sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 3

Vừa nghe tiếng gọi tên mình. Tự đã nhìn thấy Kha đội mũ Levis, áo hoa đỏ, trông hơi càn, đứng trước cái quán nước cạnh gốc phượng già chĩa cành che rợp cả một khoảng vỉa hè. Cạnh Kha, một đám choai choai tóc xù, quần rộng đũng, vải pho xanh, đang quây quanh cái cò quay chơi bạc.

- Sao, mấy hôm nay không về nhà à? Chà, lại có cả lốp xe phân phối. Của quý, được giá lúc này đấy.

- Kết quả của một cuộc bình xét ỏm tỏi. Cuối cùng là gắp thăm, dùng may rủi, số kiếp để đảm bảo đoàn kết, không tị nạnh. Cả việc bàn chữa trống. mất hai giờ đồng. hồ. Riêng việc phân phối phiếu nghỉ hè phải hoãn buổi khác, vì còn nhiềubất đồng!

- Một giờ đồng hồ, mỗi con bạc ở đám này thu về, mất đi hơn chục nghìn đồng.

- Tham dự việc phân phối lốp xe mà buồn. Con người vì cái lợi vật chất đang hèn đi, tầm thường đi. Hồi mình mới đi dạy học, một bữa ăn cơm ở Ty giáo dục, mấy em nữ sinh vào thăm. Chúng kêu lên: “Ôi, sao thầy ăn cơm với rau muống!”. Với học trò, ông thầy là siêu nhân, là người lý tưởng. Hôm rồi, ông thư ký văn phòng trường mình nói một câu rất hay: Cái gì mà rời khỏi linh thể là tầm thường ngay. Ông giáo, nhân vật không được phép đeo cái lốp xe như thế này!

- Lỗi tại ai?

- Sự dung tục. Thói quen tước bỏ những giá trị tinh thần thiêng liêng, làm cho tất cả sự vật, quan hệ trần trụi ra. Tưởng như thế là tới được bản chất.

Tự nhấc chiếc xe lên vỉa hè, đi qua đám bạc, dựa chiếc xe vào gốc phượng. Chiếc xe kềnh càng. Tay lái quàng cái lốp vặn hình số 8. Trên cái đèo hàng là cuốn Từ điển Bồ Đào Nha - An Nam bọc giấy báo - món hàng trị giá một năm lương của ông giáo trung học - ghì bằng mấy sợi dây gai.

Bước vào quán, hai người tìm một bàn vắng. Kha gọi nước, bánh.

- Định di đâu bây giờ. Tự?

- Ra hiệu sách cũ.

- Để dập tắt một cuộc chiến lẽ ra không nên

- Đời người bây giờ nặng nhọc quá.

- Sáng nay, tưởng cậu có nhà, mình đến. Cái Hoạt bảo: có một người vừa đến tìm cậu.

- Ai nhỉ?

- Không biết. Này, coi chừng thằng Quỳnh. Thấy nó đấu khẩu với Xuyến nhà cậu và cái Chấm phẩy rất ỡm ờ nửa nạc nửa mỡ, dở tri thức dở ma cô. Trông nó quen quen. Không hiểu đã thấy nó ở trại giam nào. Mặt nó là mặt đểu. Mặt đĩ đực!

Tự quay đi, tránh tia mắt của Kha:

- Hồi này đang làm gì?

- Đi vào một bệnh viện tâm thần. Tổng biên tập định ra một số nói về ngành y. Tâm thần, một ngành lớn. Nó là một căn bệnh xã hội. Đứng thứ ba về tử vong, sau tim mạch, ung thư. Với số người mắc bệnh khổng lồ: 10 phần trăm dân số.

Kha thật có tài nắm bắt những thông tin trọng yếu, những thuộc tính đặc biệt của sự vật. Kha gọi cô Trình là cái Chấm phẩy, gọi Quỳnh là thằng đĩ đực.

Chủ quán đặt haichén nước, một đĩa bánh rán mật lên bàn. Tự kêu:

- Lĩnh tạm ứng bản thảo à?

Kha lắc đầu:

- Ma nào chịu đặt cọc cho tiểu thuyết đấu tranh cách mạng. Bây giờ là thời kỳ phồn thịnh của truyện tình éo le mùi mẫn, gồm vài pha xếch xi, làm tình, hôn hít, sờ mó. Chuyện vụ án cũng thuộc loại ăn khách.

- Thế tiền ở đâu?

- Được bạc! Kìa, cái cò quay. Nó đấy!

- Thật?

- Đùa làm gì? Tìm cái sạch sẽ, thơm tho giữa bùn lầy hôi thối. Trước hết, biết được tiếng lóng của bọn cờ bạc này. Chúng gọi Công an là Tây. Nói: liếm đi thay cho

ăn đi. Ngôn ngữ thời đại này sắc lạnh, thô bạo, y như người. Sau nữa, hiểu bọn chúng hơn. Xa lạ gì đâu. Một lớp học trò. Những tác phẩm của chúng ta.

- Chúng ta có gì trong tay, ngoài tấm lòng và trí óc. Thế mà lại phải tạo nên những tác phẩm đẹp như ý muốn.

- Chúng cũng đang ngổn ngang lắm, Tự ạ.

Kha thở nhè nhẹ. Mặt vuông vức, nét mắt, nét miệng Kha thẳng như kẻ. Kha là sự thông tỏ, mới mẻ, táo bạo. Tư chất nhà báo xông pha, bất chấp. Học vấn toàn diện, không mặc cảm lo âu. Ở đại học, Kha nổi lên vì tầm suy nghĩ sâu sắc. Được giữ lại giảng dạy ở nhà trường. Kha từ chối, Kha về dạy ở một tỉnh trung du. Bước ngoặt lớn nhất về tư tưởng của Kha xảy ra từ lúc Kha được điều động về công tác tại một cơ quan chính trị đầu não của t- Tỉnh ủy - trực tiếp làm thư ký cho Bí thư Tỉnh ủy và giao tiếp gần gũi với các ủy viên thường vụ Tỉnh đảng bộ. Không giới hạn mình ở vị trí một viên thư lại chỉ độc một việc ghi chép, Kha tham gia nghiên cứu triết học - chính trị kinh tế học, lý luận về chủ nghĩa xã hội và công tác Đảng. Anh nhận ra sự trái khoáy không thể chấp nhận được giữa lý luận tiêu biểu cho bậc thang cao nhất của trí tuệ nhân loại, chủ nghĩa Mác, và trình độ quan niệm phong cách của những người tự nhận là đại diện, ở địa phương, cả ban thường vụ chưa có một ủy viên học hết cấp phổ thông. Ông Bí thư Tỉnh ủy chưa bao giờ đọc hết một bài lý luận trong Tạp chí Học tập. Báo hàng ngày cũng không ngó tới. Cuộc đời là liên miên họp hành, có ngày ba bốn cuộc, cuộc nào cũng phát biểu ý kiến, nhiều khi bằng văn bản thư ký viết cho, để chỉ dạo phong trào. Cả một lớp cán bộ vốn liếng chính trị chỉ là một khóa học vài ba năm, với công cụ là mấy chỉ thị, nghị quyết, công văn mã số được nhớ rất rõ rang, nhào vào công việc một cách bận rộn, vất vả, không biết đến ngày chủ nhật. Các tỉnh ủy viên quay như đèn cù. Hết chiến dịch đậu tương lại đến bạch dàn. Tận tụy thật sự mà hiệu quả chỉ như bọt xà phòng.

Dạo đó chưa có sự suy đồi, trừ một vài vụ kỷ luật một ban thị ủy biến cả cơ quan đảng bộ thành một lầu xanh chứa gái. Truy nguyên thành phần xuất thân của bí thư, phó bí thư và thường vụ thị ủy. Ông Bí thư Tỉnh ủy rất bực bội: Họ đều là ăn mày trước cách mạng cả, sao lại có thể hư hỏng đến thế!

Lần đầu tiên Kha phát biểu ý kiến riêng, phản bác cách đánh giá con người chỉ căn cứ vào sự nghèo khó đang được ngộ nhận là chân lý. Kha đòi hỏi cán bộ lãnh đạo phải được tri thức hóa ngay tức khắc. Phát biểu của Kha giống như sự phát hiện ra mình trần truồng của Adam và Êvơ sau khi ăn trái táo cấm và hậu quả Kha tiếp nhận cũng tương tự như sự trừng phạt của Giêhôva Đức Chúời với Adam và Êvơ: họ bị đầy xuống trần gian. Kha ra khỏi vị trí một nhân viên quèn trong cơ quan lãnh đạo, về nghề báo, với nhận xét rất cay nghiệt về quan điểm tư tưởng ghi trong lý lịch, như thích dấu tội đồ vào mặt, không sao gột rửa dược.

Nhưng, Kha không mang ám ảnh buồn tủi về thân phận. Ở nghề báo, ngòi bút tiếp sức cho Kha thể hiện tư tưởng của mình. Kha viết một loạt bài tố cáo thói bè phái, kèn cựa trong chốn cung đình tỉnh nhỏ. Không bài nào được đăng. Năm 1970 mà như vậy thì một là phải vào trại giam, hai là phải cuốn xéo ra khỏi tỉnh. Cuối cùng, cái chân thư ký cho Bí thư Tinh ủy dẫu sao cũng là một danh vị khiến cho nếu Kha có thế nào thì sẽ xấu chàng hổ ai, nên Kha được chuyển vùng về một tờ báo ngành ở thành phố. Kha tiếp tục tung hoành. Báo nhờ Kha được tiếng thơm, trở thành người hùng số 1 của cuộc dấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong ngành. Kha đóng giả thợ đi làm trong xí nghiệp, lần mò vào các mối quan hệ bí ẩn, lôi ra ánh sáng mấy vụ giám đốc lộng quyền hành hạ thợ quá chủ Tây với phu mỏ. Buồn thay thói đời: sử dụng, tận dụng đấy mà không tin, mà luôn dè chừng, luôn kiềm chế. Kha trở thành một kẻ phải luôn luôn cảnh giác đối với Tổng biên tập và Đảng ủy cơ quan.

Nhón một chiếc bánh đưa Tự. Kha rút khăn lau tay:

- Tự à, hãy yên tâm về mình cũng như tớ rất yên tâm về cậu. Bạn bè yên tâm về nhau không nhiều lắm đâu. Có lẽ là vì chúng mình sớm định hướng. Hay vì chúng mình ra đời không bao giờ được hưởng sự may mắn dễ dàng? Hả. hoàng thân Mưxkid? 1

Tự nuốt vội miếng bánh:

- Sao lại cho mình một cái tên nhưế? Chẳng nhẽ mình ngốc nghếch giữa cảnh đời điên đảo?

- Mình không cho cậu. Học trò cậu chúng tặng cậu đấy.

- Chà.

- Chúng còn gọi cậu là thầy Tự... trọng- Có phải cậu đã khước từ tiền thù lao?

- Mình tự do trong hành vi của mình. Miễn là nó không phương hại đến cộng đồng.

- Tớ ngồi chơi cò quay. Thấy một lũ học trò vào quán tán về các thầy. Nghe chúng nói về cậu, liền dỏng tai nghe. Cẩm học cùng khóa chúng mình mang biệt danh Ông đẽo cầy giữa đường. Sao lại có cái tên kỳ quặc như vậy? Thống lý Patra là ai? Ai là Dương kính? Có phải Dương kính là bí thư chi bộ có lần giải thích mácxit là Kác Mác cộng với Xittalin?

Tự phì cười:

- Con người quả là có nhu cầu đùa nghịch thật.

Kha phùng má:

- Đâu có phải đùa nghịch. Chính tai mình nghe một đồng chí thường vụ huyện ủy giải thích lò cao là cái lò nấu cao.

- Quá thể!

- Đã có một thời đổ riệt cho kẻ nào nói tiếng Pháp là Việt gian đấy, Tự ạ. Nhưng thôi, mặc cái trí khôn một thời đó. Còn ở trường cậu, ai là Thảnh cú? Còn Thuật, bạn chúng ta một thuở, được học trò tặng phụ danh gì. cậu có biết?

- …

- Thuật... chó.

- Sao lại thế?

- Từ ngày nó ly khai chúng mình, mình rất ngại đến nhà nó. Một hôm, tạt vào. Kinh khủng! Nó đang cho con chó giống của nó đi tơ với một con chó cái của khách hàng. Nó bảo tớ: “Kha, xin lỗi! Đây là Rômêô và Duyliet đang yêu nhau”. Nó kinh doanh chó giống.

- Thôi. Kha!

- Ừ! Tất cả những cái nham nhở ấy rồi sẽ phải sạch sành sanh trên mặt đất này chứ. Hoặc nếu không thì… mặc ruồi muỗi ở cống rãnh của chúng. Còn chúng mình, trở về với Tố Như đi.

Kha nhìn Tự, mắt âu yếm, cười:

- Tự ơi, gọi nàng thơ về đi. Hôm rồi Xuyến đã giận dữ đập nắp thùng gạo khiến nàng bạt vía kinh hồn. Giờ, hãy đón nàng về. Câu thơ cậu định dẫn là câu thơ nào...

Tự ngúc ngắc cái cổ gầy.

Da mặt, da tay Tự từ lúc Kha kể về Thuật, gai gai ghê ghê như đụng phải sâu róm. Câu thơ của đại thi hào định viện ra để làm bằng cho thái độ cao ngạo của kẻ sĩ, bậc tài hoa được nỗi nguy biến phải chịu dựng, đã mất tăm là sẽ biến mất mãi mãi? Như cảm hứng vốn rất khó lấy lại? Như kẻ hiểu biết một lần tủi hổ, thiên thu ôm mối sầu kiếp phậ

Đám choai choai chơi trò con quay cạnh gốc phượng bỗng ào đứng dậy, chạy tao tác. Một đứa kêu khẩn thiết: “Tẩy đấy!”, rồi đút tay vào túi quần. huýt sáo đi lững thững

qua mặt Tự. Cái mặt nó, cái dáng nó gọi một ý niệm nhơ nhuốc, quái gở. Bỗng Tự ngẩn người, rồi như chợt nhớ, Tự dứng dậy, chạy ra gốc phượng.

Chiếc xe đạp của Tự tay lái quàng chiếc lốp đỏ hình số 8 vẫn còn đó. Nhưng, cái chứng bệnh sợ hãi từ thâm căn trỗi dậy hóa ra là có tiền đề vật chất. Trên cái đèo hang, cuốn Từ điển bọc giấy báo, báu vật đồ sộ, biểu tượng của niềm vui và hy vọng lớn của Tự, đã không cánh mà bay. Chỉ còn bốn dầu dây gai bị cắt, loằng ngoằng bốn nét vẽ nguệch ngoạc trong không gian.

Tự sụt hẫng cả một mảng ngực bị thương, kêu hụt hơi:

- Kha ơi! Mất quyển Từ điển rồi!

Kéo sập lưỡi tai mũ Levis xuống quá mắt. Kha xộc đến trước quầy hàng của chủ quán nước. mặc Tự đứng ở ngoài cửa, hai mắt nóng hực kêu khe khẽ: Kha ơi! Thôi, Kha ạ.

- Ông quán! Thế nào? Ông biết chứ?

Tay gãi mái đầuối lem nhem, chủ quán nhăn nhăn nhở nhở:

- Biết thế cóc nào được! Tổng kho Nhà nước còn bị moi nữa là. Nhưng… chắc là mấy lỏi học trò thiếu tiền phở, tiền bia đấy thôi. Học trò mổ sách của thầy! Ha, thời buổi hết ý!

Mặt Tự lẩn mẩn như có đàn bọ mạt bò:

- Thôi, Kha ơi. Cũng là tại mình. Mình gây tai họa cho mình.

- Khốn nạn! Chó má đến thế là cùng!

Kha quẳng tiền trả chủ quán, nhổ phịt bãi nước bọt, đuổi theo Tự đã dắt xe đi trước.

- Tự này. Chắc chỉ là bọn chơi cò quay nó thua, nó cú mình.

Kha nói, nhận nguyên nhân sự việc về mình. Rồi lại quay mặt lại, nhìn cái quán, hậm hực:

- Lão chủ quán, gian giảo hiện lên mặt. Chính nó chỉ điểm bọn trộm cắp hành sự và oa trữ của gian phi.

Nắng chiều có độ oi nồng, dấu chứng của một cơn bão ngoài biển Đông. Ve kêu xé từng hồi như tù nhân bị tra khảo thụ lý. Chân dẫm lên những cánh hoa phượng rơi rụng đỏ nhòe hè phố, Tự uể oải bước những bước nặng nề.

Buồn làm sao, nỗi buồn nhân hai này. Phải đem bán những cuốn sách quý, những đồ gia bảo đã là một sự bất đắc dĩ. Nhưng, mất nó, không phải Tự chỉ mất một số tiền lớn, thí hết sức lớn. Mất cuốn sách Tự còn mất một ao ước sở cầu đã chất chứa mòn mỏi trong bao tháng ngày qua!

Ôi, sẽ sung sướng bao nhiêu, nếu buổi chiều nay Tự cầm trong tay một số tiền bằng tiền lương của cả năm trời, trao cho Xuyến xong và leo lên gác xép ngồi với trái tim dập dồn bao nỗi bồi hồi! Xuyến chắc chắn sẽ vui vẻ. Ai mà không vui vẻ khi đang túng thiếu lại có tiền?

Xuyến sẽ vui. Và cũng có thể nhờ sự kiện này mà Xuyến bỗng động long, nghĩ lại. Xuyến sẽ thay đổi tâm tính. Xuyến sẽ thấy rằng cáu kỉnh, riếc lác, chửi bới tàn tệ Tự là không nên, là tội nghiệp lắm cho Tự. Xuyến sẽ yêu thương Tự và mọi mặt trong đời sống gia đình - cái nền tảng của luân lý làm người - sẽ biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp dần. Xưa nay, tình yêu vốn là cái phép lạ thường ngày vẫn hằng giúp con người vượt qua khốn khó, thăng hoa. Con người ta vẫn có thể yên vui trong sự không hoàn thiện của đời sống vật chất, chứ không thể sống sung sướng trong mỗi sự sung túc của của cải không thôi!

Và như vậy thì Tự còn làm được nhiều việc có ích cho Xuyến. Tự đâu có phải là kẻ kém cỏi, ít năng lực sáng tạo.

Cuốn Từ điển như vậy có một vai trò lớn lắm, lớn hơn bản thân nó. Nó là cái hích đầu tiên, như người ta vẫn nói về một sự kiện cách mạng có tính chất khởi đầu, tạo ra các vụ nổ dây chuyền. Nó là kỳ vọng của Tự.

Nhưng, bây giờ thế là hết!

Nhận ra hai cánh mũi mình cay sè. Tự đồng thời ngửi thấy mùi thơm sực nức của các món ăn đang chế biến trên than lửa. Cả Kha và Tự không hiểu từ lúc nào đặt chân vào cái phố san sát những “Restaurant”, “Spécial dishes”, đặc sản. Cả hai rời vào cuộc vây bủa trùng điệp của những mùi vị cực kỳ thom ngon, cao sang, xa lạ của những là nem cua bể, gà om nấm, súp lươn, cút tần, dê bao tử. Bốn mươi ba tuổi, chưa bao giờ, chưa một lần nào, Tự biết đến những món ăn này.

Không ai bảo ai, thấy có cơ hội, họ liền rẽ ngang. Họ vượt qua một buổi chợ chiều xanh mướt rau muống, nghe loáng thoáng thấy giá một mớ rau đã lên tới năm chục đồng, tức gần một phần tư ngày lương của một ông giáo dậy bậc trung học.

Cô Trình mỗi lần đi là phải dệch dệch cái chân phải tật nguyền, cái chân mang bàn chân oặt ngửa, bắp dưới nhỏ teo, trông rất tội nghiệp.

Kha rất có tài định hình sự vật bằng một vài từ, khi gọi cô là “Cái Chấm phẩy”, miêu tả cái mất cân đối, lệch lạc của thân hình, cùng với cái cách đi của cô một cách chính xác: hình tượng và nghịch ngợm. Tự thì không gợn một ý nghĩ đùa bỡn dù là lành hiền, chỉ tỏ ra chú mục vào cái dị tật xấu xí của người khác. Tự cũng đã thấy mình là kẻ tàn nhẫn rồi.

Ông Trời thật quái ác với cô bé! Bởi vì trừ cái chân dị tượng khốn khổ, còn thì tất cả thân hình cô, từ khuôn mặt cho đến mỗi ngón tay, không mảy may chút gì gọi là tiên thiên bất túc cả. Trái lại, còn rất cân bằng, xinh xắn là khác nữa. Đặc biệt là gương mặt cô, kể từ khi bước vào tuổi dậy thì. Mặt cô bé mỏng mảnh, mỗi nét vẽ đều nhẹ nhõm, tinh tế khiến ta liên tưởng tới cái đẹp của một bông hoa bướm, cần phải nâng niu. Nhưng, cái mặt tôn quý ấy giờ đang cơng cơng, vênh vác, đáng ghét vô cùng.

- Ôi giời! Đứa nào nó phân phối cho thầy chiếc lốp này! Loại hai rõ như ban ngày mà dám xưng là loại một chính phẩm!

Rôm cắn môi nhoi nhói cổ Tự, lưng Tụ. Mặt Tự như trát vữa, đầy ụ lên, cồm cộm. Và môi Tự lập bập muốn bật lên lời kêu cầu. Cô Trình ơi là cô Trình! Việc này với mọi anh cán bộ thì chẳng có gì đáng gọi là xấu xa cả. Của là của mình, mình không dùng thì đem bán. Nhưng với một ông giáo thì việc này chẳng hay ho gì. Nên tôi mong cô khe khẽ cái miệng một tí. Sao cô cứ lớn tiếng. quát nạt như ở giữa nơi chợ búa thế!

Mặt cô Trình không hếch lên nữa. Nhưng cô cũng chẳng thèm để ý đến ánh mắt khẩn nài, mong mỏi của Tự. Cô đưa bàn tay xinh đẹp vào mặt trong chiếc lốp, lần lần rờ rờ, rồi thưỡi cái môi dưới thật dài, ỏng eo:

- Chỗ dày chỗ mỏng thế này, lốp rởm thì có! Tám chục bạc! Có khi dở hơi nó mới rước của nợ này về. Tinh khôn thầy để ở đâu mà thầy vớ phải cái đồ vét đĩa này, hả thầy?

Một câu thầy, hai câu thầy mà bằng bêu riếu Tự, làm nhục Tự. Rõ ràng là hợm của, cậy tiền, hạch nạt Tự đang gặp hồi khốn quẫn rồi còn gì. Chao ôi! Chẳng lẽ nghề thầy chẳng còn gì đáng giá nữa và chính Tự cũng phải đang hạ giá nhân cách của mình? Tự phải tầm thường đi, phải hèn đi? Vì miếng cơm mà phải đem đi bán cái lốp xe được phân phối để ăn chênh giá. Vì muốn bán được nên phải ngậm miệng, chịu nhún, để nó tha hồ dè bỉu, từ cái lốp xe đến sự tinh khôn của mình?

Mấy năm trước nó có quái ác như thế này đâu! Mấy năm trước nó ngoan ngết na lắm kia. Dềnh dệch cái chân mang tật đi học về là nó không bế cháu thì đan len thuê hoặc mặc cái áo lụa hồng đào ngồi tráng bánh cuốn ở cái quán hàng của chị nó ở ngoài cổng. Trời bắt tội nó mang tật nguyền ở chân, nhưng bù cho nó khuôn mặt trong sáng và cái duyên thầm. Anh trai nó là thợ nề. Chị dâu nó là thợ làm đường ốm yếu về hưu non, mở quán hàng kiếm sống, nuôi một đàn con bốn đứa lít nhít. Sớm thấu hiểu hoàn cảnh gia đình, nó chịu khó và ý tứ lắm. Với Tự, nó luôn là cô học trò nhỏ lễ độ, biết kính thầy, mặc dầu nó chỉ học cấp 1, không trực tiếp là trò của Tự. Nhinh nhỉnh lớn, nó ngồi bán hang, giấu cái chân tật nguyền dưới gầm chõng, khối gã trai mê mẩn nó, quẩn quanh suốt ngày ở quán hàng. Nhìn nó, Kha bảo: “Cái Chấm phẩy” đảm và có hậu lắm. Đứa nào lấy được nó thật là diễm phúc đấy!

Lời tiên đoán của Kha mất linh nghiệm hai năm sau đó. Và Tự đã run cả người vì tiếc khi nhận ra nó đã biến đổi hoàn toàn, khác với nỗi mong đợi của anh. Ấy là buổi anh chứng kiến cuộc cãi lộn gay gắt của nó với Xuyến. Hai người giành mối lợi gì đó mà lôi nhau ra cổng nhà chửi bới nhau thậm lệ. Nó, cái cô bé xinh tươi đáng thương, đã lớn phổng, già giặn như một mụ nạ dòng. Tóc xõa, ngực xổ ra vì đôi vú nở quá độ không mang coócxê, vừa xô tới định cào cấu, cắn xé Xuyến, nó vừa leo lẻo rủa nguyền Xuyến và không tha cả Tự. A! Mày đã thế thì bà sẽ làm cho mày tan cửa nát nhà, cho vợ lìa chồng, cha lìa con. Mày tưởng mày là vợ ông giáo cấp ba mà bà nể à! Giáo viên thì là cái đ. gì! Khối thằng, khối con ăn hối lộ, hủ hóa, dâm ô trụy lạc kia kìa. Ừ, bà làm điếm đấy! Bà ngủ với cả chục thằng rồi đấy. Còn mày, thử xem cái thằng thầy giáo là chồng mày giữ được cái chính chuyên của mày đến ngày nào, giờ nào?

Nhân cách con người phát triển trong cái hoàn cảnh đang bấp bênh này, ai mà dám chắc nó sẽ thế này chứ không thể khác. Cái chấm phẩy, buồn thay, là cái sản phẩm của một cơn chấn động đau buồn. Hỏi dò nguồn cơn Tự mới biết, ít lâu nay nó sống bơ v một mình. Vì anh chị nó đã bỏ nó côi cút không nơi nương nhờ, tếch vào Sài Gòn, rồi sau đó vượt biên, sang Hồng Kông sinh sống. Bị dồn vào thế cùng. Cái Chấm phẩy liều chết xông vào cuộc mưu sinh với một ý chí phục thù hung hãn hơn người.

Lệch tay không tiền thì tài. Lệch chân không hờn cũng tủi. Thiệt thòi của nó về thể xác và linh hồn trở thành mối hận mà nó trút ra cho đời, khiến nó càng bất chấp và liều lĩnh. Nó trúng liên tiếp mấy phi vụ. Rồi tiếp đó, giầu phất lên. Hóa ra, anh chị nó, sau khi định cư ở nước ngoài, chạnh thương cô em gái tàn tật, bắt đầu gửi hàng và đôla về cho nó. Lại một lần nữa, Cái Chấm phẩy biến hóa.

Trong cái áo nilông xanh lục, hai túi bị hai bầu vú dội lên, lại nhồi thêm mỗi bên một cuộn giấy bạc đỏ, trông cô Trình khoèo lúc này càng nháo nhâng, ngạo ngược. Trên mặt Tự, cái vầng đỏ từ mang tai đã lan xuống tận cái cổ gầy của anh rồi. Cái sân chung sắp đến giờ tan tầm, sắp đông người qua lại. Anh chỉ mong cái việc mua bán chiếc lốp càng lúc càng trở thành cực hình với anh chấm dứt nhanh cho rồi. Còn nó thì lại muốn kéo dài và làm ồn ĩ lên cho mọi người biết. Nó định làm bẽ mặt cả anh và Xuyến, để thỏa mãn thói cậy giàu lên mặt của nó. Nó định kéo dài để dìm giá, để bắt ép Tự bớt đi vài giá. Vì nó biết thóp Tự là kẻ tự trọng hay sợ mất thề diện ông thầy và đang hồi túng quẫn.

- Thôi thế thì tuỳ cô, cô trả bao nhiêu cũng được, cô Trình ạ.

Cuối cùng thì Tự đầu hang, chịu thua. Gầm mặt xuống đất, anh vừa bực vừa ngượng, nhưng lại tự an ủi mình. Thôi thì cho nó xong đi. Chịu thiệt đi một tí có phải là điều lạ lùng với Tự đâu. Xưa nay, có lúc nào Tự chả chịu thua thiệt? Nhưng, sự đời luôn oái oăm là vậy. Sắp sửa thực hiện cái thao tác cuối cùng là trả tiền cho Tự theo giá tự đặt, cô Trình bỗng giật phắc chiếc lốp từ tay Tự, quàng vào vai và quay phắc về phía sau, quang quác như một mụ gà nhác thấy bóng diều hâu:

- Này, này, đừng có sờ vào mà gẫy tay!

- Không chịu giá tám chục thì để tôi lấy. Lộc tận hưởng đến kiệt cùng là không được đâu, cô Trình.

Thêm một kẻ dính dấp, chọc gậy vào cái việc đang kết thúc này. Kẻ đó là Quỳnh. Quỳnh đĩ đực, dở trí thúc, dở ma cô, từ căn nhà đang xây dở vừa đi tới, tay cặp điếu Capstan ngún khói, miệng nhóp nhép, đưa cái nhìn chạy vòng quanh chiết lốp và dừng ở lại vòng ngực cô Trình.

Mới chỉ có ít hôm mà xem ra quan hệ của cô Trình và Quỳnh đã có ý khang khác. Lời giao tiếp nghe cũng có vẻ xung khắc nhưng đã có mùi vị chủng chẳng, ỡm ờ, sau cùng tiến thêm một bước nữa, cô Trình cùng với cái nguýt dài, dứ chiếc lốp vào sát mặt Quỳnh, vừa đanh đá vừa cợt nhả:

- Thì đây! Nhường cho đấy! Xỉa tiền ra!

Quỳnh búng tàn thuốc, nghiêng đầu:

- Xin cám ơn. Nhưng ai lại lợi dụng lòng tốt của người đẹp như thế nhỉ!

Quay lại, mặt tươi hớn đầy vẻ đắc thắng, cô Trình hất hàm vào mặt Tự:

- Thế thầy còn cái gì bán nữa không?

Rồi không cần nghe Tự trả lời, cô điềm nhiên dùngkéo căng cái cạp quần lụa, để bàn tay phải thọc sâu vào cái khe hở giữa manh quần và làn da bụng dưới trắng hếu, lục xục một hồi và lôi ra một chiếc ví đỏ to bằng cả bàn tay, trước con mắt thị sát chăm chú như lồi ra của Quỳnh.

Mặt đỏ hực lên vì xấu hổ, Tự vội quay mặt đi.

Lúc ấy, trời đã ngả màu tàn thuốc lá, muỗi từ các cống rãnh bay lên tụ hàng đám trên cái sân chung của căn nhà đông hộ. Như mọi ngày. Xuyến bê cái quầy thuốc lá từ ngoài cổng vào, đặt ở hàng hiên căn nhà của mình.

Ngước lên, thấy Quỳnh đứng trên giàn giáo với hai người thợ xây. Xuyến liền chép miệng:

- Vẫn cứ là mặt thớt xông vào cướp cháo thí xây bằng được. Ra là đời ăn nhau ở một chữ trơ là thế!

Câu nói báng bổ nhưng đã có ý vị suồng sã được Quỳnh cảm nhận triệt để ngay. Quỳnh ngừng tay chỉ trỏ hướng dẫn hai người thợ, ngó xuống nhìn Xuyến, nheo mắt cười:

- Một chữ trơ không đủ đâu, cô Xuyến ạ.

- Thì thêm một chữ tê nữa.

- Phải nhiều chữ tê mới được, cô Xuyến ơ

- Tờ u tu huyền tù nữa hẳn!

Quỳnh cười hít vào:

- Sao mà vận chữ tài thế! Nhưng mà gạo đang lên giá như tên lửa, vào nhà đá một tháng mười hai ký không mất tiền mua, cũng là một kế hay dấy!

Xuyến bật cười đánh hức, nhưng vội nén lại, mặt đỏ hừng:

- Thạo quá nhỉ. Chắc đã từng ăn gạo không mất tiền mua ấy rồi.

- Đừng nói nhau thế, đau lòng nhau!

- Biết thế sao lại còn...

Xuyến không nói hết câu. Mắt Quỳnh như tụ điểm săm soi. Cô Trình từ bồng mình văng chân tới, ghé tai Xuyến thì thầm mấy câu, rồi ngẩng lên cái đà giáo, nhí nhảnh:

- Anh Quỳnh ơi. Hôm nào anh phải đưa chị đến giới thiệu với bọn em nhé. Em biết tiếng bà chị rồi dấy.

Quỳnh nghiêng mặt:

- Tất nhiên rồi. Chỉ sợ lúc ấy hai người lại vội co cẳng chạy dài. Vì tưởng là Quỷ Dạ Xoa hiện hình nát người.

Chẳng hẹn mà Xuyến và Trình, hai mỹ nhân vừa dược tôn sung, cùng ôm chầm lấy nhau, cười nấc

Trên gác xép. Tự buông bút chấm bài, nằm xoải xuống sàn, tìm cái chăn, phủ lên mặt. Buồn xiết bao! Mọi người đều như vậy cả. Chửi nhau tàn tệ rồi lại đùa cợt sàm sỡ, thân mật với nhau ngay được. Tư cách là thứ hàng có giá cả. Tình cảm cũng vậy. Người có lương tâm luôn bơ vơ. Kẻ có tri thức suốt đời buồn... Thời buổi này tạo ra bi kịch đó. Hay bi kịch vốn nằm ở trong bản thể cuộc sống? Nguyễn Du, đại thi hàò, có ngạo nghễ, nhưng ngạo nghễ để chống trả thân phận và như vậy thì buồn chính là phẩm chất của kẻ sĩ lòng đầy kỳ vọng ư?

Hình như Tự thiu thiu ngủ.

Nhưng, anh bỗng giật thót mình. Dưới nhà ành một tiếng chiết xe đạp đổ, rồi tiếng Xuyến tru lên tức tưởi:

- Tiên nhân nhà nó chứ. Ra thời buổi này đứa nào có xipsvontơ 2 là đứa ấy tha hồ ăn cướp điện của người khác. Hoạt, mày có dựng cái xe thổ tả này ra ngoài hiên không tao đập gẫy cha nó ra cho biết tay bây giờ. Người ta thì khôn cậy, khéo nhờ. Mình thì... rõ cứt nát còn đòi có chóp. Đói rài đói rạc ra lại còn xe với pháo!

Tự tung chăn, ngồi dậy. Cái gác xép thực sự đã biến thành lòng hang đen ngòm. Ngọn điện hai mươi nhăm oát rất khiêm nhường của anh chỉ còn lờ mờ một sợi dây tóc ngoằn ngoèo. Cảm nhận của Xuyến thật tinh tường. Kẻ không có năng lực suốt đời bị chèn ép. Đến ánh sáng điện cũng có thể bị đánh cắp. Nghe tiếng bánh xe đạp lăn dò dè ra hiên, Tự sờ soạng chồng bài của học sinh.

“Bán chiếc xe, đưa tiền Xuyến và xin lên ở tại Văn phòng nhà trường ít hôm để thuận tiện...” Tự nghĩ, chợt giật thót mình. ngẩng nhìn đầu thang lên gác xép:

- Hoạt! Hoạt đấy hả con?

Cái bóng nhỏ vừa trồi lên ở dầu thang khe khẽ lay động:

- Bố! Bố ốm, hả bố?

- Không! Bố có làm sao đâu! Lên đây, con. Trường con tổng kết năm học chưa, con?

- Trường con mới làm lễ bế giảng năm học hôm qua. Con được là học sinh tiên tiến, bố ạ.

- Thế thì bố mừng quá. Lên đây, con. Để bố đi tìm cái đèn dầu.

- Bố ơi, các cụ trong khu nhà bảo: Nhà chú Quỳnh có cái xípvontơ to lắm, nó hút hết điện của mọi nhà, bố ạ. Bố! Con nghe giọng nói của hố yếu yếu như hôm bố bị sốt rét ấy. Con không lên dâu. Tối nay, mẹ bảo không nấu cơm, hết gạo, lại hết cả dầu rồi. Bố có đói không, hả bố?

Tự lần ra rìa sàn gác. Đưa tay quờ, anh nắm dược cái cổ tay khẳng kheo lạnh toát của con gái:

- Con có đói không, Hoạt? Bố có tiền đây. Hay là bố con mình đi ăn cái gì đi?

Tự lắc tay con. Giọng anh nghiêng lệch. Cái Hoạt bước thêm một bậc thang. Anh buông tay nó. Nó áp người vào mép sàn

- Con không đói, bố ạ. Bố ơi, hôm qua lại có một chú đến nhà tìm bố. Thế là ba lượt. Lần đầu, con đang nhảy dây. Chú ấy hỏi: Con gái bố Tự ơi, bố cháu đâu? Con bảo: Bố cháu ở trên trường dạy các anh chị lớp 12. Hôm qua chú ấy lại đến. Mẹ đi chợ. Có mỗi mình con ở nhà. Chú ấy nhìn cảnh nhà mình, rồi bảo: Chú là học trò của bố cháu. Học trò cách đây hai mươi năm cơ. Chú sẽ viết thư cho bố cháu, nếu như không quay lại được. Bố ơi, bố có nhớ chú ấy là ai không, hả bố?


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx