toàn cầu hóa, và những nước có tàu chiến ở đó đang tranh giành để di tản kiều dân của họ khỏi Albania trước tiên, nhanh nhất và đi xa nhất. Nước nào đưa kiều dân khỏi Albania nhanh nhất sẽ là người thắng cuộc, và thua cuộc chính là nước nào bị phải ở lại, bị ràng buộc trách nhiệm ở Albania – lúc đó thua cuộc chính là nước Ý.
Chúng ta hiểu được gì từ điều này? Điều này cho chúng ta biết rằng hệ thống Chiến tranh Lạnh có hai đặc điểm căn bản mang hình tượng một ván cờ và một tập séc. Chiến tranh Lạnh do hai siêu cường – Liên Xô và Mỹ – điều hành. Họ cạnh tranh trên toàn cầu để dành cho được những lợi thế chiến lược, nguồn tài nguyên và vinh quang – chiến thắng của bên này chính là tổn thất của bên kia, và bất cứ vùng nào trên thế giới cũng là những miếng mồi cho cả hai bên. Michael Mandelbaum nhận xét: “Trong Chiến tranh Lạnh, thế giới như một cuộc cờ. Mỗi nước đi của Liên Xô sẽ tác động tới chúng ta và ngược lại mỗi nước đi của chúng ta sẽ có tác động đến họ. Chúng ta là quân trắng, Liên Xô là quân đen. Nếu họ đi vào ô trắng thì ta đi vào ô đen. Nếu họ dịch chuyển những tốt đen ở Albania thì ta sẽ di chuyển những tốt trắng. Mỗi con tốt đều quan trọng vì chúng góp phần bảo vệ vua. Vậy thì nếu họ chiếm được một nơi, biến thành tốt đen thì sẽ có lợi thế để tấn công vua của chúng ta. Chính vì thế mỗi bên đều ra sức bảo vệ các con tốt của họ. Bảo vệ tốt tức là bảo vệ vua vậy. Chính vì thế chúng ta đã phải can thiệp vào những nơi không có tầm quan trọng nội tại như Việt Nam, Angola hay El Salvador.”
Nói cách khác, trong Chiến tranh Lạnh đã nảy sinh những lợi ích của việc khuyến khích xung đột khu vực và biến chúng thành một phần của cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường và mang ý nghĩ toàn cầu. Và trong cuộc cạnh tranh trong ván cờ không bên nào chịu để mất những ô trắng hay đen của họ vì lo sợ họ sẽ mất dần ảnh hưởng ở các ô này và rốt cuộc bị đối phương lấn át. Sự lo sợ đó được biết đến với cái tên “Học thuyết Domino.”
Ngoài cuộc cờ, Chiến tranh Lạnh cũng được khắc họa bởi hình tượng một tập séc chuyển khoản. Như đã đề cập từ trước, Chiến tranh Lạnh giúp cho một nước đang phát triển tồn tại về kinh tế mặc dù hệ điều hành và phần mềm của họ yếu kém. Một số nước đang phát triển đã làm ăn chậm chạp trong một thời gian dài, vì họ có thể hút tiền từ các siêu cường thông qua việc cam kết lòng trung thành với bên này hay bên kia trong Chiến tranh Lạnh. Chính phủ Mỹ và Liên Xô, ở mức độ thấp hơn là Trung Quốc, lúc đó sẵn sàng lấy tiền đóng thuế của dân chúng, chuyển thành những tấm séc nhiều tiền, tặng cho nước ngoài để mua ảnh hưởng đối với những ô còn trống trên bàn cờ. Nền ngoại giao séc chuyển khoản đó được gọi là “Viện trợ nước ngoài.” Hoa Kỳ thúc ép người đóng thuế trong nước để trả lương cho nhóm đối lập Contras ở Nicaragua hay Mujahideen ở Afghanistan. Liên Xô cũng làm như vậy đối với những người Sandinista ở Nicaragua. Hoa Kỳ thúc nợ dân chúng để bao cấp cho quân đội Israel trong khi Liên Xô gom tiền để xây dựng lại lực lượng không quân Syria sau khi Israel bắn rơi 97 máy bay phản lực của Syria trong ngày đầu tiên của cuộc chiến Li Băng năm 1982.
Các siêu cường mua ảnh hưởng không những bằng vũ khí mà còn bằng vật chất. Họ chuyển khoản để tài trợ những dự án làm đường, xây đập, nhà văn hóa và hàng nhập khẩu – bất cứ thứ gì để ràng buộc một nước thuộc Thế giới thứ ba vào với họ trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Moskva và Washington viết những tấm séc mà phần lớn đã không đòi hỏi gì về cung cách các nước đó quản lý kinh tế ra sao, vì cả Moskơva và Washington đều lo ngại rằng nếu đòi hỏi những chư hầu của họ cải tổ nhiều quá, thì chúng sẽ nhảy sang phía bên đối phương. Vậy là những chế độ kém hiệu lực, tham nhũng hay dễ mua chuộc như của Ferdinand Marcos ở Philippines hay Anastasio ở Nicaragua nhận séc từ Washington, trong khi Cuba, Angola nhận tiền từ Moskva chỉ vì lý do những cỗ máy kinh tế của họ theo tư bản hay cộng sản, mà không phải vì hiệu quả hoạt động của chúng. Các siêu cường đã không quan tâm đến sự kết nối kinh tế trong các nước chư hầu vì vào lúc đó họ chỉ muốn mua lòng trung thành chứ không muốn đầu tư vào những công ty điện thoại ở đó. Ngay cả trường hợp Nhật Bản, Hoa Kỳ đã phải chịu đựng chính sách bảo hộ mậu dịch vô lý của Tokyo vì họ cần đến sự ủng hộ của nước này trong Chiến tranh Lạnh. Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao sẽ không bao giờ để cho đại diện Bộ Thương mại bắt chẹt Nhật Bản về những vấn đề kinh tế, do họ lo sợ sẽ để mất Nhật Bản trong những vấn đề an ninh. Nhưng cũng chính vì các siêu cường sẵn sàng viết chi phiếu, rất nhiều cuộc xung đột khu vực trong thời Chiến tranh Lạnh cứ âm ỉ kéo dài. Tổ chức Giải phóng Palestine đã công nhận Israel trong những năm 60 và 70 là nhằm động cơ gì trong khi Liên Xô đang cung cấp học bổng cho tuổi trẻ Palestine và súng cho du kích quân Palestine.
Chiến tranh Lạnh tạo lợi thế và tài lực cho việc duy trì xung đột khu vực và khoác cho chúng ý nghĩa toàn cầu.
Bây giờ xin bạn hãy gạt Chiến tranh Lạnh sang một bên.
Toàn cầu hóa đã đến. Sau Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa trở thành một hệ thống quốc tế chủ đạo và đã đặt một khuôn mẫu khác lên trên địachính trị. Dù toàn cầu hóa không tiêu diệt được địachính trị, nhưng nếu nghĩ rằng nó không tạo được những thay đổi căn bản trong địa-chính trị, thì thật ngốc nghếch.
Trước hết, trong toàn cầu hóa không còn bàn cờ, thế giới không còn bị chia thành những ô đen và trắng. Liên Xô đã sụp đổ, vậy không còn màu đen, và cũng không còn màu trắng. Không còn “bên ta” hay “bên nó” nữa. Chính vì thế cũng chẳng còn lợi ích gì, chẳng còn nguồn tại lực nào cần thiết trong việc duy trì xung đột khu vực. Trong toàn cầu hóa có một nhân vật mới mẻ đứng ra quản lý tập séc chuyển khoản – Bầy Thú Điện Tử: chúng tập trung thành một thực thể và có khả năng tung tiền đi đây đó. Liên Xô không còn nữa trong khi Hoa Kỳ mặc lên người tấm áo nịt nạm vàng và cũng không còn viết séc chi trả những khoản viện trợ lớn lao nữa.
Nơi mà một đất nước muốn đến để kiếm một tấm séc lớn đó là chốn của bầy thú, và bầy thú hiện không biết đánh cờ. Chúng chơi trò Triệu phú. Intel, Cisco hay Microsoft sẽ đi đâu để lập nhà máy, quỹ đầu tư toàn cầu Fidelity sẽ đổ tiền vào đâu là những gì quyết định ai được cấp tín dụng và ai không. Và những con bò đực trong bầy thú không có chuyện viết những tấm séc khống để mua tình yêu hay lòng trung thành của bạn; chúng viết những tấm séc đầu tư để mong kiếm lời. Bầy thú và những siêu thị tài chính không cần biết màu cờ sắc áo của đất nước của bạn là gì. Chúng chỉ muốn biết là đất nước của bạn có sự lưu thông nội bộ tốt không, mức hiệu quả của hệ điều hành và phần mềm trong nước của bạn ra sao và chính phủ của bạn có luật bảo vệ được các tài sản tư nhân hay không.
Do đó không những Bầy Thú Điện Tử sẽ không giúp tiền để một đất nước chi trả cho một cuộc chiến khu vực hay xây dựng lại quân đội của đất nước sau khi tham chiến – giống như cách làm của các siêu cường xưa kia. Bầy thú sẽ trừng phạt một đất nước nếu nó kình chống láng giềng, bằng cách sẽ rút hết nguồn vốn quan trọng nhất cho phát triển của đất nước này. Như vậy các nước không có lựa chọn nào khác là phải ứng xử tốt để hấp dẫn bầy thú. Nếu làm ngược lại thì họ sẽ phải trả giá.
Dĩ nhiên có những nước chọn và sẽ lựa chọn cách tồn tại không đếm xỉa gì tới bầy thú để họ có thể theo đuổi những đường lối chính trị riêng. Tổng thống Iraq Saddam Hussein những muốn theo đuổi những tham vọng của riêng ông, chiếm giữ khí đốt và cướp bóc láng giềng, thay vì tuân thủ những đòi hỏi của bầy thú, và thông qua chế độ bạo ngược của ông đàn áp dân chúng Iraq. Điều tương tự cũng đang xảy ra ở Bắc Triều Tiên, Afghanistan, Sudan và Iran. Lý thuyết Vòng Cung Vàng không áp dụng đối với họ vì họ đã quyết định không kết nối với bầy thú và các siêu thị, và họ có trữ lượng dầu lửa và ý chí để tồn tại thêm một thời gian nữa. Nhưng ngày nay những đất nước như vậy chỉ là thiểu số. Ví dụ nếu bạn nhìn Nga và Trung Quốc và hỏi tại sao họ không còn thách thức Hoa Kỳ trong những khu vực gần họ, thì câu trả lời là: vì họ đã yếu đi, đồng thời thách thức như vậy họ cũng sẽ chẳng được gì. Một mạng lưới quyền lợi và lợi thế đã được toàn cầu hóa dệt nên và trói buộc các quốc gia như Nga và Trung Quốc.
Năm 1979, ở Trung Quốc không có nhà hàng McDonald’s. Đặng Tiểu Bình lúc đó đã bắt đầu mở cửa đất nước này ra thế giới. Khi sang hội nghị thượng định với Tổng thống Carter ở Mỹ, Đặng tình cờ nói rằng khi về nước ông ta sẽ xâm lược Việt Nam vì Việt Nam đang trở nên ngạo mạn và kẻ cả. Carter cố gắng thuyết phục ông ta bỏ ý định đó, giải thích rằng làm như thế sẽ làm xấu đi hình ảnh Trung Quốc (không phải là kinh tế Trung Quốc), nhưng Đặng không nghe và đã tiến hành xâm lược Việt Nam.
Bây giờ chúng ta tua nhanh cuốn băng đến năm 1996. Lúc này Trung Quốc có 200 tiệm McDonald’s. Lúc đó tôi ở Trung Quốc quan sát sự căng thẳng giữa họ và Đài Loan. Tôi đã phỏng vấn một nhà kinh tế cao cấp thuộc Học viện Khoa học, trước ngày Đài Loan tổ chức cuộc tuyển cử dân chủ đầu tiên mà nhiều quan chức cho biết: có thể đánh dấu sự tuyên bố độc lập của hòn đảo này. Trung Quốc lúc đó đang đe dọa sẽ tấn công Đài Loan nếu Đài Loan tuyên bố độc lập. Khi chúng tôi đang ăn mỳ trong một tiệm ăn trên tầng thượng một tòa nhà ở Bắc Kinh, tôi hỏi nhà kinh tế Trung Quốc một câu đơn giản: Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan hay không? Anh ta không ngần ngại trả lời: “ Không – làm như vậy sẽ chấm dứt đầu tư vào Trung Quốc, chấm dứt tăng trưởng và chấm dứt cơ hội cho chúng tôi bắt kịp với thế giới.”
Cũng giống như những quan chức Trung Quốc tôi gặp dạo đó, nhà kinh tế này cảm thấy Trung Quốc hoàn
Trung Quốc không bị ảnh hưởng mấy. Nhưng trong cuộc khủng hoảng năm 1999 giữa hai bên, khi Trung Quốc đe dọa Đài Loan thì thị trường TAIEX, Đài Loan sụt giá 20%. Nhưng điều mà ít ai để ý đó là thị trường Thượng Hải sụt giá 40%! Hai vùng đất nhưng một thị trường tài chính.
Trong quan điểm của Bắc Kinh, Trung Quốc không còn là một nền kinh tế nông nghiệp bị cô lập của thời Mao và Đặng nữa. Trung Quốc hiện đã kết nối một phần với Bầy Thú Điện Tử, và ý toàn có lý để đập tan Đài Loan, đặng ngăn trở chuyện trở thành độc lập. Nhưng cũng như những người khác, anh ta sẵn sàng nói ra điều mà các lãnh đạo cao cấp chỉ dám thầm thì – đó là Trung Quốc không thể tấn công nếu không muốn kinh tế của họ bị tàn phá.
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, Trung Quốc và Đài Loan, cả hai đều hiểu rằng họ đều có khả năng sẽ tổn hại kinh tế nếu xung đột xảy ra. Thời gian 1995-96 khi Trung Quốc đe dọa Đài Loan, thị trường chứng khoán của Đài Loan đã bị sụt giá nhưng những thị trường nhỏ của thức hệ duy nhất của các nhà lãnh đạo ở đó ngày nay là: “Làm giàu là vinh quang.” Lãnh đạo Trung Quốc không thể thực hiện được ý thức hệ đó nếu không có hàng tỷ đô-la đổ vào đất này mỗi năm. Theo Tạp chí Kinh tế Viễn đông, tổng đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc năm 2000 là 46 tỷ đô-la trong gần 46.000 hạng mục nhà máy và công ty. Doanh nhân Đài Loan biết điều đó và dám nhắc nhở Bắc Kinh về điều đó. “Đài Loan là nơi cấp vốn nhiều nhất cho Trung Quốc ngày nay, vì [doanh nhân Đài Loan] sẵn sàng tuân thủ luật chơi ở đại lục. Nhưng điều đó không phải là vĩnh cửu, “ Douglas Hsu, Chủ tịch công ty dệt Far East Textile, một trong những tập đoàn lớn nhất của Đài Loan nói với tôi vào một buổi chiều ở Đài Bắc. “Vào giờ phút này tôi cảm thấy khó xử. Trung Quốc là một thị trường lớn. Tôi tìm đâu ra thị trường khác để thay thế Trung Quốc bây giờ? Nhưng tôi đang sống cùng họ trong hoàn cảnh bất định. Tôi là một nhà công nghiệp. Tôi có đầy rẫy khó khăn trong việc xây dựng nhà máy và tìm kiếm khách hàng. Tôi không còn sức để lo lắng về chuyện tên lửa bay đi bay lại. Một sự bất định còn đó, và Trung Quốc sẽ phải trả giá.”
Trung Quốc cũng bị hạn chế trong khả năng xử lý bằng quân sự với Đài Loan vì thực tế là Quốc hội Mỹ chắc chắn sẽ trả đũa bằng cách ngăn cản hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ – lượng hàng chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Thời gian 1990- 99, Trung Quốc thu nhập 65 tỷ đô-la trong buôn bán với Hoa Kỳ, chiếm một nửa trong số tăng trưởng ngoại tệ của Trung Quốc thời gian đó. Wang Shougen, Chủ nhiệm Ủy ban Đầu tư Nước ngoài của Thượng Hải có lẽ đã tóm tắt hay nhất về khả năng dễ tổn thương của Trung Quốc nếu gây chiến với Đài Loan vào năm 1996 đó là: dù bị tấn công thì “thái độ của chúng tôi đối với các nhà đầu tư Đài Loan vẫn sẽ không thay đổi nhiều lắm.” Tôi rất thích lời tuyên bố đó. Ngay cả khi tôi xâm chiếm nước bạn, tôi chắc chắn vẫn hy vọng rằng những nhà đầu tư của bạn sẽ không lấy làm phật ý!
Khả năng cùng bị hủy diệt là rõ ràng. Đài Loan không thể chịu đựng được sự suy giảm lòng tin trong giới đầu tư quốc tế cao như mức của Trung Quốc, hậu quả tất yếu nếu họ cố gắng theo đuổi đường lối độc lập. Nếu chiến tranh xảy ra thì không những thị trường chứng khoán của họ đổ vỡ mà tài sản của Đài Loan sẽ đi tong. Sự thể sẽ rất tồi tệ. Bầy thú sẽ bỏ chạy. Một thực tế ít ai biết đến đó là máy vi tính các loại lưu hành trên thế giới trong một chuỗi xích bán lẻ toàn cầu trong đó Đài Loan và các công ty của họ ở Trung Quốc và Á châu là những mắt xích chủ chốt. Nhà máy của Đài Loan sản xuất những linh kiện quan trọng để lắp ráp vào máy của Dell, Compaq, Acer, Hewlett-Packard và IBM PCs cũng như vào các thiết bị dẫn truyền cho Internet của Cisco. Đa số các hãng máy tính của Mỹ đã chấm dứt tham gia vào giai đoạn sản xuất, khiến Đài Loan trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới chịu trách nhiệm về 13 linh kiện quan trọng nhất trong phần cứng của máy tính. Chúng là vỏ hộp, màn hình, bộ vi xử lý, modem, bộ nguồn, CD-ROM, và cạc màn hình. Nhiều loại trong số đó chỉ được sản xuất ở Đài Loan. Tạp chí Electronic Buyers’ News (19/7/1999) đã đặt câu hỏi cho các nhà sản xuất máy tính trên toàn cầu về sự căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc. Một người phát ngôn của hãng Compaq ở Đài Bắc cho biết: “Cho đến nay mọi sự diễn ra bình thường, nhưng nếu có một phản ứng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc thì chúng tôi sẽ có kế hoạch di chuyển các đơn hàng từ Đài Loan sang Hàn Quốc hoặc Nhật Bản.”
Tôi không nghi ngờ rằng nếu Đài Loan đi quá xa trên con đường đòi độc lập thì Trung Quốc sẽ dùng quân sự để chặn họ lại – dù có phải trả giá về kinh tế cao đến đâu. Không một lãnh đạo nào ở Trung Quốc có thể giữ được ghế nếu họ để cho Đài Loan được độc lập – vì làm như thế sự hợp pháp của lãnh đạo của Trung Quốc sẽ bị mài mòn. Nhưng cũng không một lãnh đạo nào của Trung Quốc có thể giữ ghế nếu không duy trì được đầu tư và thương mại với nước ngoài – đó cũng chính là căn bản cho quyền lực của họ. Vậy thì lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải tính toán khác trước, một khi họ đã kết nối với bầy thú.
Đại chiến chỉ nổ ra khi các cường quốc muốn tham chiến, nhưng ngày này, bản năng của các cường quốc khiến họ không nên nhảy ngay vào các xung đột. Thay vì bị kéo vào các xung đột khu vực như Bosnia, Rwanda, Liberia, Algeria hay Kosovo, các cường quốc ngày nay đang cố gắng tạo những bức tường chắn, cô lập những điểm nóng và lái xe tránh khỏi những vùng đó. Nhưng một khi bị lôi kéo vào Kosovo hay Bosnia chẳng hạn, họ cố gắng bước ra càng nhanh càng tốt, vì dây vào những nơi đó không làm cho họ mạnh hơn, mà chỉ khiến họ yếu đi mà thôi. Chính vì thế những xung đột khu vực hiện nay không còn có thể lan ra ảnh hưởng toàn cầu như trước kia, mà ngược lại, thường bị hạn chế chỉ trong khu vực. Đó cũng là điều đáng tiếc vì như thế người ta dễ làm ngơ bàng quan với chúng, nhưng đó là thực tế. Ngày nay trong khi những xung đột khu vực bị hạn chế thì có những sự kiện lại dễ ảnh hưởng tới toàn cầu – đó là những khủng hoảng kinh tế khu vực – như ở Mexico giữa thập niên 90, Đông Nam Á vào cuối những năm 90 và ở Nga khi kết thúc thập niên 90. Những cơn khủng hoảng kinh tế khu vực và tiềm năng lan tràn của chúng đang làm chấn động hệ thống toàn cầu hóa. Thuyết Domino, một thời áp dụng trong chính trị, nay đang được áp dụng vào thế giới tài chính.
Lý thuyết Vòng Cung Vàng đã chứng tỏ ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với địa-chính trị – thông qua hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa khiến cho chi phí các hoạt động chiến tranh tăng gấp bội. Và ảnh hưởng của toàn cầu hóa cũng được thể hiện bằng nhiều cách khác. Chẳng hạn nó làm xuất hiện những nguồn quyền lực mới, mạnh hơn sức mạnh của xe tăng, máy bay và tên lửa, và làm xuất hiện những nguồn sức ép mới đối với các quốc gia – buộc họ phải tự tổ chức lại. Những nguồn sức ép không phải gây ra bằng những cuộc xâm lấn và đột nhập quân sự mà bằng sự xâm lược vô hình của các chuỗi siêu thị và những cá nhân được trao quyền.
Để chứng minh xin lấy ví dụ vùng Trung Đông. Hãy đứng trên quan điểm toàn cầu đa diện để xem xét vùng này, bạn sẽ thấy được những điều thú vị.
Mùa thu 1997, tôi sang Israel. Tiến trình hòa bình Trung Đông đang ở vào giai đoạn trì trệ. Nhưng tôi tình cờ thấy được một bài viết trong mục thương mại của một tờ báo rằng viện trợ nước ngoài ở Israel vẫn còn khá mạnh mẽ. Ngạc nhiên, tôi đến gặp Jacob Frenkel, Thống đốc Ngân hàng Trung ương và hỏi ông ta: “Vì sao tiến trình hòa bình Trung Đông đang đi xuống trong khi đầu tư nước ngoài vào Israel lại đi lên?”
@by txiuqw4