Và chiến lược của chúng tôi đã thành công. Trên thực tế, tất cả các nhà sản xuất máy điện toán cá nhân đều dăng ký ngôn ngữ lập trình của chúng tôi. Mặc dù phàn cứng của hai công ty sản xuất máy điện toán có khác nhau, nhưng cả hai đều sử dụng phần mềm BASIC của Microsoft, điều đó chứng tỏ, trong chừng mực nào đó, các phần mềm đó là những phần mềm tương thích. Chính tính chất tương thích đó đã trở thành thành phần quan trọng trong việc thu hút khách hàng mua nó cho máy điện toán của họ. Các nhà sản xuất thường quảng cáo rằng ngôn ngữ lập trình của Microsoft, kể cả ngôn ngữ BASIC, đều có thể sử dụng được cho máy điện toán của họ. Theo thời gian, phần mềm BASIC của Microsoft đã trở thành ngành công nghệ phần mềm tiêu chuẩn.
Có một số công nghệ không lệ thuộc vào sự chấp nhận rộng rãi của khách hàng về giá trị sử dụng. Cái chảo chiên không dính vẫn cứ là một dụng cụ tuyệt vời và rất hữu ích cho dù bạn là người duy nhất chưa bao giờ mua nó. Nhưng đối với sản phẩm của thông tin liên lạc và các sản phẩm khác cần đến khả năng kết hợp thì giá trị sử dụng của chúng lệ thuộc vào chúng có được khách hàng sử dụng rộng rãi hay không. Nếu bạn chỉ chọn lựa hai hòm đựng thư: một cái được làm bằng tay, rất đẹp, với khe hở chỉ vừa cho một cỡ phong bì, với một thùng các tông cũ mà người ta tiện tay nhét mọi loại thư từ và bưu phẩm của bạn vào đó, và bạn sẽ chọn cái được nhiều người chọn, tức bạn đã chọn tính tương thích của sản phẩm.
Đôi khi chính phủ hoặc một vài uỷ ban nào đó đề ra một số tiêu chuẩn cải tiến đó được gọi là những tiêu chuẩn "hợp pháp" và có sức mạnh về pháp lý. Tuy nhiên, có rất nhiều tiêu chuẩn đã đạt được những thành công lớn nhất lại là những tiêu chuẩn "tồn tại trên thực tế" do thị trường phát hiện ra. Máy đánh chữ tiếng Anh hay bàn phím của máy điện toán đều được bố trí chữ theo chiều ngang từ trái sang phải gồm những ký tự: Q W E R T Y. Không có luật pháp nào buộc họ phải làm như vậy. Nó là một thông lệ, và khách hàng nói chung đều theo chỉ tiêu đó, trừ phi có những thay đổi tuyệt vời khác ra đời.
Những định chuẩn "thực tế" đó được thị trường, chứ không phải luật pháp, ủng hộ. Chúng được chọn vì những lý do chính đáng, và chúng bị thải hồi khi có những thứ khác thực sự có ưu thế hơn, tương tự việc đĩa Compact disk đã thay thế gần như hầu hết các đĩa hát được làm bằng nhựa vinyl trước đây.
Những định chuẩn "thực tế" tồn tại trong thị trường thông qua guồng máy kinh tế, tương tự như quan niệm về sự tăng trưởng theo đường xoắn ốc tích cực đã đưa nhiều nghành kinh doanh đến thành công, trong đó thành công trước tạo thuận lợi cho thành công sau. Quan niệm này, được gọi là sự phản hồi tích cực, giải thích vì sao những tiêu chuẩn "thực tế" thường nổi bật hơn khi người ta tìm kiếm tính tương hợp của máy điện toán.
Một chu kỳ phản hồi tích cực bắt đầu khi, trong một thị trường đang lên, có một thứ gì đó tỏ ra có lợi thế hơn cái cũ. Nó thường xảy ra với những sản phẩm đòi hỏi kĩ thuật cao, có thể sản xuất với số lượng lớn nhưng giá thành không tăng bao nhiêu và tính tương hợp của chúng có thêm vài giá trị sử dụng mới. Máy chơi trò chơi điện tử hiện nay là một ví dụ. Đó là một máy điện toán được thiết kế cho một mục đích đặc biệt, có một hệ điều hành đặc biệt hình thành một nền cho phần mềm của trò chơi. Tính tương hợp có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì càng có nhiều ứng dụng - trong trường hợp này là nhiều trò chơi - thì giá trị sử dụng của chúng càng quý đối với khách hàng. Đồng thời, máy càng bán chạy thì những nhà phát triển phần mềm ứng dụng càng sáng tạo ra nhiều ứng dụng mới hơn. Chu kỳ phản hồi tích cực bắt đầu khi chiếc máy đó đạt được mức độ phổ biến cao nhất và doanh số sẽ tăng không ngừng.
Có lẽ một chứng minh hùng hồn nhất về uy lực của sự phản hồi tích cực là trận đấu về băng video xảy ra vào cuối thập liên 70 và đầu thập liên 80. có một câu chuyện hoang đường khá dai dẳng cho rằng chỉ có sự phản hồi tích cực mới làm cho băng video VHS có ưu thế như băng Beta, mặc dù về phương diện kĩ thuật thì băng Beta tốt hơn. Thực ra, những băng đầu tiên của Beta chỉ thu được một tiếng đồng hồ - so với ba tiếng của VHS - không đủ để thu một bộ phim hay một trận đấu bóng. Khách hàng lưu ý tới khả năng của băng hơn là quy cách kĩ thuật của nó. Sản phẩm của VHS lúc đầu bán chạy hơn sảm phẩm của Beta được hãng Sony sử dụng cho máy Betamax của họ. Hãng JVC, phát triển theo tiêu chuẩn VHS, cho phép các nhà sản xuất đầu máy Video sử dụng tiêu chuẩn VHS với giá bản quyền rất thấp. Ngờ vậy số người sử dụng băng VHS có lợi thế hơn ở chỗ nó chứa được nhiều phim trong một băng hơn và do đó ngày càng có nhiều người muốn mua băng VHS. Rõ ràng là VHS được hưởng lợi thế của chu kỳ phản hồi tích cực. Và thành công này cứ thế đẻ ra thành công khác, nhưng chất lượng không bị giảm sút.
Trong khi cuộc tranh chấp tay đôi giữa Bentamax và VHS vẫn tiếp tục thì doanh số bán băng video thu sẵn sang thị trường Mỹ bị giảm sút hẳn, chỉ còn vài triệu băng một năm. Một khi băng VHS nổi lên như là loại băng tiêu chuẩn vào khoảng năm 1983, nó được sự chấp nhận của khách hàng và số lượng băng bán ra tăng lên rất nhanh. Chỉ riêng năm đó, trên 9,5 triệu băng đã được bán ra, cao hơn 50 % so với năm trước. Trong năm 1984, số băng bán ra là 22 triệu. Và trong những năm sau đó: 52 triệu, 84 triệu, và 110 triệu băng trong năm 1987, thời điểm và việc thuê băng để xem phim đã trở thành hình thức giải trí phổ biến nhất của các gia đình, và đó cũng là thời điểm băng VHS chiếm ngôi vị độc nhất.
Đó là một ví dụ minh họa sự thay đổi về số lượng ở mức độ được kĩ thuật mới chấp nhận sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lượng. Máy thu hình là một ví dụ khác. Năm 1946, chỉ có 10.000 máy thu hình bán ra trên nước Mỹ, Năm sau là 16.000. Và lúc đó nó đã vượt qua ngưỡng cửa chấp nhận cho nên con số bán ra trong năm 1948 là 190.000 máy. Trong những năm kế tiếp là 1 triệu, rồi 4 triệu, 10 triệu, và số lượng vẫn tăng một cách ổn định cho tới năm 1955 là 32 triệu. Khi máy được bán ra nhiều, người ta lại càng đầu tư tiền vào để tạo nhiều chương trình truyền hình hơn và việc đó càng khuyến khích khách hàng muốn mua máy thu hình.
Còn đối với máy và đĩa CD, trong những năm đầu không có mấy người mua, một phần vì khó tìm được cửa hàng cho thuê nào có nhiều đĩa nhạc hay khác nhau. Nhưng rồi chỉ sau một thời gian rất ngắn, khi nó vượt qua được ngưỡng cửa chấp nhận của khách hàng, số lượng bán ra tăng lên nhanh chóng. Ngày càng có nhiều người mua vì họ thích chất lượng âm thanh tốt, có nhiều nhạc hay và sự tiện lợi của máy CD, và nó đã trở thành tiêu chuẩn "thực tế" được chấp nhận, và loại trừ vĩnh viễn loại đĩa hát cổ điển ra khỏi thị trường.
Một trong những bài học quan trọng nhất mà ngành công nghệ điện toán rút ra được là giá trị sử dụng của máy điện toán lệ thuộc vào chất lượng và ứng dụng phong phú của các phần mềm của nó. Tất cả những ai ở trong ngành công nghiệp điện toán đều học được bài học đó - một số thành công nhưng cũng có người thất bại. Vào mùa hè năm 1980, có hai đại diện cửa hàng IBM đến gặp Hãng Microsoft để bàn về việc nên sản xuất loại máy điện toán nào và loại nào không nên sản xuất.
Vào thời đó, hãng IBM chiếm ngôi vị chúa tể về sản xuất phần cứng, nắm trong tay hơn 80 % thị trường máy điện toán lớn. Trước đây, họ thường bán các loại máy chính, đắt tiền, cho các khách hàng lớn. Ban lãnh đạo của IBM nghĩ rằng với 340.000 công nhân, nếu muốn bán các loại máy điện toán nhỏ, rẻ tiền cho tư nhân cũng như cho các công ty thì họ cần phải có ngoại viện.
IBM muốn tung mặt hàng máy điện toán cá nhân ra thị trường chỉ khoảng thời gian dưới một năm. Để thực hiện được kế hoạch nay, họ đã phải từ bỏ phương hướng truyền thống của họ là vừa sản xuất phần cứng vừa sản xuất phần mềm. Do đó, IBM quyết định sản xuất máy điện toán cá nhân chủ yếu dựa vào những linh kiện có sẵn, ai cũng có thể mua được.
Mặc dù IBM, nói chung, có sản xuất bộ vi xử lý dùng cho các sản phẩm của hãng, nhưng nó lại quyết định mua của hãng Intel bộ vi xử lý dùng cho máy điện toán cá nhân thay vì phải sản xuất. Nhưng điều quan trọng nhất đối với Microsoft là IBM muốn mua quyền sử dụng hệ điều hành của Microsoft chứ không tự sản xuất lấy.
Khi làm việc với nhóm thiết kế của IBM, chúng tôi đề xuất kế hoạch là IBM nên sản xuất một trong những máy điện toán cá nhân đầu tiên sử dụng bộ vi xử lý 16 bit, tức bộ 8088. Việc chuyển từ 8 bit lên 16 bit sẽ làm cho chiếc máy điện toán không còn là món đồ chơi mà sẽ trở thành một công cụ làm việc với khối lượng công việc rất lớn và rất hữu hiệu. Thế hệ máy 16 bit có bộ nhớ tới một megabyte - tức 256 lần nhiều hơn máy điện toán 8 bit. Thoạt nghe, điều này có vẻ như là những lợi thế về lý thuyết, bởi vì IBM dự định một bộ nhớ khoảng 16K, tức chỉ bằng 1/64 của tổng bộ nhớ chúng tôi có thế sản xuất. Kế hoạch sản xuất bộ vi xử lý 16 bit càng bị yếu thế hơn do IBM quyết định tiết kiệm tiền bằng cách dùng một chíp chuyên dùng cho hệ 8 bit để nối với tất cả các máy khác. Hệ quả là chip đó có thể suy nghĩ nhanh hơn rất nhiều so với khả năng truyền tin của nó. Tuy nhiên, quyết định sử dụng bộ vi xử lý 16 bit là một quyết định rất thông minh, bởi nó cho phép máy điện toán cá nhân của IBM trở thành máy tiêu chuẩn cho tất cả máy điện toán cá nhân hiện có cho đến ngày nay.
IBM, với danh tiếng của nó và với quyết định sử dụng một thiết kế mở mà các công ty khác có thể sao chép được, đã có cơ hội thực sự để tạo ra một tiêu chuẩn mới cho máy điện toán cá nhân. Chúng tôi muốn góp phần vào công việc này. Chúng tôi mua lại một số công trình trước đây của một công ty ở Seattle và thuê luôn viên kĩ sư hàng đầu của nó là Tim Paterson. Với một loạt các bổ sung mới, hệ này đã trở thành hệ điều hành của Microsoft, hay gọi tắt là hệ MS-DOS. Tim trên thực tế, là cha đẻ của hệ điều hành này của Microsoft.
IBM, khách hàng bản quyền đầu tiên của chúng tôi, gọi đó là hệ DOS của máy điện toán cá nhân, hay còn gọi là PC-DOC. Máy điện toán cá nhân của IBM được tung ra thị trường vào tháng 8 năm 1981 và giành được thắng lợi vang dội. Hãng này đã tiến hành công việc tiếp thị khá tốt và đã quần chúng hóa hai chữ "PC", tức Personal Computer - máy điện toán cá nhân. Công trình này do Bill Lowe sáng tạo và Don Estridge hoàn chỉnh. Đó là công trạng của họ, những người đã có công trong việc biến một máy điện toán cá nhân chỉ mới hình thành trong ý nghĩ trở thành hiện thực trên thị trường chỉ trong vòng chưa đầy một năm.
Đến nay hẳn không còn mấy ai nhớ tới một thực tế là những chiếc IBM-PC ban đầu thực tế được xuất xưởng với ba hệ điều hành; hệ điều hành PC-DOS của chúng tôi, hệ CP/M-86, và hệ UCSD Pascal P-system. Chúng tôi biết rằng chỉ có một trong ba hệ điều hanh đó là thành công và sẽ trở thành hệ tiêu chuẩn. Chúng tôi muốn có được chính uy lực đã đưa băng cát xét VHS đi vào mọi của hàng bán băng video để đẩy hệ MS-DOS trở thành hệ tiêu chuẩn. Chúng tôi nhìn thấy có ba cách có thể đưa hệ MS-DOS trở thành hệ tiêu chuẩn được. Trước tiên là phải làm sao cho hệ MS-DOS trở thành sản phẩm tốt nhất. Thứ nhì là giúp đỡ các công ty phần mềm của họ. Và điều cuối cùng là phải làm sao bảo đảm cho giá của hệ MS-DOS phải thật hạ.
Chúng tôi nêu điều kiện hết sức lý tưởng cho hãng IBM - chúng tôi thu một khoản lệ phí rất thấp và chỉ thu một lần để trao cho họ quyền sử dụng hệ điều hành của Microsoft trên bất cứ số lượng máy nào IBM có thể bán được. Sở dĩ chúng tôi đưa ra những ưu đãi như vậy là nhằm khuyến khích IBM đưa hệ MS-DOS của chúng tôi ra bán với giá rẻ. Và chiến lược của chúng tôi đã thành công. IBM bán hệ UCSD Pacsl P -system với giá khoảng 450 Mỹ kim hệ CP/M-86 khoảng 175, và hệ MS-DOS cho những công ty điện toán nào muốn dùng nó vào những máy tương thích, trong chừng mực nào đó, với máy IBM-PC. IBM có thể sử dụng phần mềm của chúng tôi miễn phí nhưng không được hưởng chế độ độc quyền hoặc được khống chế sự cải tiến trong tưong lai. Điều đó giúp cho Microsoft kinh doanh quyền sử dụng phần mềm cho ngành công nghiệp máy điện toán cá nhân. Và trên thực tế, sau đó IBM đã từ bỏ việc cải tiến các hệ UCSD Pascal P-system và hệ CP/M-86 của họ.
Khách hàng bắt đầu tin tưởng và đã mua máy IBM PC, và vào năm 1982, những nhà phát triền phần mềm tạo thêm nhiều ứng dụng mới để chạy trên máy đó. Mỗi một khách hàng mới đến mua máy là có thêm một ứng dụng mới khiến cho máy IBM PC càng trở thành một tiêu chuẩn "thực tế" tiềm tàng của ngành công nghiệp máy điện toán. Chẳng bao lâu sau, đa số các phần mềm mới và tốt nhất như Lotus 1-2-3 bắt đầu xuất hiện. Mitch Kapor cộng tác với Jonathan Sachs, đã cách mạng hóa các bảng biểu 1-2-3. Nhưng những người có công đầu trong việc sáng tạo ra bảng biểu điện tử VisiCale lại là Dan Bricklin và Bob Frankston, những bảng biểu này đã bị bảng biểu 1-2-3 làm cho nó trở thành lạc hậu.
Chu kỳ phản hồi tích cực bắt đầu có tác dụng đối với thị trường máy điện toán cá nhân. Một khi nó lấy được đà, hàng ngàn các ứng dụng mới xuất hiện và hàng loạt các công ty bất đầu tung ra các phần bổ sung hoặc phiến "phụ tùng", có khả năng giúp mở rộng khả năng của phần cứng của náy điện toán cá nhân. Sự xuất hiện các phần bổ sung cho phần mềm lẫn phần cứng làm cho việc bán máy điện toán cá nhân vượt xa dự định của hãng IBM, lên tới con số hàng triệu máy. Chu kỳ phản hồi tích cục đã mang lại cho IBM hàng tỷ đô la. Chỉ trong vòng vài năm, hơn phần nửa số máy điện toán cá nhân dùng trong các cơ sở kinh doanh là của IBM và hầu hết số còn lại đều có thể thích ứng với máy của họ.
Tiêu chuẩn của IBM trở thành tiêu chuẩn mà mọi người noi theo. Lý do chính là nhờ sản phẩm ra đời đúng lúc và nhờ có bộ xử lý 16 bit. Máy điện toán cá nhân từ đó trở thành loại máy tốt, nhưng một công ty khác cũng có thể lập nên tiêu chuẩn bằng cách tạo được nhiều ứng dụng theo thị hiếu của khách hàng và sản phẩm của họ đứng được trên thị trường.
Các quyết định trước đây của IBM, do muốn sản xuất nhanh máy điện toán cá nhân, đã tạo điều kiện dễ dàng cho các công ty khác bắt tay sản xuất các loại máy tương thích, cấu trúc máy đã được đem ra bán. Bộ vi xử lý của Intel và hệ điều hành của Microsoft đang có sẵn. Chính sách cởi mở đó là một khuyến khích rất mạnh mẽ cho các nhà sản xuất linh kiện, các nhà phát triển phần mềm, và cho tất cả những ai trong ngành ra sức sao chép.
Chỉ trong vòng ba năm, gần như tất cả các tiêu chuẩn cạnh tranh về máy điện toán cá nhân đều biến mất. Chỉ trừ vài trường hợp ngoại lệ như máy Apple II và Macintosh. Hewlett Packard, DEC, Texas Instruments, và Xerox, mặc dù có kĩ thuật cao, có danh tiếng, có cơ sở khách hàng, nhưng đều thất bại trong thị trường máy điện toán cá nhân vào những năm đầu của thập niên 80, bởi vì máy của họ không tương ứng và không có sự cải tiến nào có ý nghĩa so với cấu trúc của hãng IBM. Một loạt các công ty mới nổi lên như Eagle và North Star nghĩ rằng người ta sẽ mua phần cứng của họ, bởi họ có đôi chỗ cải tiến tốt hơn máy IBM PC.
Nhưng rồi tất cả hoặc phải thay đổi máy bằng cách sản xuất phần cứng tương thích hoặc chịu thất bại. Máy IBM PC đã trở thành phần cứng tiêu chuẩn. Vào khoảng giữa thập niên 80, có hàng chục loại máy điện toán cá nhân tương thích do IBM sản xuất. Mặc dù những người mua máy điện toán cá nhân không nói rõ ra như vậy, điều mà họ muốn tìm mua là những phần cứng nào có thể chạy được hầu hết các phần mềm, và họ muốn tìm mua được đúng những máy mà những người họ quen biết đã sử dụng.
Có một điều đã trở thành phổ biến đối với một số sử gia có đầu óc xét lại, những người cho rằng IBM đã phạm phải sai lầm khi hợp tác với Intel và Microsoft để chế tạo ra máy điện toán cá nhân. Họ lập luận rằng IBM nên giữ lấy bản quyền của cấu trúc máy điện toán cá nhân, và rằng Intel và Microsoft, trong một chừng mực nào đó, có lợi thế hơn IBM. Nhưng những người xét đó lại quên một điều. Việc IBM trở thành trung tâm điểm của ngành công nghiệp điện toán cá nhân rõ ràng là vì nó có khả năng quản lý, và biết sử dụng nó để tạo ra cấu trúc mở. IBM đã chọn được cá định chuẩn cho họ.
Trong lãnh vực kinh doanh máy chủ, IBM chiếm ngôi vị chúa tể, và các đối thủ cạnh tranh khó mà sánh được với doanh số bán ra cũng như trình độ nghiên cứu và phát triển rất cao của họ. Nếu có một đối thủ nào ngấp nghé muốn leo lên ngôi vị đó, IBM có thể huy động nguồn lực để hạ bệ ngay. Nhưng trong thế giới máy điện toán cá nhân đầy biến động này, vị trí của IBM tương tự như vị trí của người dẫn đầu vẫn cố chạy nhanh hơn những người khác thì anh ta vẫn luôn luôn là người dẫn đầu, và những đối thủ khác sẽ phải cố gắng đuổi cho kịp anh ta. Tuy nhiên, nếu anh ta tỏ ra đuối sức hoặc không còn cố gắng được nữa thì những người khác sẽ vượt lên và qua mặt anh ta. Trong cuộc chạy đua đó, các đối thủ khác cũng không gặp nhiều trở ngại lắm, và thực tế đó rồi nay mai sẽ trở nên rõ ràng hơn.
Năm 1983, chúng tôi nghĩ rằng bước đi kế tiếp của chúng tôi là phải phát triển hệ điều hành đồ họa. Tôi không tin rằng chúng tôi có thể giữ vững vị trí hàng đầu trong công nghiệp phàn mềm nếu chúng tôi cứ cố bám lấy hệ MS-DOS, bởi hệ này dựa trên cơ sở ký tự. Người sử dụng cứ phải đánh hàng loại các lệnh không rõ ràng và chờ cho chúng xuất hiện trên màn hình. Hệ MS-DOS không cung cấp hình ảnh và các đồ họa khác để giúp cho người sử dụng ứng dụng. Giao diện (Interface) là phương cách giúp cho người và máy giao tiếp được với nhau.
Tôi tin rằng trong tương lai, giao diện sẽ dựa trên đồ họa và rằng đó là điều căn bản giúp cho Microsoft vượt lên trên hệ MS-DOS và đặt ra một tiêu chuẩn mới, trong đó hình ảnh và các phông chữ sẽ là một phần của giao diện rất dễ sử dụng. Để biến ý nghĩ đó thành hiện thực, máy điện toán cá nhân phải được thiết kế sao cho chẳng những đối với số khách hàng hiện có, mà có thể hấp dẫn cả những người không muốn mất thì giờ để học cách sử dụng một loại giao diện quá rắc rối nào đó.
Để minh họa cho sự khác biệt lớn lao giữa một chương trình điện toán dựa trên cơ sở ký tự và một chương trình điện toán dựa trên cơ sở đồ họa, chúng ta hãy tưởng tượng như bạn chơi môn đánh cờ và đang thực hiện các nước đi trên màn hình. Nếu bằng hệ thống ký tự, bạn phải dùng ký tự để đánh nước đi của bạn. Bạn phải đánh "chuyển quân cờ từ ô vuông 11 sang ô vuông 19", hoặc ngắn gọn hơn "chuyển chốt sang QB3". Nhưng nếu bằng hệ thống đồ họa, bạn sẽ nhìn thấy bàn cờ trên màn hình. Bạn chuyển vị trí các quân cờ bằng cách chỉ vào chúng và lôi chúng tới vị trí mới.
Những nhà nghiên cứu của Xerox tại trung tâm nghiên cứu Palo Alto rất nổi tiếng hiện nay ở California đã khám phá ra các hệ biến hóa mới cho sự tương tác giữa người và máy. Họ chứng minh rằng chúng ta có thể ra lệnh cho máy dễ dàng hơn nếu như chúng ta có thể chỉ vào vị trí đó trên màn hình. Họ sử dụng một công cụ gọi là một "con chuột", nó có thể chạy trên mặt bàn, để hướng dẫn mũi tên trên màn hình. Xerox đã thực hiện ý đồ đó một cách khá kém cỏi vì muốn tận dụng nhanh sáng kiến lớn lao đó để làm lợi thế trong thương mại, bởi cỗ máy của họ khá đắt và không dùng bộ vi xử lý tiêu chuẩn. Biến kết quả nghiên cứu thành những sản phẩm có thể bán ra thị trường vẫn còn là một vấn đề rất lớn đối với nhiều công ty.
Vào năm 1983, Microsoft tuyên bố rằng sẽ đặt kế hoạch đưa hệ đồ họa vào máy IBM PC, với sản phẩm được gọi là Windows. Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra phần mềm có thể mở rộng hệ MS-DOS, sử dụng con chuột để cho hiện lên màn hình các hình đồ họa và sẽ làm cho màn hình chứa nhiều "cửa sổ", mỗi cửa sổ chạy một chương trình khác nhau. Vào thời đó, trên thị trường có hai loại máy điện toán cá nhân có khả năng đồ họa, đó là máy Xerox Star và máy Apple Lisa. Cả hai loại này đều rất đắt tiền, khả năng lại bị hạn chế và xây dựng trên quyền sở hữu của cấu trúc phần cứng. Các công ty sản xuất phần cứng khác không mua được quyền sử dụng hệ điều hành để thiết kế ra các máy tương ứng, và máy đó không thu hút được các công ty sản xuất phần mềm tham gia vào việc sản xuất thêm các ứng dụng mới. Microsoft muốn tạo ra một tiêu chuẩn mở và áp dụng khả năng đồ họa vào bất cứ máy điện toán nào đang chạy hệ MS-DOS.
Đồ họa phổ thông đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào năm 1984, khi hãng Apple chào đời máy Macintosh. Mọi thứ trên hệ điều hành của Macintosh đều là đồ họa và đó là một thắng lợi hết sức lớn lao. Phần cứng ban đầu và phần mềm được cải tiến thì khả năng tiềm tàng của nó càng rõ ràng hơn.
Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với hãng Apple trong suốt quá trình phát triển máy Macintosh. Steve Jobs là nhóm trưởng của nhóm Macintosh, làm việc chung với anh thật thú vị. Steve có khả năng trực giác đáng ngạc nhiên về kĩ thuật và về thiết kế cũng như khả năng lãnh đạo thuộc tầm cỡ bậc thầy.
Cần phải có đầu óc tưởng tượng thật phong phú để phát triển điện toán đồ họa. Hình dạng của nó trông như thế nào? Nó hoạt động ra sao? Có một số chúng tôi tiếp thu từ kinh nghiệm làm việc với Xerox, số khác chúng tôi tự tạo ra. Đầu tiên, chúng tôi tạo ra quá nhiều khả năng. Chúng tôi sử dụng gần như hầu hết mọi phông chữ và biểu tựơng mà chúng tôi có. Sau đó, chúng tôi hình dung ra rằng tất cả những thứ đó có thể làm chói mắt, cho nên chúng tôi thay đổi thay đổi trình đơn ít rườm rà hơn. Chúng tôi tạo ra bộ xử lý từ Microsoft Word, và bảng biểu Micorosoft Excel cho máy Macintosh. Đó là những sản phẩm đồ họa đầu tiên của Microsoft.
Máy Macintosh có phần mềm hệ thống rất tuyệt nhưng hãng Apple từ chối không cho phép (cho đến năm 1955 ) bất cứ ai được sản xuất phần cứng để chạy nó. Đó là nếp nghĩ mang tính truyền thống của những hãng sản xuất phần cứng; Nếu anh muốn có phần mềm ư, xin mời anh mua máy của hãng Apple, Microsoft muốn cho máy Macintosh bán thật chạy và được đa số khách hàng chấp nhận, chẳng những vì chúng tôi đã đầu tư khá nhiều để tạo các ứng dụng cho nó mà còn vì chúng tôi muốn được công chúng chấp nhận chưong trình đồ họa của chúng tôi.
Những sai lầm như quyết định hạn chế việc bán phần mềm của hệ điều hành sử dụng cho chính phần cứng của Macintosh sẽ còn tái phạm nhiều trong những năm tới. Một vài công ty cáp và điện thoại đã nói tới chuyện liên lạc chỉ bằng phần mềm do họ quản lý.
Khả năng của cạnh tranh đồng thời vừa phải họp tác ngày càng trở nên rất quan trọng, nhưng việc đó đòi hỏi phải thật dạn dày kinh nghiệm.
Việc tách phần cứng ra khỏi phần mềm là vấn đề lớn trong quan hệ cộng tác giữa IBM và Microsoft để để sản xuất OS/2. Việc đó vẫn còn là vấn đề cho đến tận ngày nay. Các tiêu chuẩn phần mềm tạo sân chơi cho các công ty sản xuất phần cứng, nhứng nhiều nhà sản xuất lại sử dụng sự lệ thuộc lẫn nhau giữa phần cứng và phần mềm để phân biệt rõ hệ thống riêng của ho. Một công ty khác lại coi phần cứng và phần mềm như là những khâu kinh doanh riêng biệt, số khác thì không làm như vậy. Những phương pháp tiếp cận khác nhau đó cũng sẽ tái diễn vai tuồng của nó trên xa lộ này trong tương lai.
Trong suốt thập niên 80, IBM chiếm kỉ lục hàng đầu so với bất cứ hãng nào khác về lợi nhuận thu được. Chỉ riêng trong năm 1984, lợi nhuận thu được của nó là 6,6 tỷ Mỹ kim. Trong năm hoàng kim đó, IBM cho ra đời thế hệ máy điện toán cá nhân thứ hai, đó là máy PC AT được kết hợp với bộ vi xử lý 80286 của hãng Intel (còn được gọi ngắn gọn là hệ "286"). Máy này nhanh hơn gấp ba lần so với máy IBM PC. Đó là một thành công vĩ đại, và chỉ trong vòng một năm, doanh thu của thế hệ máy này đã chiếm trên 70 % của toàn doanh số bán máy điện toán cá nhân.
@by txiuqw4