sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Con đường phía trước - Chương 03 - Phần 1

Chương 3: Những bài học từ nền công nghiệp điện toán

Thành công là người thầy đáng sợ. Thành công quyến dũ những người thông minh nghĩ rằng họ không thể thất bại. Và thành công cũng là một hướng đạo viện không đáng tin cậy để hướng dẫn ta đi vào tương lai. Những kế hoạch kinh doanh nghe có vẻ rất hoàn hảo, hay những kĩ thuật tiên tiến nhất hiện nay như máy nghe nhạc hiện đại, máy thu hình hay máy điện toán lớn, đều cũng có thể nhanh chóng trở lên lạc hậu. Tôi đã từng chứng kiến cảnh đó xảy ra. Việc theo dõi thật kĩ trong một thời gian dài hoạt động của các công ty, có thể dạy cho mình những nguyên tắc để đề ra các chiến lược cho tương lai.

Những công ty đầu tư vào xa lộ thông tin sẽ cố gắng tránh tái phạm các sai lầm mà nền công nghiệp điện toán đã mắc phải trong hơn hai mươi năm qua.

Tôi nghĩ rằng hầu hết những sai lầm đó có thể hiểu được bằng cách quan sát một vài yếu tố cơ bản. Trong số đó có những yếu tố như dạng xoắn ốc tiêu cực, sự cần thiết phải chủ động hơn là xuôi theo thời cuộc, tầm quan trọng của phần mềm tương phản với phần cứng, và vai trò của tính tương hợp và sự phản hồi tích cực mà nó tạo ra.

Bạn không thể dựa vào trí tuệ thông thường vì nó chỉ phát huy tác dụng trong hơn ba mươi năm qua, thị trường phần mềm và phần cứng của máy điện toán rõ ràng không phải là thị trường thông thường. Những công ty lớn, có dự án ngân hàng tiếng, đạt doanh thu mỗi ngày lên tới hàng trăm triệu Mỹ kim, nhưng rồi có hàng loạt khách hàng quen thuộc của họ đột nhiên biến mất chỉ trong một thời gian rất ngắn. Các công ty lớn như Apple, Compaq, Lotus, Oracle, Sun và Microsoft đều từ hai bàn tay trắng đã nhanh chóng đạt doanh số tới 1 tỷ Mỹ kim. Những thành công đó thúc đẩy, một phần, bởi điều mà tôi gọi là "sự tăng trưởng theo đường xoắn ốc tích cực".

Khi bạn có trong tay sản phẩm ăn khách, các nhà đầu tư để mắt đến bạn và sẵn sàng đổ tiền vào công ty của bạn. Và một không đã có một người đến thì những người khác nhanh chóng đến theo. Điều đó tạo lên hưng phấn. Các đối tác và khách hàng có tiềm năng để ý tới, và hình xoắn ốc cứ thế lên cao dần, tạo đà cho những thành công khác dễ dàng hơn.

Ngược lại, có một đường xoắn ốc tiêu cực mà nhiều công ty có thể đã lâm vào. Một công ty lâm vào tình trạng của một đường xoắn ốc tiêu cực thường làm ra vẻ đó là định mệnh, trong khi công ty khác cảm thấy như giờ tận số của họ sắp điểm rồi. Nếu một công ty bắt đầu mất cổ phần thị trường hoặc cho ra đời một sản phẩm tồi thì câu chuyện đầu lưỡi sẽ là "Tại sao cậu lại làm ở công ty đó?", "Tại sao anh lại đầu tư vào công ty này?", "Tôi nghĩ ông không mua cổ phiếu của họ". Báo chí, các nhà phân tích, bắt đầu đánh hơi, và tung ra các câu chuyện nội bộ công ty như ai đã cãi nhau với ai, người nào phải chịu trách nhiệm về việc quản lý tồi tệ đó.

Khách hàng bắt đầu đặt dầu hỏi và liệu trong tương lai họ có lên mua cổ phiếu của công ty đó không. Trong nội bộ công ty, mọi việc đều có vấn đề, kể cả những việc đang được thực hiện tốt. Thậm chí một kế toán tốt cũng bị loại bỏ với lý lẽ "Anh chỉ lo bảo vệ cái cũ", và tất cả những điều đó chỉ tổ làm cho công ty phạm thêm nhiều sai lầm khác. Thế mà công ty rơi vào chiều xoắn ốc đi xuống. Những nhà lãnh đạo tài ba như Lee Iacocca, người có công đầu trong việc lật ngược thế cờ trong khi công ty đang lâm vào chu kỳ xuống dốc, rất xứng đáng được tán dương.

Trong suốt thời niên thiếu của tôi, máy điện toán bán rất chạy thời đó là mày của hãng Digital Equipment Corporation - hay còn gọi là DEC. Trong suốt hai mươi năm trời, độ tăng trưởng theo đường xoắn ốc tích cực của công ty hầu như không thể dừng lại. Ken Olsen, người sáng lập ra hãng DEC, là người đã thiết kế ra phần cứng mang tính truyền thuyết đó và cũng là thần tượng của tôi. Năm 1960, ông đã sáng lập ra ngành công nghiệp sản xuất máy điện toán mini bằng cách cho chào hàng một máy điện toán "nhỏ" đầu tiên. Chiếc máy ra đời sớm nhất là chiếc PDP-1, tổ tiên của chiếc máy PDP-8 của trường trung học tôi học thời đó. Người mua, thay vì phải trả hàng triệu Mỹ kim cho "đống sắt"đó của hãng IBM, có thể mua một máy PDP-1s của Oslen với giá chỉ có 120.000 Mỹ kim. Nó không mạnh bằng chiếc máy lớn, nhưng nó có rất nhiều ứng dụng khác nhau, và phát triển thành một hãng có số vốn lên tới 6,7 tỷ mỹ kim.

Hai thập niên sau, tầm nhìn của Oslen bắt đầu bị dao động. Ông không còn nhìn thấy tương lai của chiếc máy điện toán để bàn nữa. Ngay lập tức, ông bị hất ra khỏi hãng DEC, và một phần của câu chuyện truyền thuyết của ông hiện nay chỉ là, ông là một con người nổi tiếng vì đã công khai và nhiều lần coi chiếc máy điện toán cá nhân chỉ là món đồ chơi nhất thời. Tôi cảm thấy buồn khi phải nghe những câu chuyện giống như chuyện của Oslen. Ông là người rất tuyệt vời trong cách tìm ra phương pháp mới để tiến hành công việc, và rồi - sau những năm dài được mệnh dự án ngân hàng là nhà sáng tạo - ông đã lạc bước giữa ngã ba đường.

Một người có những suy nghĩ hư ảo khác là An Wang, một di dân gốc Trung Hoa. An Wang đã biến phòng thí nghiệm của ông thành một hãng cung cấp máy tính điện tử có ảnh hưởng lớn vào thập niên 60. Trong thập liên 70, phớt lờ mọi lời khuyên can của bạn bè xung quanh, ông rời bỏ thi trường máy tính ngay trước khi nó bước vào một cuộc cạnh tranh giá cả quyết liệt có thể làm cho ông tán gia bại sản. Thật là một quuyết định tuyệt vời. Wang thành lập lại công ty khác và nó đã trở thành một hãng cung cấp máy xử lý từ (văn bản) hàng đầu. Trong suốt thập niên 70, máy xử lý từ của ông đã thay thế máy đánh chữ của hầu hết các văn phòng trên toàn thế giới. Máy của ông có thiết kế một bộ vi xử lý bên trong nhưng không phải là những máy điện toán cá nhân thực thụ, bởi chúng được thiết kế để thực hiện chỉ một chức năng là xử lý văn bản.

Wang lại là một kĩ sư có những ý nghĩ không thực tế. Sự hiểu biết sâu sắc thể hiện trong quyết định từ bỏ máy tính bỏ túi lẽ ra đã có thể dẫn ông tới chỗ thành công trong việc sản xuất phần mềm cho máy điện toán cá nhân trong thập niên 80, nhưng ông đã không nhận ra được bước ngoặt sắp tới của nền công nghiệp này, dù cho ông là người phát triển ra phần mềm tuyệt vời, gắn liền với quyền sở hữu chủ về bộ xử lý từ của ông. Nhưng rồi phần mềm của ông cũng tới hồi cáo chung khi các loại máy điện toán đa dụng có bộ xử lý từ có nhiều ứng dụng khác nhau như WordStar, WordPerfect, và MultiMate (phần mềm này bắt chước phần mềm của Wang) ra đời. Nếu như Wang đã nhận thức được tầm quan trọng của các phần mềm tương ứng thì có lẽ Microsoft đã không ra đời và lớn mạnh như ngày nay và tôi có thể cũng đã trở thành một nhà toán học hay một luật sư ở một nơi nào đó, và sự đột phá của tôi vào lĩnh vực máy điện toán cá nhân có lẽ cũng chỉ còn là một hồi ức xa vời.

IBM là một hãng lớn khác cũng đã không nắm bắt kịp thời được các đổi thay về kĩ thuật ngay trong giai đoạn khởi đầu của cuộc cách mạng máy điện toán cá nhân. Người đứng đầu hãng này, ông Thoms J. Watson, vốn trứoc đây là nhân viên bán máy tính tiền. Thực ra, Watson không phải là người sáng lập ra hãng IBM, nhưng nhờ phương pháp quản lý năng nổ của ông mà suốt trong thập niên 30 hãng IBM đã thống trị thị trường các loại máy dùng trong kế toán.

Hãng IBM bắt đầu tham gia vào thị trường máy điện toán khoảng giữa thập niên 50. Đó là một trong những hãng lớn thời đó đang cố cạnh tranh để chiếm giữ vị trí hàng đầu trong lãnh vực này. Cho đến năm 1964, mỗi một kiểu máy, dù cùng một hãng sản xuất, đều dược thiết kế theo kiểu dáng riêng biệt, và đòi hỏi phải có hệ điều khiển va phần mềm sử dụng riêng của nó. Hệ điều khiển này, hay còn dược gọi ngắn gọn là hệ DOS, là phần mềm căn bản điều phối các thành phần khác của chiếc máy, chỉ thị cho chúng cách phối hợp với nhau để thực hiện các chức năng khác. Không có hệ điều hành này, chiếc máy chỉ là vật vô dụng. Nó là một cái bệ mà người ta đặt trên đó tất cả các chương trình phần mềm như phần mềm về kế toán hay bảng lương, phần mềm xử lý từ hay thư điện tử.

Thời đó, máy điện toán có nhiều kiểu đáng và giá cả khác nhau. Một số được thiết kế đặc biệt để nghiên cứu khoa học, số khác phục vụ thương mại. Như tôi đã phát hiện lúc tôi viết ngôn ngữ BASIC rằng công việc có ý nghĩa phải làm sao có thể chuyển được phần mềm từ máy này sang kiểu máy khác. Điều đó đúng dù cho phần mềm đó được viết theo một ngôn ngữ chuẩn như COBOL hoặc FOTRAN chẳng hạn. Dưới sự hứơng dẫn của một thanh niên tên Tom là con và đồng thời là người kế thừa của Watson, công ty đã mạo hiểm tung ra 5 tỷ Mỹ kim để đầu tư vào một khái niệm hoàn toàn mới mẻ, đó là cấu trúc mở rộng - có nghĩa là theo cấu trúc đó tất cả máy điện toán của họ System/360, cho dù kích thước có khác nhau, đều có thể đáp ứng một tập lệnh chung. Các mẫu được thiết kế theo các quy trình kĩ thuật khác nhau, từ chậm nhất đến nhanh nhất, từ kích thước nhờ phù hợp với những trụ sở đồ sộ, đều có thể hoạt động cùng một hệ DOS. Khách hàng có thể di chuyển các ứng dụng và thiết bị ngoại vi, các phụ tùng như đĩa, băng và máy in từ máy nay sang máy khác một cách thoải mái. Cấu trúc mở rộng này thực sự đã định hình lại toàn bộ nền công nghiệp.

Máy System/360 là một thành công hết sức dễ dàng và đã khiến cho IBM trở thành nguồn cung cấp máy điện toán chính trong suốt thời gian ba mươi năm sau đó. Khách hàng đỏ xô đến để đầu tư vào hệ 360, tin chắc rằng sự đầu tư sẽ không lãng phí. Nếu họ muốn chuyến sang một máy điện toán lớn hơn, họ có thể được một máy hoạt động cùng một hệ thống và có cấu trúc giống nhau. Năm 1977, hãng DEC cho ra đời hệ cấu trúc mở rộng riêng của họ, đó là hệ VAX. Hệ này bao gồm các loại máy điện toán để bàn cho đến loại máy điện toán lớn, và đã mang lại cho hãng DEC những gì hệ System/360 đã mang lại cho hãng IBM. Hãng DEC đã trở thành hãng dẫn đầu vững vàng nhất trên thị trừơng máy điện toán mini.

Hệ cấu trúc mở rộng Syetem/360 của hãng IBM và các hệ kế tiếp như System/370 đã loại ra ngoài thương trường nhiều đối thủ cạnh tranh của hãng IBM và đã khiến cho các hãng có tiềm năng mới xuất hiện cũng phải nể mặt. Năm 1970, một hãng cạnh tranh mới ra đời, do Eugene Amdahl, vốn trước đây là kĩ sư bậc cao của hãng IBM, thành lập, Amdahl đề ra một kế hoạch kinh doanh rất mới lạ. Công ty của ông, cũng gọi là công ty Amdahl, chế tạo ra những máy điện toán hoàn toàn có thể cạnh tranh được với phần mềm 360 của hãng IBM. Amdahl sản xuất ra phần cứng chẳng những chạy được hệ DOS và những ứng dụng của nó giống như của hãng IBM, nhờ biết tận dụng được lợi thế của kĩ thuật mới. Chẳng bao lâu sau đó các hãng Control Data, Hitachi, và Intel đều cho ra đời các mainframe (máy điện toán lớn) có khả năng sánh với máy của hãng IBM. Khoảng giữa thập niên 70 tầm quan trọng của tính tưong thích của hệ 360 trở nên rõ ràng hơn. Chỉ còn lại những công ty sản xuất máy điện toán lớn (mainframe) mà phầm cứng của nó có thể chạy được hệ DOS của hãng IBM là còn tồn tại.

Trước khi hệ 360 ra đời, các nhà thiết kế máy điện toán cố tình thiết kế ra những loại máy không tương thích (uncompatible) với máy của các hãng khác, bởi vì mục đích của nhà sản xuất là làm cho khách hang lệ thuộc vào họ và sẽ gặp nhiều khoa khăn và rất tốn kém khi muốn chuyển sang các loại máy khác. Amdahl và những người khác đã đặt dấu chấm hết cho tình trạng đó. Việc thị trường đòi hỏi tinh tương thích là một bài học cho nền công nghiệp điện toán trong tương lai. Nó cũng là một bài học cho những hệ thống nào có thể giúp cho họ có khả năng lựa chọn phần cứng của bất cứ hãng nào áp dụng được nhiều ứng dụng phần mềm rộng rãi nhất.

Trong khi tình hình cứ tiếp diễn, tôi vẫn đang say sưa với học tập và thử nghiệm máy điện toán. Mùa thu năm 1973 tôi đến Harvard. Trong trường lúc đó có nhiều cách nhìn đời một cách giả tạo rất khác nhau, và xả hơi được coi là cách tốt nhất để thể hiện thái độ lãnh đạm của mình. Vì thế cho nên, trong suốt năm học đầu tiên, tôi đã nhảy hết lớp này đến lớp khác để đến cuối khóa tôi phải lao vào học như điên. Nó đã trở thành môt trò chơi chẳng phải mới mẻ gì tức là với sự đầu tư thời gian tối thiểu vào việc học, để xem mình sẽ đạt thứ hạng cao đến mức nào. Tôi dành phần lớn thời giờ rảnh rỗi để chơi bài trên máy poker, một trò chơi rất hấp dẫn đối với tôi. Trong khi chơi poker, người chơi thường thu lượm được khá nhiều các mảnh thông tin khác nhau như ai là người chơi bạo tay, nên tung những con bài nào ra trước, gã kia thường thấu cáy ra sao, rồi ráp nối chúng lại để tạo cho mình cách chơi riêng. Tôi thu được khá nhiều tiền nhờ biết đúc kết các mảnh thông tin đó thành kinh nghiệm bản thân.

Kinh nghiệm trong chiến thuật chơi poker - và cả số tiền thu được - đã giúp ích cho tôi rất nhiều khi tôi mới bước vào lãnh vực kinh doanh. Nhưng lần này tôi tham gia vào một trò chơi khác có phân muộn màng hơn, cho nên nhưng kinh nghiệm trên không giúp ich gì cho tôi dược cả. Nhưng lúc đó tôi chua nhận biết được điều nay. Thực ra, việc tôi tham gia có phần ủng hộ. Đó là Sreve Ballmer, một sinh viên khoa toán, chúng tôi quen nhau hồi còn học năm thứ nhất lúc chúng tôi cùng ở ký túc xá Currier House. Cả hai chúng tôi đếu sống một cuộc sống khá khác biệt, ít chú ý đến việc học hành, chỉ chịu lao vào học các bài học chính trước kỳ thi có vài ngày thôi. Steve là một thanh niên giàu nghị lực, thích giao tiếp bạn bè. Những hoạt động đó chiếm phần lớn thời gian của anh. Khi vào măm học thứ hai, anh đã là đội trưởng của đội bóng đá, giám đốc phụ trách quảng cáo của tờ The Harvard Crimaon, một tờ nhật báo của trường đại học. Anh còn là một thành viên của câu lạc bộ Xã hội, tương tự như Hội Đi hữu của trường Harvard.

Có một lần, cả hai chúng tôi đều đăng ký học một môn kinh tế học khá hóc búa - Kinh tế học năm 2010. Giáo sư bộ môn này cho phép sinh viên tự đánh giá thứ hạng của mình vào cuối học kỳ. Vì thế, Steve và tôi đã dành hết thì giờ trong suốt học kỳ cho các lãnh vực khác và hầu như chẳng ngó ngàng gì tới môn này. Cho tới khi chỉ còn một tuần nữa là đến kỳ thi, chúng tôi mới lao vào học sống học chết. Tuy vậy, cuối cùng chúng tôi cũng đạt được hạng A.

Tuy nhiên, sau khi Paul Allen và tôi thành lập hãng Microsoft, chúng tôi mới nhận thấy rằng sụ chần chừ của chúng tôi trước đây không phải là cách chuẩn bị tốt nhất để bước vào quản lý một công ty. Trong số những khách hàng đầu tiên của Microsoft có các công ty Nhật, họ nghiêm khắc tới mức nếu chúng tôi giao hàng chậm là họ có thể cử ngay vài người sang để giám sát chúng tôi. Cho tới nay, tôi vẫn còn cảm thấy được nỗi đau khổ mỗi khi giao hàng chậm. Thật tình là, chúng tôi khó có thể cải tiến cho tốt được như vậy nếu như họ không làm như thế.

Microsoft bắt đầu tại Albuquerque, New Mexico, vào năm 1975, bởi vì đó là trụ sở của hãng MITS. MITS là một hãng nhỏ đã sản xuất ra chiếc máy điện toán cá nhân Altair 8800 đã được đăng trước đây trên trang bìa của tạp chí Popular Electronics. Chúng tôi phải hợp tác với hãng này bởi đó là hãng đầu tiên bán máy điện toán cá nhân với giá khá rẻ cho công chúng. Vào năm 1977, các hãng Apple, Commodore và Radio Shack cũng tham gia vào ngành kinh doanh này. Chúng tôi cung cấp ngôn ngữ BASIC cho hầu hết các máy điện toán cá nhân đầu tiên. Đây là phần mềm chủ yếu trong thời đó, vì người sử dụng có thể tự viết các ứng dụng của họ cho ngôn ngữ này thay vì phải mua trọn gói.

Trong những ngày đầu, việc bán ngôn ngữ BASIC là một trong nhiều công việc tôi phải làm. Trong ba năm đầu, hầu hết các kĩ thuật viên của Microsoft đều tập trung vào công việc kĩ thuật, tôi phụ trách khâu bán ra, tài chính và tiếp thị, cũng như viết các bộ mã. Lúc đó tôi mới chỉ vừa bước qua tuổi vị thành niên, và công việc bán hàng khiến tôi hơi lo sợ. Chủ trương của Microsoft là yêu cầu những công ty như hãng Radio Shack mua quyền sử dụng để bán luôn cả phần mềm của chúng tôi cùng với máy của họ (chẳng hạn như máy Radio Shack TRS-80), và trả cho chúng tôi tiền bản quyền tác giả. Một trong những lý do buộc chúng tôi phải làm như vậy là vì nạn vi phạm quyền tác giả khá phổ biến vào thời đó.

Trong những năm đầu bán ngôn ngữ Altair BASIC, doanh thu rất thấp so với số lượng phần mềm của chúng tôi đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường khiến chúng tôi nghĩ rằng phần mềm của chúng tôi đã bị đánh cắp. Tôi viết và phổ biến một thư ngỏ gởi những người sử dụng máy điện toán yêu cầu họ hãy ngừng việc sao chép các phần mềm của chúng tôi để chúng tôi còn có thể có tiền đầu tư vào việc sản xuất nhiều phần mềm khác. Nhưng tôi đã không thuyết phục được họ, hình như họ vẫn thích và muốn sử dụng phần mềm của chúng tôi nhưng bằng cách "mượn" của người khác hơn là mua.

May mắn là hiện nay hầu hết những người sử dụng máy điện toán đều hiểu rằng phần mềm được bảo vệ bản quyền. Việc đánh cắp bản quyền hiện vẫn còn là một vấn đề lớn trong quan hệ thương mại bởi vì vẫn còn một số nước chưa có - hoặc không áp dụng - luật bản quyền. Hoa Kỳ đòi hỏi các chánh phủ khác phải làm nhiều hơn nữa để thực thi luật bản quyền đối với sách báo, phim ảnh, đĩa CD, và phần mềm của máy điện toán. Chúng ta phải hết sức cẩn thận để bảo đảm sao cho xa lộ thông tin của chúng ta sẽ không trở thành thiên đường của bọn kẻ cắp.

Mặc dù chúng tôi bán rất chạy phần mềm của chúng tôi cho các công ty sản xuất phần cứng ở Mỹ, nhưng trong năm 1979, gần như phần nửa doanh thu của chúng tôi đến từ nước Nhật, nhờ một người bạn tuyệt vời tên là Kauhiko Nishi, hay còn gọi là Kay. Kay điện thoại cho tôi vào năm 1978, và tự giới thiệu mình với tôi bằng tiếng Anh rằng anh đã đọc về hãng Microsft và nghĩ rằng anh có thể cộng tác kinh doanh với hãng chúng tôi. Và thật thú vị, vì chúng tôi có rất nhiều điểm tương đồng. Chúng tôi cùng tuổi, cùng là sinh viên, nhưng anh đang nghỉ phép vì say mê máy điện toán cá nhân.

Vài tháng sau, chúng tôi gặp nhau trong một cuộc họp tại Anaheim bang Albuquerque, tại đó, chúng tôi cùng bay trở về Albuquerque, tại đó, chúng tôi ký kết một hợp đòng để anh làm đại diện độc quyền phân phối phần mềm BASIC ở vùng Đông Đ. Chẳng có luật sư nào chứng kiến việc ký kết hợp đồng, chỉ có tôi và Kay, trên tinh thần anh em tin cậy lẫn nhau. Thực hiện hợp đồng đó, chúng tôi đạt doanh thu trên 150 triệu Mỹ kim, cao hơn gấp 10 lần mức dự kiến.

Kay thường xuyên đi lại giữa các trung tâm thương mại của Nhật và cả của Mỹ nữa. Anh là một con người khá năng động, điều đó rất lợi cho công việc của chúng tôi ở Nhật. Bởi nó khiến cho các thương gia Nhật có ấn tượng rằng chúng tôi là những thần đồng. Khi có dịp sang Nhật, chúng tôi ở cùng phòng trong khách sạn, làm việc qua điện thoại thâu đêm suốt sáng, doanh số đạt hàng triệu đô la mỗi đêm. Có một lần trong khoảng từ 3 đến 5 giờ sáng, chẳng có ma nào gọi điện thoại tới cả, nhưng đến khoảng 5 giờ thì có người gọi tới, Kay với lấy ống nghe và nói: "Đêm nay làm việc hơi trễ đấy nhé".

Trong suốt tám năm sau đó, Kay luôn chộp lấy mọi thời cơ. Có một lần vào năm 1981, trên chuyến bay từ Ssattle tới Tokyo, Kay ngồi gần Kazuo Inamori, chủ tịch Hãng Kyocera, một hãng khổng lồ có số vốn lên tới 650 triệu Mỹ kim. Kay, lúc đó đang quản lý công ty ASCII của anh ấy ở Nhật, tin ở sự hợp tác với Microsoft, đã thành công trong viêc bàn với Inamori về sáng kiến mới của anh ấy là hợp tác sản xuất máy điện toán xách tay với một phần mềm đơn giản được thiết kế bên trong máy. Thế là Kay và tôi cùng thiết kê kiểu máy. Tại Hoa Kỳ, máy đó được Hãng Radio Shack tung ra thị trường vào năm 1983 với tên gọi là Model 100, với giá chỉ có 799 Mỹ kim. Còn tại Nhật máy đó được bán ra dưới tên gọi là máy NEC PC-8200, và ở Châu Au với là Olivetti M-10. Nhờ ở nhiệt tình của Kay, máy đó đã trở thành máy điện toán xách tay đầu tiên rất phổ biến, một loại dụng cụ được giới phóng viên ưa chuộng trong nhiều năm.

Vài năm sau, vào năm 1986, Kay quyết định chuyển bộ mã ASCII theo một hướng tôi dự định cho Microsoft, cho nên Microsoft quyết định thành lập một công ty trực thuộc riêng của Microsoft tại Nhật. Công ty của Kay vẫn là một công ty quan trọng chuyên phân phối phần mềm cho thị trường Nhật. Kay, người bạn thân của tôi, vẫn rất năng động như ngày nào và quyết tâm đưa máy điện toán cá nhân trở thành công cụ phổ biến.

Tính chất toàn cầu của thị trường máy điện toán cá nhân cũng sẽ là một nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình phát triển xa lộ thông tin. Sự hợp tác giữa các công ty của Hoa Kỳ và Châu Âu cùng với các công ty của Châu Á trên lãnh vực máy điện toán sẽ trở nên quan trọng hơn trước đây nhiều. Những nứơc nào hoặc những công ty nào không triển khai được tính chất toàn cầu trong phần việc này của họ, họ sẽ không thể phát triển được.

Tháng Giêng năm 1979, Hãng Microsoft chuyển từ Albuquerque về vùng ngoại ô Seattle thuộc bang Washington. Paul và tôi trở về nhà, mang theo gần như tất cả mấy chục công nhân theo. Chúng tôi tập trung sức lực vào việc viết ngôn ngữ lập trình cho số máy mới dư thừa do nền công nghiệp máy điện toán cá nhân đang phát triển rất mạnh. Người ta đổ xô đến với chúng tôi và họ mang theo đủ mọi dự án có đủ tiềm năng để phát thành những công trình to lớn hơn.

Nhu cầu về các dịch vụ của Microsoft vựơt xa khả năng cung cấp của chúng tôi.

Tôi cần người trợ giúp quản lý công việc kinh doanh, và tôi đã tìm đến Steve Ballmer, người bạn cùng phòng và cùng học bộ môn kinh tế năm 2010 tại trường Đại học Harvard trước đây.

Sau khi tốt nghiệp, Steve làm quản đốc sản phẩm cho Hãng Procter Gamble ở Cincinnati. Sau vài năm, anh lại quyết định theo học trường Kinh doanh Stanford. Khi tôi gọi điện thoại cho anh cũng là lúc anh mới vừa kết thúc một năm học và vẫn muốn tiếp tục hoàn thành chương trình sau đại học, nhưng khi tôi ngỏ ý muốn mọi anh tham gia đồng sở hữu chủ cho hãng Microsoft, anh đồng ý và lại trở thành một sinh viên nghỉ phép dài hạn một lần nữa. Khi chúng tôi tuyên bố mọi công nhân trong hãng tham gia quyền sở hữu chủ dưới hình thức tham gia góp vốn, hãng Microsoft đã gặt hái được những thành công lớn lao chưa từng có.

Khoảng ba tuần sau khi Steve đến làm việc tại hãng Microsoft, lần đầu tiên giữa chúng tôi có những cuộc tranh luận khá căng. Lúc đó, hãng Microsoft đang thuê khoảng ba mươi công nhân, và Steve cho rằng chúng tôi cần phải thuê ngay thêm khoảng năm mươi người nữa.

Tôi đã trả lời anh rằng chúng ta không thể làm như thế được. Nhiều khách hàng đầu tiên của chúng ta đã bị phá sản, và nỗi lo sợ bị vỡ nợ ngay trong thời gian hãng đang phát triển mạnh khiến cho tôi hết sức bảo thủ về phương diện tài chính. Nhưng Steve không nản lòng và tôi đã phải nghe theo anh ta. Tôi bảo anh chỉ nên thuê những người có năng lực càng sớm càng tốt, và tôi sẽ bàn với anh về những gì cần làm sau. Tôi chưa bao giờ trải qua những giờ phút hạnh phúc đến như vậy, bởi vì doanh thu của chúng tôi tăng trưởng vô cùng nhanh chóng nhờ những con người tài ba lỗi lạc mà Steve đã huy động được.

Nỗi lo sợ chính của tôi trong những năm đầu là một số công ty nào đó có thể sẽ đột kích vào và cuỗm mất thị trường của chúng tôi. Thực ra, thời đó cũng có một vài công ty nhỏ kinh doanh các bộ vi xử lý hay phần mềm đã khiến cho tôi lo lắng, nhưng may mắn là không ai trong số đó có tầm nhìn về thị trường phần mềm giống như chúng tôi.

Ngoài ra, còn có một nguy cơ khác luôn luôn đe dọa chúng tôi. Đó là việc có thể vào một ngày nào đó, một trong những công ty lớn chuyên sản xuất máy điện toán lấy phần mềm dùng cho máy điện toán lớn của họ để cải tiến lại, dùng cho máy điện toán sử dụng bộ vi xử lý nhỏ. Các hãng IBM và DEC đã có những thư viện phần mềm hết sức mạnh. Nhưng một lần nữa, rất may cho hãng Microsoft là phần lớn những người sử dụng không có ý định cải tiến máy của họ thành những máy điện toán cá nhân. Chỉ có một nguy cơ xuất hiện vào năm 1979, khi hãng DEC tung ra thị trường loại máy điện toán mini PDP-11 được cải tiến theo dạng một máy điện toán cá nhân mang tên HeathKIT. Mặc dù vậy, hãng DEC không tin tưởng hoàn toàn vào máy điền toán cá nhân, và do đó trên thực tế họ họ đã không đẩy nhanh tiến độ sản xuất.

Mục tiêu của Microsoft lúc đó là viết và cung ứng phần mềm cho hầu hết máy điện toán cá nhân nhưng không dính dáng đến việc sản xuất hoặc kinh doanh phần cứng. Microsoft đăng ký giá bán phần mềm hết sức thấp. Chúng tôi cải tiến ngôn ngữ lập trình như phiên bản BASIC cho thích hợp với từng loại máy. Chúng tôi phản ứng rất nhanh trước những đổi thay của các nhà sản xuất phần cứng. Chúng tôi không muốn tạo bất cứ một lý do nào để khách hàng của chúng tôi đi tìm mua phần mềm khác.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx