sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chúa Tể Những Chiếc Nhẫn - Nhà Vua Trở Về - Quyển VI - Phụ Lục E - Phần 1

PHỤ LỤC E

CHỮ VÀ CHÍNH TẢ

I

CÁCH PHÁT ÂM CÁC TỪ VÀ TÊN RIÊNG

Tây ngữ, tức Ngôn Ngữ Chung, đã được dịch toàn bộ sang các từ tiếng Anh tương đương. Tên riêng và các từ đặc biệt của Hobbit cũng có dụng ý phát âm theo cách đó: ví dụ g trong Bolger đọc như trong bulge/bʌldʒ/, còn mathom hiệp vần với fathom /'fæðəm/.

Còn với các hệ chữ viết cổ, trong quá trình phiên âm tôi đã cố gắng dung hòa giữa thể hiện tương đối chính xác cách phát âm gốc (chừng nào có thể xác định được) và tạo ra những từ và tên riêng nhìn không đến nỗi quá thô lậu khi viết bằng chữ cái hiện đại. Tiếng Quenya tức Thượng Tiên dùng chính tả sát với tiếng La tinh hết mức cho phép. Cũng vì thế hai ngôn ngữ Eldar sử dụng c chứ không dùng k.

Những ai để ý các chi tiết loại này còn có thể nhận thấy vài điểm sau.

Phụ âm

C luôn mang giá trị như k kể cả đi trước e và i: celeb“bạc” phải đọc như keleb.

CH chỉ dùng kí âm như trong bach /baχ/ (tiếng Đức hay Wales), không phải như trong church /t͡ʃɜːt͡ʃ/ tiếng Anh. Ngoài trường hợp đứng cuối từ hoặc đi trước t, âm này luôn bị nhược hóa thành h trong khẩu ngữ Gondor; hiện tượng này được phản ánh trong vài tên gọi như Rohan, Rohirrim. (Imrahil là tên bằng tiếng Númenor.)

DH ghi âm th hữu thanh (mềm) trong these clothes/ðiːz kləʊðz/ tiếng Anh. Âm này thường liên quan tới d, như trong S. galadh “cây,” so sánh Q. alda; nhưng đôi lúc lại phái sinh từ n+r, như trong Caradhras “Sừng Đỏ” là từ caran-rass.

F ghi âm f, nhưng đứng cuối từ là ghi âm v (như trong of /ɒv/ tiếng Anh): Nindalf, Fladrif.

G chỉ đọc như g trong give, get: âm tiết gil “sao” trong Gildor, Gilraen, Osgiltiath bắt đầu như gild /gɪld/ tiếng Anh.

H đứng riêng không ghép với phụ âm khác thì đọc như h trong house, behold. Tổ hợp ht tiếng Quenya đọc như cht, như trong echt, acht [ɛçt; aχt] tiếng Đức: VD là tên Telumehtar “chòm Thiên Lang”[1]. So sánh CH, DH, L, R, TH, W, Y.

[1] Thường gọi là Menelvagor trong tiếng Sindarin, Menelmacar tiếng Quenya.

I đứng đầu trước mọi nguyên âm khác chỉ đọc như phụ âm y trong you, yore, /juː; jɔː/ riêng trong tiếng Sindarin: như trong lorth, larwain. Xem Y.

K chỉ dùng trong tên thuộc ngôn ngữ khác ngoài tiếng Tiên, cũng mang giá trị như c; vì thế kh cũng kí âm giống như ch trong Grishmákh tiếng Orc, hay Adûnakhôr tiếng Adûnaic (Númenor). Về tiếng Người Lùn (Khuzdul), xem lưu ý dưới đây.

L ghi âm tương tự l đứng đầu trong tiếng Anh, như trong let. Tuy nhiên âm này bị ngạc hóa một phần khi đứng giữa e, i và phụ âm khác, hoặc đứng cuối sau e, i. (Các từ bell, fill /bɛl; fɪl/ tiếng Anh ắt sẽ được dân Eldar phiên âm là beol, fiol). Dạng vô thanh của âm này sẽ ghi bằng LH (thường phái sinh từ sl- đứng đầu). Trong tiếng Quenya (cổ) viết là hl, nhưng tới Kỉ Đệ Tam thường phát âm là l.

NG kí âm ng như trong finger /'fɪŋgə/ tiếng Anh, trừ khi đứng cuối thì đọc như sing /sɪŋ/. Âm cuối này xưa cũng từng phân bổ ở đầu từ trong tiếng Quenya, nhưng đã được phiên âm là n (như trong Noldo) theo cách phát âm Kỉ Đệ Tam.

PH ghi âm giống như f. Cách viết này dùng trong các trường hợp: (a) khi âm f đứng cuối từ, như trongalph “thiên nga”; (b) khi âm f liên quan tới hoặc phái sinh từ p, như trong i-Pheriannath “những người Tí Hon” (perian); (c) ở vị trí đứng giữa trong một số từ, kí âm ff dài (bắt nguồn từ pp) như trong Ephel “hàng rào ngoài”; (d) từ tiếng Adûnaic và Tây ngữ, như trong Ar-Pharazôn (pharaz “vàng”).

QU được dùng viết cw, tổ hợp rất thường thấy trong tiếng Quenya, dù không gặp trong Sindarin.

R kí âm rung r dù ở vị trí nào; không bị câm khi đi trước phụ âm (chẳng hạn như trong part /pɑːt/ tiếng Anh). Orc và một số Người Lùn nghe nói từng dùng âmr lùi, tức âm rung lưỡi con, bị dân Eldar coi là rất thô tục. RH kí âm r vô thanh (thường phái sinh từ sr- đứng đầu trong lịch sử). Tiếng Quenya viết là hr. Ss L.

S luôn là âm vô thanh như trong so, geese /səʊ, giːs/ tiếng Anh; âm z không tồn tại trong tiếng Quenya hay Sindarin đương đại. SH thấy trong Tây ngữ, tiếng Người Lùn và tiếng Orc kí âm tương tự sh /ʃ/ trong tiếng Anh.

TH kí âm th vô thanh tiếng Anh trong thin cloth/θɪn klɒθ/. Trong khẩu ngữ Quenya đã biến thành s, dù vẫn viết bằng chữ khác như trong Q. Isil - S. Ithil, “Mặt Trăng.”

TY kí âm có lẽ tương tự t trong tune /tju:n/ tiếng Anh. Âm này chủ yếu phái sinh từ c hoặc t+y. Âm ch/tʃ/ như trong tiếng Anh, vì rất thường gặp trong Tây ngữ, thường được người nói tiếng Tây ngữ dùng thay thế âm này. Ss. hi trong mục Y.

V đọc như âm v tiếng Anh, nhưng không phân bố cuối từ. Xem F.

W đọc như âm w /w/ tiếng Anh. HW là âm w vô thanh, như trong white tiếng Anh theo cách phát âm miền Bắc /ʍaɪt/. Âm này không hiếm gặp ở vị trí đứng đầu trong tiếng Quenya, dù có vẻ cuốn sách này không đưa ra ví dụ nào. Cả v và w đều được dùng khi phiên âm tiếng Quenya, bất kể chính tả Quenya đã đồng hóa vào tiếng La tinh, vì các âm đó đều gặp trong ngôn ngữ Quenya và có nguồn gốc khác nhau.

Y trong tiếng Quenya dùng cho phụ âm y, như trong you /juː/ tiếng Anh. Trong tiếng Sindarin y là nguyên âm (xem phần sau). hi đối với y cũng như HW với w, kí âm thường thấy trong hew, huge /hjuː; hjuːdʒ/ tiếng Anh; h trong eht, iht tiếng Quenya cũng là âm này. Âm sh /ʃ/ tiếng Anh thường gặp trong Tây ngữ, thường được người nói tiếng Tây ngữ dùng thay thế. Ss. TY đã nói trên. hi thường phái sinh từ sy- và khy-; trong cả hai trường hợp các từ Sindarin có liên quan thường bắt đầu bằng h, như trong Q. hi armen “phía Nam” - S. Harad.

Lưu ý rằng những phụ âm viết lặp như tt, ll, ss, nn thể hiện các phụ âm “kép” kéo dài. Cuối những từ nhiều hơn một âm tiết, phụ âm kép này thường viết giản lược: như Rohan rút gọn từ Rochann (dạng cổ Rochand).

Trong tiếng Sindarin các tổ hợp ng, nd, mb, vốn rất phổ biến trong các ngôn ngữ Eldar giai đoạn trước, phải trải qua nhiều biến đổi. mb trở thành m trong mọi trường hợp, nhưng vẫn đươc coi là phụ âm dài khi tính trọng âm (xem ở phần dưới), vì vậy được viết là mn nếu có khả năng gây ra lẫn lộn trọng âm khi viết gọn[2]. ng giữ nguyên, trừ ở vị trí đứng đầu hoặc đứng cuối thì trở thành âm mũi đơn giản (như trong sing /sɪŋ/ tiếng Anh). nd nói chung biến đổi thành nn, như trong Ennor “Trung Địa,” Q. Endóre; nhưng vẫn giữ nguyên là nd khi đứng cuối các từ đơn tiết mang trọng âm duy nhất như thond “rễ” (ss Morthond “Rễ Đen”) hoặc đi trước r, như Andros “bọt dài.” Tổ hợp nd còn thấy trong nhiều tên cổ còn lại từ xưa, như Nargothrond, Gondolin, Belerland. Sang tới Kỉ Đệ Tam, nd đứng cuối các từ đa tiết đã thành nn rút ngắn còn n, như trong Ithilien, Rohan, Anórien.

[2] Như trong galadhremmin ennorath, “mảnh đất Trung Địa dày đặc cây.” Remmirath có chứa rem “lưới,” Q. rembe + mîr “ngọc.”

Nguyên âm

Các chữ cái ghi nguyên âm là i, e, a, o, u, và y (riêng trong tiếng Sindarin). Theo những thông tin đã có, âm thể hiện bằng các chữ này (trừ y) cũng giống như các âm thường gặp, dù tất nhiên sẽ lọt mất nhiều dị thể địa phương không được phát hiện hết[3]. Nghĩa là những âm đó cũng khá tương tự các âm thể hiện bằng i, e, a, o, u trong machine, were, father, for, brute /mə'ʃɪːn; wɜː; 'fɑːðə; fɔː; bɹuːt/ tiếng Anh, không kể đến trường độ.

[3] Thói quen tương đối phổ biến phát âm é và ó dài là ei và ou, tương tự như say no /seɪ nəʊ/ tiếng Anh, xuất hiện cả trong Tây ngữ và trong cách đọc tiếng Quenya của những người nói Tây ngữ, được thể hiện trong các cách viết như ei, ou (hoặc chính tả tương đương trong các hệ chữ đương thời). Nhưng cách phát âm này vẫn bị coi là thiếu chính xác hoặc quê kệch. Tất nhiên đấy là cách đọc thông thường ở Quận. Vì thế những ai đọc yéni únótime “các năm dài vô số kể” như cách đọc tự nhiên trong tiếng Anh (nghĩa là đại khái như yainy oonoatimy /jeɪnɪ uːnəʊtɪmɪ/) thì cũng không sai nhiều hơn Bilbo, Meriadoc hay Peregrin. Frodo vẫn được coi là “rất có tài nói các âm ngoại quốc.”

Trong tiếng Sindarin, e, a, o dài cũng cùng tính chất như e, a, o ngắn, vì là sản phẩm phái sinh của chúng vào thời tương đối gần đây (các âm dài cổ é, á, ó đều đã thay đổi). Trong tiếng Quenya, âm é và ó dài, nếu phát âm chính xác như dân Eldar nói, thì căng hơn và “hẹp” hơn thể ngắn tương ứng.

Trong các ngôn ngữ đương thời, chỉ mình tiếng Sindarin là có âm u “biến đổi” kéo lên trước, gần tương tự như u trong lune /lyn/ tiếng Pháp. Âm này phần là biến âm từ o và u, phần phái sinh từ các nguyên âm đôieu, iu xưa kia. Giải pháp là dùng y thể hiện âm này (như tiếng Anh cổ): như trong lŷg “rắn,” Q. leuca, hoặc emyn số nhiều của amon “đồi.” Ở Gondor thường phát âm chữ y này như i.

Nguyên âm dài thường mang dấu sắc (´) như trong vài dị thể của hệ văn tự Fëanor. Trong tiếng Sindarin, nguyên âm dài trong các từ đơn tiết mang trọng âm thường có dấu mũ (ˆ), vì những trường hợp đó thường đọc dài hơn cả thông thường[4]; chẳng hạn như dûn dài hơn Dúnadan. Dấu mũ trong các ngôn ngữ khác như Adûnaic hay tiếng Người Lùn không biểu đạt gì đặc biệt, chỉ dùng nhấn mạnh là các ngôn ngữ lạ (cũng như dùng k).

[4] Tương tự Annûn “hoàng hôn,” Amrûn “bình minh,” chịu ảnh hưởng các từ liên quan là dûn “Tây” và rhûn “Đông.”

II

Chữ e đứng cuối không bao giờ câm hoặc chỉ dùng báo hiệu trường độ như trong tiếng Anh. Vì thế e đứng cuối thường viết là ë (tuy không nhất quán).

Các cụm er, ir, ur (cuối từ hoặc đi trước phụ âm) không đọc như fern, fir, fur /fɜːn, fɜː(ɹ), fɜː(ɹ)/ tiếng Anh, mà như air, eer, oor /ɛɹ, ɪɹ, uɹ/.

Trong tiếng Quenya, ui, oi, ai, iu, eu, au đều là nguyên âm đôi (tức phát âm thành một âm tiết). Mọi tổ hợp nguyên âm khác đều đọc thành hai âm tiết; thường được ghi nhận bằng cách viết ëa (viết hoa Eä), ëo, oë.

Trong tiếng Sindarin các nguyên âm đôi viết là ae, ai, ei, oe, ui, au. Ngoài ra không còn nguyên âm đôi nào khác. au đứng cuối viết thành aw là mô phỏng thói quen trong tiếng Anh, nhưng thực tế cũng không hiếm gặp trong chính tả Fëanor.

Tất cả đều là nguyên âm đôi “đi xuống,” nghĩa là đỉnh âm tiết ở yếu tố thứ nhất[5], và bao gồm hai cấu tố đọc nhập vào nhau. Vì thế ai, ei, oi, ui cần đọc giống các nguyên âm tiếng Anh trong rye /ɹaɪ/ (không phải ray /ɹeɪ/), grey /gɹeɪ/, boy /bɔɪ/, ruin/ˈɹuːɪn/; và au (aw) như trong loud, how /laʊd; haʊ/ chứ không phải trong laud, haw /lɔːd; hɔ/.

Trong tiếng Anh không có âm nào gần với ae, oe, eu; ae và oe có thể đọc như ai, oi.

[5] Đó là vào nguyên thủy. Nhưng sang đến Kỉ Đệ Tam iu tiếng Quenya thường được đọc đi lên, như yu trong yule [ɪ̯ul] tiếng Anh.

Trọng âm

Vị trí của trọng âm không được đánh dấu, vì trong các thứ tiếng Eldar bàn tới ở đây, trọng âm luôn phụ thuộc vào hình dạng từ. Những từ song tiết hầu như toàn bộ đều có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. Ở những từ dài hơn, trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai tính từ cuối, nếu đó là nguyên âm dài, nguyên âm đôi, hay nguyên âm đứng trước hai phụ âm (trở lên). Nếu âm tiết thứ hai tính từ cuối có nguyên âm ngắn đứng truớc một phụ âm hoặc không có phụ âm nào (hiện tượng thường thấy hơn) thì trọng âm rơi vào âm tiết trước nữa, thứ ba tính từ cuối. Mô hình thứ ba này là dạng phổ biến nhất trong các ngôn ngữ Eldar, đặc biệt là Quenya.

Trong các ví dụ sau đây, trọng âm nằm ở các nguyên âm được viết hoa: isIldur, Orome, erEssëa, fËanor, ancAlima, elentÁri, dEnethor, periAnnath, ecthElion, pelArgir, silIvren. Các từ có mô hình elentÁri “nữ hoàng sao” dùng nguyên âm é, á, ó ít khi gặp trong tiếng Quenya, trừ khi (như trường hợp này) là từ ghép; thường gặp hơn là nguyên âm í, ú như trong and Úne “hoàng hôn, phía Tây.” Mô hình này không tồn tại trong tiếng Sindarin trừ từ ghép. Lưu ý là dh, th, ch trong tiếng Sindarin là các phụ âm đơn, thay các chữ cái đơn trong bảng chữ gốc.

Lưu ý

Trong các tên riêng thuộc ngôn ngữ khác ngoài tiếng Eldar, các chữ cái cũng mang giá trị như vậy nếu không ghi chú gì đặc biệt ở trên, trừ trường hợp tiếng Người Lùn. Trong thứ tiếng này không tồn tại các âm ghi bằng th và ch (kh) như trên, nên th và kh là các âm bật hơi, nghĩa là t và k có h đi theo, tương tự như trong backhand, outhouse /ˈbækhænd, ˈaʊtˌhaʊs/.

z khi xuất hiện dùng kí âm giống nhu z /z/ tiếng Anh. gh trong Ngôn Ngữ Đen và tiếng Orc thể hiện “âm xát lùi” (gh đối với g cũng như dh với d), như trong ghâsh và agh.

Các “ngoại danh” hay tên bằng tiếng Người của Người Lùn đã được để dạng miền Bắc, nhưng âm đọc của các chữ cái vẫn như trên. Tương tự với các tên nhân danh và địa danh Rohan (trừ các trường hợp đã hiện đại hóa), chỉ trừ ở đây éa và éo là nguyên âm đôi, có thể coi như ea trong bear /bɛə/ tiếng Anh, và eo trong Theobald/ˈθiːəbɔːˈd/; y là âm u biến đổi. Các dạng hiện đại hóa có thể dễ dàng nhận ra được, phát âm như tiếng Anh. Chủ yếu là địa danh như Dunharrow (từ Dúnharg), trừ các tên Shadowfax và Wormtongue.

CHỮ VIẾT

Các hệ văn tự và chữ cái sử dụng vào Kỉ Đệ Tam nguyên thủy đều có nguồn gốc Eldar, cho tới thời này đã được coi là rất cổ. Cho tới lúc này chúng đều đã phát triển bảng chữ hoàn thiện, nhưng vẫn còn thấy sử dụng các phương pháp viết cổ, chỉ có phụ âm được viết trọn vẹn bằng chữ cái.

Có hai bảng chữ cái chính được sử dụng, nguồn gốc độc lập với nhau: chữ Tengwar hoặc Tîw, trong đây dịch là “chữ cái”; và chữ Certar hoặc Cirth, dịch là “chữ rune.” Chữ Tengwar được tạo ra để viết bằng bút lông hoặc bút mực; dạng chữ vuông góc dùng khi chạm khắc thực tế là biến đổi từ dạng viết tay. Chữ Certar được tạo ra và sử dụng chủ yếu khi khắc vạch lên bề mặt cứng.

Trong hai loại này Tengwar cổ hơn, được chính người Noldor, bậc thầy trong các kĩ năng loại này, sáng tạo ra từ rất lâu trước cuộc tha hương. Hệ văn tự Eldar cổ nhất, chữ Tengwar của Rúmil, không thấy dùng ở Trung Địa. Hệ chữ về sau, chữ Tengwar của Fëanor, hầu như toàn bộ là phát minh mới, dù có vay mượn phần nào của Rúmil. Người Noldor tha hương mang bảng chữ cái này tới Trung Địa, sau đó người Edain và Númenor học theo. Tới Kỉ Đệ Tam, nó đã được sử dụng ở phần lớn những vùng có dân cư dùng Ngôn Ngữ Chung.

Chữ Cirth ban đầu do tộc Sindar ở Beleriand đặt ra, suốt một thời gian dài chỉ dùng khắc tên hoặc những ghi nhớ ngắn gọn trên gỗ hay đá. Nguồn gốc đó tạo nên tự dạng nhiều góc nhọn, rất giống chữ rune của thời đại chúng ta, dù khác nhiều về chi tiết và khác hẳn về thứ tự. Chữ Cirth dạng đơn giản ban đầu đã truyền sang phía Đông vào Kỉ Đệ Nhị, được rất nhiều giống dân chọn dùng, cả Con Người lẫn Người Lùn, thậm chí cả Orc tất cả đều ít nhiều biến đổi sao cho hợp với mục đích sử dụng và với tài năng, hoặc sự bất tài của mình. Một trong những dạng đơn giản lúc này vẫn được Con Người thành bang thung lũng sử dụng, một dạng khác tương tự ở Rohan.

Nhưng ở Beleriand trước khi kết thúc Kỉ Đệ Nhất, chữ Cirth, một phần do ảnh hưởng chữ Tengwar của tộc Noldor, đã thay đổi thứ tự và phát triển thêm. Dạng phong phú nhất và trật tự nhất được gọi là Bảng Chữ Cái Daeron, vì truyền thuyết Tiên kể rằng người sáng tạo ra chính là Daeron ca công và thầy tích truyện trong triều Vua Thingol vương quốc Doriath. Trong dân Eldar Bảng Chữ Cái Daeron không phát triển kiểu chữ viết tay thực sự, vì khi viết người Tiên chọn dùng chữ cải Fëanor. Thực tế là người Tiên miền Tây phần lớn đã bỏ hẳn chữ rune. Riêng có nước Eregion là nơi Bảng Chữ Cái Daeron vẫn tiếp tục được sử dụng, từ đó lan sang Moria trở thành bảng chữ được Người Lùn ưa thích nhất. Bảng chữ này được họ dùng mãi về sau, đưa cả lên miền Bắc. Tới đây sau này nó thường được gọi là Angerthas Moria, hay Chữ Rune Hàng Dài Moria. Cũng như ngôn ngữ nói, Người Lùn tận dụng mọi hệ chữ thông dụng đương thời và nhiều người viết chữ Fëanor rất đẹp; nhưng viết tiếng mẹ đẻ thì họ chỉ dùng Cirth, và phát triển thêm nhiều kiểu chữ viết bằng bút mực.

(i)

Chữ cái Fëanor

Bảng sau đây liệt kê mọi chữ cái thường dùng ở miền Tây vào Kỉ Đệ Tam bằng kiểu chữ thư tịch chuẩn, theo thứ tự thường dùng nhất, và cũng là thứ tự thường liệt kê các chữ cái theo tên nhất.

Nguyên thủy hệ văn tự này không phải là một “bảng chữ,” theo nghĩa là một chuỗi ngẫu nhiên các chữ cái, mỗi chữ mang một giá trị độc lập, liệt kê theo một trật tự quy ước không phụ thuộc gì vào hình dạng cũng như chức năng của chúng[1]. Đúng hơn đây là một hệ thống các kí hiệu phụ âm, hình dạng và kiểu dáng tương tự nhau, có thể thay đổi tùy theo chủ ý hoặc tiện lợi để thể hiện các phụ âm của ngôn ngữ nào được dân Eldar sử dụng (hay sáng tạo). Mỗi chữ cái đều không mang giá trị tự thân nào, nhưng giữa chúng có các tương quan được xác lập từng bước.

Hệ thống có tất cả hai mươi tư chữ cái chính, 1-24, xếp vào bốn témar (chuỗi), mỗi chuỗi có sáu tyeller (bậc). Còn có thêm các “chữ phụ,” một số ví dụ là từ 25-36. Trong số này chỉ có 27 và 29 là chữ mới độc lập tuyệt đối; số còn lại đều là biến dạng từ các chữ khác. Ngoài ra còn một số lượng nhất định các tehtar (dấu) mang nhiều chức năng khác nhau. Những dấu này không được liệt kê trong bảng[2].

Bộ chữ chính đều cấu tạo từ một telco (thân) kèm một lúva (cung). Các kí tự ở vị trí 1-4 được coi là tiêu chuẩn. Thân chữ có thể nhô lên cao như 9-16, hoặc rút ngắn như 17-24. Cung chữ có thể mở như Chuỗi I và III, hoặc đóng như II và IV, và mở hay đóng đều có thể lặp kép, ví dụ như 5-8.

Theo lí thuyết ban đầu mỗi kí tự có thể gán cho giá trị tùy ý, nhưng đến Kỉ Đệ Tam đã được tập quán cố định, tới mức thông thường Chuỗi I được dùng ghi âm răng, gọi là chuỗi t (tincotéma), còn Chuỗi II ghi âm môi, tức chuỗi p (parmatéma). Chuỗi III và IV được gán các giá trị tùy theo nhu cầu từng ngôn ngữ.

Trong các thứ tiếng như Tây ngữ rất thường xuất hiện các phụ âm kiểu ch, j, sh trong tiếng Anh[3], Chuỗi III thường được dùng ghi loại phụ âm này; khi đó Chuỗi IV trở thành chuỗi k thông thường (calmatéma). Trong tiếng Quenya, vốn ngoài calmatéma còn có cả chuỗi vòm miệng (tyelpetéma) và chuỗi môi hóa (quessetéma), các âm vòm miệng được thể hiện bằng dấu mô tả “y theo sau” trong hệ Fëanor (thường là hai dấu chấm đặt dưới chữ), còn Chuỗi IV trở thành chuỗi kw.

[1] Mối liên hệ duy nhất dân Eldar có thể nhận ra trong bảng chữ cái của chúng ta là P và B, và vị trí cách xa của hai chữ này, cũng như xa với F, M, V, chắc sẽ khiến họ thấy rất quái lạ.

[2] Có rất nhiều dấu xuất hiện trong ví dụ trên trang bìa lót [nguyên bản tiếng Anh - BT], hay trong dòng khắc chép ở trang I 64, phiên âm ở trang I 327. Chủ yếu chúng dùng diễn tả các nguyên âm, mà tiếng Quenya chỉ coi là cách biến đổi các phụ âm đi kèm; hoặc dùng viết tắt một vài tổ hợp phụ âm thường gặp.

[3] Kí âm ở đây cũng giống như cách phiên âm đã miêu tả bên trên, ngoại trừ ch được dùng viết âm ch trong church /t͡ʃɜː t͡ʃ/, j viết âm j /dʒ/ và âm zh trong azure, occasion /ˈæʒʊə; əˈkeɪʒən/ tiếng Anh.

Bên cạnh các nguyên tắc tổng quát đó còn thường thấy áp dụng các quy tắc sau: Các kí tự tiêu chuẩn Bậc 1 dùng ghi các “âm tắc vô thanh”: t, p, k v.v. Cung kép có nghĩa là chuyển sang “hữu thanh”: tức là nếu 1, 2, 3, 4 = t, p, ch, k (hoặc t, p, k, kw) thì 5, 6,7, 8 = d, b, j, g (hoặc d, b, g, gw). Thân nhô lên nghĩa là phụ âm mở thêm thành “âm xát”: như vậy cung bậc 1 như trên sẽ có Bậc 3 (9-12) = th, f, sh, ch (hoặc th, f, kh, khw/hw) và Bậc 4 (13-16) = dh, v, zh, gh (hoặc dh, v, gh, ghw/w).


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx