sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Con đường phía trước - Chương 06 - Phần 1

Chương 6: Cách mạng về nội dung

Đã hơn 500 năm nay, khối lượng tri thức của loài người và thông tin đã được lưu trữ trên giấy. Hiện bạn đang cầm trên tay một cuốn như vậy (trừ phi bạn đọc cuốn sách này bằng đĩa CD-ROM có đính kèm theo sách hoặc một bản trực tiếp sắp tới). Giấy sẽ còn vĩnh viễn tồn tại cùng vơi chúng ta, nhưng tầm quan trọng của nó như phương tiện để lưu trữ và phân phối thông tin đã giảm đi rất nhiều.

Khi bạn nghĩ về một "Tài liệu" nào đó, có thể bạn hình dung ra một mảnh giấy có chữ nhưng đó là một định nghĩa quá hạn hẹp. Một tài liệu có thể là một thông tin dưới bất cứ một dạng nào. Một bài báo là một tài liệu, nhưng nghĩa rộng nhất của nó cũng có thể bao gồm một chương trình truyền hình, một bài hát hay một trò chơi video. Bởi vì tất cả các dạng thông tin đều có thể lưu trữ dưới dạng số, lúc đó chúng ta sẽ dễ dàng tìm, lưu trữ và chuyển vào xa lộ. Những tài liệu lưu trữ dưới dạng số trong tương lai sẽ bao gồm hình ảnh, âm thanh, lệnh lập trình giao lưu, phim hoạt hình, hoặc là một sự kết hợp các dạng trên với các dạng khác.

Trên xa lộ thông tin, các tài liệu điện tử có khả năng làm được nhiều điều mà không một tài liệu trên giấy nào có thể làm được. Kĩ thuật về cơ sở dữ liệu rất mạnh mẽ của xa lộ giúp cho chúng lập thành mục lục và có thể truy tìn nhờ sử dụng phương pháp khai thác giao lưu. Tóm lại, tài liệu dạng số này sẽ thay thế tài liệu in bởi chúng có thể giúp chúng ta bằng nhiều phương pháp mới.

Nhưng điều đó không thể có ngay trong ngày mai. Sách, báo, tạp chí vẫn còn nhiều lợi thế so với tài liệu dạng số. Phải mất một thời gian ít ra là khoảng 10 năm nữa. Muốn cho tài liệu dạng số đầu tiên đạt được mức độ phổ biến rộng rãi thì phải có những chức năng mới chứ không phải bằng các phương tiện cũ. Một máy thu hình lớn hơn, cồng kờng hơn, đắt tiền hơn một quyển sách hay một tạp chí nhưng những cái đó không hạn chế được tính phổ biến của nó. Máy thu hình đã đem phương tiện giải trí video vào từng gia đình và nó đã trở nên phổ biến cũng như sách báo và tạp chí vậy.

Sự cải tiến không ngừng của kĩ thuật máy điện toán và màn hình sẽ tạo ra cho chúng ta những quyển sách điện tử hoặc thư điện rất gọn nhẹ và phổ biến tuy kích thước chỉ bằng các quyển sách của chúng ta hiện nay. Bên trong cái hộp có kích cỡ và trọng lượng bằng một quyển sách bìa cứng là một màn hình để trình bày nội dung văn bản, hình ảnh, phim video với độ phân giải cao. Bạn có thể dùng tay để lật từng trang hoặc dùng tiếng nói để ra lệnh tìm những đoạn bạn cần. Bất cứ tài liệu nào có trên mạng bạn đều có thể truy tìm được bằng các thiết bị như vậy.

Vấn đề thực sự của tài liệu điện tử không phải chỉ đơn giản là để chúng ta có thể đọc chúng trên các thiết bị phần cứng. Quá trình từ sách giấy tới sách điện tử chính là giai đoạn cuối cùng của một quá trình hiện đang được thực hiện. Điều thú vị của tài liệu dạng số sự tái định nghĩa chính văn kiện đó.

Điều này sẽ gây ra những tranh cãi sôi nổi. Chúng ta sẽ phải thử suy nghĩ lại xem nghĩa của các từ như "tài liệu", "tác giả", "nhà xuất bản", "văn phòng", "lớp học" và "sách giáo khoa" là gì.

Ngày nay, nếu có hai công ty đang đàm phán một hợp đồng, bản dự thảo có lẽ sẽ được đánh vào máy tính rồi in ra giấy. Rất có thể nó được fax cho đối tác, nơi sẽ hiệu chỉnh và sửa đổi bằng cách viết ra giấy hay nhập văn kiện đã sửa vào máy tính rồi in ra. Đối tác lại fax văn kiện ấy về công ty đầu; một văn kiện mới lại được in ra trên giấy rồi lại được sửa chữa và fax, quá trình biên tập và in ấn lại tiếp tục. Trong sự chuyển giao nay thật khó nói rằng phía nào đã đề nghị những sửa đổi nào. Việc điều phối tất cả các khoản sửa đổi và truyền giao văn kiện đi gây nhiều sự trùng lặp. Tài liệu điện tử có thể đơn giản hóa quá trình này bằng cách cho phép một phiên của hợp đồng được gởi qua về với những sửa đổi, chú dẫn và chỉ định bên nào đã đề nghị khi được in ra cùng với văn bản gốc.

Chỉ trong vòng vài năm nữa tài liệu dạng số, cùng với chữ ký có thẩm quyền dạng số sẽ là văn kiện gốc, còn tài liệu in ra trên giấy chỉ là những bản phụ.

Nhiều thương vụ hiện đang tiến hành không cần giấy tờ và máy fax mà chỉ trao đổi các văn bản từ máy tính này qua máy tính đối tác thông qua thư tín điện tử. Cuốn sách này khó hoàn thành hơn nếu không có hộp thư điện tử. Các ý kiến độc giả mà tôi tham khảo nhờ đã gởi bản thảo bằng điện tử đến họ, đã giúp ích rất nhiều. Và nhờ vậy, tôi cũng có thể biết được ai có đề nghị gì và lúc nào.

Đến cuối thập kỉ này, một tỷ lệ đáng kể các tài liệu, kể cả trong các văn phòng, sẽ không phải hoàn toàn ở dạng in được trên giấy. Tựa như một cuốn phim hay một bản nhạc ngày nay, bạn có thể in nội dung tài liệu để xem trong không gian 2 chiều, nhưng nó giống như một dòng nhạc thay vì phải trải qua một quá trình ghi âm.

Một số tài liệu ở dạng số sẽ có nhiều ưu thế hơn đến nỗi người ta sẽ ít dùng các phiên bản bằng giấy nhiều nữa. Hãng Boeing đã quyết định thiết kế kiểu phản lực mới 777 bằng cách sử dụng tài liệu điện tử đồ sộ để lưu trữ tất cả các thông tin kĩ thuật. Để điều phối sự hợp tác của các nhóm thiết kế, các đội thi công và các nhà thầu bên ngoài, Boeing đã dùng tất cả bản in chi tiết và xây dựng một mô hình toàn cỡ rất tốn kém của máy bay khi chế tạo các kiểu máy bay trước đây. Khi chế tạ chiếc 777, Boeing đã không dùng các thiết kế chi tiết và mô hình toàn cỡ như trước nữa mà ngay từ đầu đã dùng tài liệu điện tử chứa mô hình 3 chiều dạng số của mọi bộ phận và xem chúng ráp nối với nhau thế nào.

Các kĩ sư ở trạm điện toán sẽ có thể nhìn vào thiết kế và xem những hình ảnh khác nhau của mọi chi tiết. Họ có thể theo dõi tiến độ tại bất cứ khu vực nào, truy tìm những kết quả thí nghiệm với thông tin về giá cả, và thay đổi bất kỳ phần nào của thiết kế theo những phương cách không thể thực hiện nếu làm việc trên giấy. Mỗi người, làm việc với cùng một sự kiện, có thể tìm được những vấn đề đặc biệt liên quan tới mình. Mỗi thay đổi sẽ được cùng chia sẻ, mọi người đều có thấy được ai đã đề xuất, khi nào tại sao. Boeing đã có thể tiết kiệm hàng trăm ngàn bản vẽ và số ngày công tổng cộng lên tới nhiềunăm của họa viên, người sao chụp, bằng cách dùng tài liệu dạng số.

Làm việc với tài liệu dạng số sẽ nhanh hơn so với tài liệu bằng giấy. Bạn có thể truyền tài liệu đi ngay tức thời và việc truy lục lại cũng sẽ nhanh không kém. Những ai đó đã dùng tài liệu dạng số sẽ thấy rằng việc truy xuất nó sẽ đơn giản hơn nhiều, và viêc xem lại nó cũng nhanh chóng vì nội dung của tài liệu dạng số được tái cấu trúc rất dễ dàng.

Cách tổ chức một cuốn sổ đặt chỗ ở một hiệu ăn là theo ngày và giờ. Lần gữi chỗ 7 giờ tối được viết xa phía trang so với người đặt chỗ vào lúc 6 giờ. Những người đặt trước cho bữa ăn tối thứ bẩy được ghi sau những người đặt bữa trưa. Viên quản lý hay bất cứ ai khác có thể nhanh chóng tìm ra ai đã giữ chỗ vào ngày giờ nào, bởi vì thông tin về giữ chỗ được cung cấp theo cách đó. Nhưng nếu, vì một lý do nào đó, có một người nào muốn truy xuất thông tin hở một dạng khác, trật tự đơn giản này sẽ trở nên vô hiệu.

Hãy tưởng tượng sự khó khăn của người quản lý hiệu ăn khi tôi gọi điện tới nói "Tên tôi là Gates, vợ tôi đã đặt chỗ vào chỗ ở đâu đó vào tháng tới. Phiền ông kiển tra xem đấy là hôm nào".

Viên quản lý rất có thể hỏi lại: "Xin lỗi, thưa ông, ông có biết bà ấy đặt chỗ vào ngày mấy không?" "Không, đó là điều tôi muốn biết." "Có thể là dịp cuối tuần chăng?" Viên quản lý bây giờ sẽ lần giở các trang và hi vọng sẽ giảm thiểu được công việc này bằng cách tập trung xem những ngày ông ta cho là có thể.

Một hiệu ăn có thể dùng cuốn sổ đặt chỗ theo trang vì tổng số giữ chỗ không nhiều. Hệ thống giữ chỗ của một hãng hàng không không phải là một cuốn sổ mà là cơ sở dữ liệu chứa một số lượng lớn các tin tức về chuyến bay, giá tiền đặt vé, vị trí chỗ ngồi vào hóa đơn thanh toán cho hàng trăm chuyến bay mỗi ngày hệ thống giữ chỗ SABRE của American Airlines chứa khối lượng thông tin 4,4 tỉ từ nhớ, tức hơn 4 triệu ký tự trên đĩa cứng của máy tính. Nếu thông tin của hệ SABRE được chép vào cuốn sổ đặt chỗ bằng giấy, nó sẽ chiếm khoản 2 tỉ trang.

Chừng nào chúng ta còn sử dụng tài liệu in trên giấy hoặc tiểu luận hoặc tiểu tập, chúng ta còn phải xếp thông tin theo hệ thống liền biểu, với các phụ lục, mục lục, bảng tra từ vựng theo thứ tự chữ cái phục vụ việc truy tìm khi cần. Trước khi thư mục của các viện được điện toán hoá, các sách mới được nhập ca-ta-lô bằng những phiếu khác nhau sao cho độc giả có thể tìm sách theo tựa đề, theo trên tác giả hay theo đề mục. Sự chống lặp này là để cho việc tìm kiếm thông tin được dễ dàng.

Khi tôi còn bé, tôi rất mê bộ bách khoa từ điển thế giới 1960 của gia đình tôi. Bộ từ điển đó có nhiều cuốn được bọc bằng bìa cứng, gồm toàn văn bản và hình ảnh. Từ điển có hình chiếc máy quay đĩa của Eđisơn nhưng không cho tôi nghe được những âm thanh của nó. Trong từ điểm cũng có hình của các con nhộng đang hóa thành bướm nhưng không có video để làm cho sinh động. Và thật là thú vị nếu như nó thể kiểm tra lại tôi xem tôi có đã đọc và hiểu được những gì, hoặc những thông tin đó có được thường xuyên cập nhật. Tất nhiên là hồi đó tôi không biết hết những khuyết điểm này.

Khi tôi nên 8, tôi bắt đầu đọc quyển thứ hai và nhất định sẽ đọc hết từng cuốn một. Tôi đã có thể tiếp thu nếu một số đoạn không quá khó về lịch sử thế kỉ 16 hay về y khoa. Thay vào đó, tôi tìm đọc các đề tài tôi thích như các loài rắn, các bài về Gary, Indiana, và sau đó về khí đốt. Nhưng dù sao tôi cũng dành nhiều thời gian mải miết đọc bộ từ điển này suốt trong 5 năm cho tới vần 'P' của bộ từ điển. Sau đó, tôi phát hiện ra là bộ bách khoa từ điển Britanica phong phú và chi tiết hơn nhiều. Tuy nhiên, cho đến lúc đó thì tôi không còn đủ kiên nhẫn để đọc nữa. Hơn nữa, để thỏa mãn trí tò mò của mình, tôi đã dành hết thì giờ rảnh rỗi để nghiên cứu máy điện toán.

Các bộ từ điển bách khoa toàn thư viện nay gồm ít nhất khoảng 20 tập, với hàng triệu chữ và hàng trăm hình ảnh minh hoạ, với giá hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn Mỹ kim. Quả thật là một khoản đầu tư lớn, chưa kể đến những việc thông tin đó dễ bị lạc hậu một cách nhanh chóng. Bộ từ điển bách khoa toàn thư Encarta của Microsoft, hiện bán chạy hơn cả những từ điển in và các từ điển bách khoa toàn thư đa phương tiện khác, nằm gọn trong một đĩa CD-ROM duy nhất nặng chỉ có một lạng Anh. Encarta bao gồm 26.000 đề tài với chín triệu chữ, 8 tiếng đồng hồ âm thanh, 7.000 hình ảnh minh họa 800 bản đồ, 250 bảng biểu giao lưu, và hơn 100 hoạt hình và các đoạn cắt phim video với giá chưa tới 100 đôla. Bạn có thể nghe thử âm thanh của một nhạc cụ của Ai-cập, hoặc nghe bài diễn văn thoái vị năm 1936 của Vua Edward đệ tam của nước Anh, hoặc xem một đoạn phim hoạt hình minh họa sự hoạt động của một chiếc máy nào đó, tất cả đều nằm gọn trong một chiếc đĩa, và cho tới nay chưa có một bộ từ điển bách khoa toàn thư in nào có thể sánh được.

Những bài trong từ điển bách khoa in thường đi kèm theo một danh sách các đề tài có liên quan khác. Để có thể đọc được chúng, bạn phải lục tìm phần tham khảo, đôi khi nó lại nằm trong một tập khác. Còn với từ điển bách khoa trong đĩa CD-ROM, tất cả công việc bạn phải làm là kích mục tham khảo và bài đó sẽ xuất hiện. Trên xa lộ thông tin, các phần trong từ điển sẽ được liên kết với các đề tài liên quan - không chỉ những đề tài có trong từ điển mà cả những đề tài thuộc các nguồn khác. Hoàn toàn không có sự hạn chế nào trong việc bạn muốn tham khảo bao nhiêu chi tiết liên quan. Trên thực tế, cuốn từ điển bách khoa trên xa lộ không chỉ là cuốn sách tham khảo đặc biệt, mà nó là cánh cửa dẫn tới mọi loại kiến thức.

Ngày nay, tin tức ở dạng ấn phẩm rất khó truy tìm. Hầu như không thể tìm được các thông tin tốt nhất về một chủ đề đặc biệt nào (sách, báo mới và trích đoạn phim). Việc thu nhập những tin tức bạn cần rất tốn thời gian. Chẳng hạn bạn muốn đọc tiểu sử của tất cả các người đoạt giải Nobel gần đây, việc truy lục sẽ mất hơn một ngày hơn. Ngược lại với tài liệu điện tử, nhờ có kĩ thuật tương tác nên sẽ xuất hiện ngay khi bạn yêu cầu một loại thông tin nào. Nếu bạn thay đổi ý kiến, tài liệu tương ứng cũng sẽ đáp ứng ngay. Khi bạn quen với hệ thống này, bạn có thể xem một thông tin nào đó bằng nhiều cách, nhiều góc độ khác nhau và điều này làm thông tin càng quý giá hơn. Tính linh hoạt đó kích thích óc tìm tòi, và khi bạn đã khám phá ra được điều gì đó, nó chính là phần mở thưởng cho bạn vậy.

Bạn cũng có thể tham khảo tin tức thời sự hàng ngày bằng cách tương tự. Bạn có thể quy định bản tin phát cho bạn kéo dài trong bao lâu tùy bạn. Việc tập hợp các bản tin để phát riêng cho bạn có thể bao gồm các hãng tin trên thế giới như NBC, CNN, hoặc the Los Angeles Times với bản tin dự báo thời thiết từ một đài khí tượng địa phương nào bạn ưa chuộng. Bạn có thể yêu cầu các bản tin dài hơn về những đề tài bạn quan tâm và chỉ lướt qua các tin khác. Trường hợp ban đang xem bản tin phát riêng, nhưng bạn muốn xem thêm một số tin khác ngoài những tin bạn yêu cầu trước đó, bạn sẽ được phục vụ ngay.

Trong số các tài liệu trên giấy, tiểu thuyết là một loại ít có lợi nhất cho việc điện tử hóa. Tất cả các sách tham khảo đều có một chỉ số ấn bản, nhưng tiểu thuyết không có, vì không có nhu cầu tra cứu một vấn đề gì đó trong loại hình này. Tiểu thuyết là một dạng tài liệu "thẳng" (nghĩa là không rẽ nhánh tới các tài liệu liên quan). Cũng tương tự như vậy, chúng ta xem đa số các phim truyện một mạch từ đầu đến cuối. Nhận định này không tính kĩ thuật mà là tính thẩm mỹ: Tính chất một mạnh này phù hợp với quá trình kể chuyện. Những dạng khác cho loại truyện có tương tác với người đọc đang được hình hành, sử dụng lợi điểm của ngành điện tử, tuy nhiên, tiểu thuyết và phim truyện một mạch sẽ vẫn còn phổ biến.

Xa lộ thông tin sẽ phân phối tài liệu dạng số với giá rất rẻ, dù dưới hình thức nào. Rồi đây, hàng triệu người và công ty sẽ tạo thêm tài liệu và sẽ phát triển xa lộ. Trong đó có môt số tài liệu bạn phải trả tiền và số khác được miễn phí giá của bộ nhớ dạng số sẽ rẻ một cách không ngờ. Chẳng bao lâu nữa, giá đĩa cứng trong máy điện toán cá nhân sẽ chỉ khoảng 0,15 Mỹ kim cho một megabyte thông tin (hiện tại giá tháng 10 năm 1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh đúng y như vậy) nói một cách cụ thể, một megabyte sẽ chứa được khoảng 700 trang văn bản, cho nên giá chỉ vào khoảng 0,00021 Mỹ kim. Và giả sử tuổi thọ của một đĩa cứng là khoảng 3 năm thì giá mỗi trang trong mỗi năm chỉ có 0,00007 Mỹ kim, và giá của bộ nhớ sẽ ngày càng rẻ hơn. Giá của đĩa cứng sẽ giảm xuống chỉ khoảng 50 % mỗi năm trong những năm qua.

Văn bản dưới dạng số rất dễ lưu trữ bởi chúng được nén lại. Một câu tục ngữ nói rằng một tấm ảnh xứng đáng hơn ngàn lời nói rất phù hợp với thế giới dạng số. Những hình ảnh có chất lượng cao chiếm nhiều chỗ hơn văn bản, và phim video còn tốn hơn nhiều (bạn cứ hình dung rằng cứ mỗi giây phải có ít nhất 30 hình ảnh liên tục xuất hiện). Tuy nhiên, phí phân phối các loại dữ liệu này cũng rất thấp. Một phim truyện chiếm khoảng 4 gigabyte (tức 4.000 megabyte) được nén dưới dạng số trong đĩa cứng với giá khoảng 1.600 Mỹ kim.

1.600 Mỹ kim cho một phim không phải là giá rẻ. Tuy nhiên, một cửa hiệu cho thuê phim video thường mua ít ra là tám bản của một phim đang ăn khách nhất với giá khoảng 800 Mỹ kim một phim. Với 8 bản đó cửa hàng chỉ có thể cho tám khách thuê trong một ngày.

Một khi đĩa cứng và máy điện toán quản lý nó được nối với xa lộ thông tin, người ta chỉ cần một bản thông tin chứa phim này đã đủ để cho mọi người đều xem được. Những loại tài liệu phổ biến nhất sẽ được sao thành nhiều bản lưu trữ trên nhiều đài dịch vụ khác nhau để có thể phục vụ cho nhiều người. Đối với các đài dịch vụ trong tương lai, họ chỉ cần một khoản đầu tư xấp xỉ bằng khoản tiền các cửa hàng cho thuê băng video dùng để mua một phim video hiện nay là để phục vụ cho hàng ngàn khách hàng xem cùng một lúc. Và khoản phí mà người sử dụng phải trả là khoản phí trang trải cho phần lưu trữ trong đĩa và phí truyền thông. Giá này sẽ càng ngày càng rẻ đến mức gần như miễn phí.

Điều này không có nghĩa là thông tin sẽ được biếu không, nhưng phí phân phối thông tin sẽ rất thấp. Khi bạn mua một cuốn sách, phần tiền trả cho việc xuất bản và phân phối cuốn sách lớn hơn là cho công trình của tác giả. Sách phải được in và đóng. Phần lớn các nhà xuất bản đầu tư vào ấn bản đầu tiên và quan tâm đến số lượng mà bản in mà họ nghĩ có thể bán được. Vốn của các nhà xuất bản đầu tư vào khâu kinh doanh này là một sự mạo hiểm về tài chính đối với họ: họ có thể sẽ không bán hết các bản in, nhưng cho dù bán hết đi chăng nữa sẽ mất một khoản thời gian dài. Trong khi đó nhà xuất bản phải cất giữ sách, giao tới các đại lý và cuối cùng phân phối cho các hiệu sách. Những người này cũng phải đầu tư vốn và mong thu được lợi nhuận từ đó.

Trong khi người tiêu thụ chọn sách và trả tiền, lợi nhuận cho tác giả chỉ là một khoản tiền rất nhỏ so với toàn bộ số tiền dành cho các chi phí xuất bản và giao hàng. Tôi thích gọi hiện tượng này là "ma sát" trong phân phối vì nó cản trở nhiều mặt và tiêu tán tiền bạc từ tác giả đến những người khác.

Xa lộ thông tin sẽ triệt tiêu phần lớn ma sát tự do này. Sự loại bỏ ma sát trong phân phối thông tin có tầm quan trọng đặc biệt của nó. Nó sẽ khuyến khích tác giả và tăng số lượng độc giả lên hơn nhiều.

Phát minh của Gutenberg trong công nghệ in ấn đã thực sự thay đổi hệ thống phân phối- nó giúp cho bất kỳ loại thông tin nào cũng được phát hành một cách nhanh chóng và tương đối rẻ. Công nghệ in ấn sản sinh ra các phương tiện truyền thông đại chúng bởi vì nó cung cấp việc sao chép với giá thấp. Sách vở càng đưa ra thị trường càng nhiều, càng thúc đẩy công chúng đọc sách, do con người viết ra. Những cá nhân có thể ghi và theo dõi nhật ký. Các nhà kinh doanh có thể theo dõi hàng hóa lưu kho và dự thảo hợp đồng. Nhưng để áp dụng này tới được đông đảo quần chúng, chúng ta còn cần phải cớ nhiều người có học thật tạo ra một "nền tảng", lời nói khi được viết và phân ra phải thật sự hữu dụng, phải xem là kho dự trữ thông tin. Sách với số lượng lớn giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao tri thức, vì thế chúng tư có thể nói rằng, công nghệ in ấn khi bạn chuẩn bị bản gốc.

Trong thập niên 30, Chester Caslson, thất vọng bởi gặp quá nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị đơn xin phép độc quyền nhãn hiệu (vì phải sao chép những bản vẽ văn bản viết tay ra thành nhiều bản), đã phát minh một phương pháp để sao chép tài liệu với số lượng nhờ theo yêu cầu vào năm 1940. Năm 1959, công ty do ông sáng lập, sau đó được gọi là công ty Xerox, lần đầu tiên đã sản xuất thành công dây truyền sản xuất máy sao chụp. Máy sao chụp 914 có thể sao chép tài liệu với số lượng vừa phải một cách dễ dàng và không tốn kém, khởi đầu sự cho sự phát triển ồ ạt tất cả các loại thông tin ấn hành với số lượng nhỏ. Số liệu thống kê của thị trường thời đó cho thấy công ty Xerox đã bán được 3.000 máy sao chụp đầu tiên của họ. Một năm sau khi máy Xerox được giới thiệu, hãng đã nhận được trên 200.000 đơn đặt hàng, 50 triệu bản sao đang được tạo ra mỗi tháng. Vào năm 1986, hơn 200 tỷ bản sao đã được xuất mỗi tháng, và số lượng đó đang ngày một tăng lên. Số lượng những bản sao chép này sẽ không bao giờ có được nếu kĩ thuật không quá dễ dàng và giá cả không quá rẻ như vậy.

Máy Photocopy và các thế hệ sau này của nó, máy in laze để bàn, cùng với phần mềm chế bản thông qua máy điện toán cá nhân - tạo điều kiện dễ dàng cho hàng loạt các bản in, biên bản ghi nhớ, bản đồ của các đối tác, truyền đơn, tờ bướm quảng cáo, và các loại tài liệu cần in số lượng nhờ ra đời. Carlson còn là người có công trong việc giảm đi sự cạnh tranh trong phân phối về thông tin. Thành công vang dội của ông về máy sao chụp chứng minh rằng một khi sự cạnh tranh về phân phối thông tin giảm đi, nó sẽ tạo ra những điều kỳ diệu khác.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx