sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 4

Có người hai mươi năm trước đây là học trò của Tự đến tìm Tự.

Lần này thì chính là cái Hoạt, con gái Tự đã ba lần gặp mặt người học trò nọ, kể lại. Không còn là chuyện ngờ ngợ, bán tín bán nghi nữa rồi.

Trò cũ trở lại tìm thầy xưa!

Một mệnh đề cổ điển xiết bao gọi cảm, sản phẩm của một đời sống giàu ân nghĩa, đạo lý. Một hình tượng bền vững, in sâu trong tâm khảm bao lớpười. Phút chốc Tự bứt ra khỏi tất cả những buồn phiền tục lụy đằng đẵng mấy ngày qua, trở lại với cái mạch nguồn tình cảm tươi sang, yên hòa. Ký ức của Tự tưởng như đã phủ đầy khói sương cách trở, bỗng dưng tiếp nhận được một năng lượng giải tỏa, bật mình trỗi dậy. Những cánh cửa đóng kín đã tách Tự với quá vãng cùng lúc mở tung, ùa vào anh toàn bộ những bóng hình, hương vị, thanh âm sinh động của những ngày đã qua. Những ngày đã qua...

Nhưng, là ai thế nhỉ? Cái người học trò hai mươi năm trước tìm đến với anh? Có gì khẩn thiết mà kiếm tìm anh những ba lần? Lại hẹn sẽ viết thư? Tổng kê trong quãng đời dài vừa qua, anh đã trực tiếp dạy dỗ một số lượng học trò không ít hơn một ngàn em. Nhưng, ở cái thời cách đây hai mươi năm, nghĩa là ở vào những năm đầu tiên anh bước vào nghề thầy, ở cái tỉnh L. miền thượng du xa xăm ấy, anh chỉ dạy một lớp học trò vỏn vẹn có bốn chục em thôi. Lớp học trò ấy là mối tình đầu với nghề thầy của anh. Anh còn nhớ như in mỗi gương mặt học trò và từng tình huống gặp gỡ cùng là những kỷ niệm riêng tư. Ai trong số mấy chục em ấy đến gặp anh? Điềm hung hiểm hay niềm may mắn sẽ đến với anh? Hai mươi năm, thời gian đủ để quên đi tất cả. Nhưng các môn sinh thì mãi mãi vẫn không quên thầy. Vẫn sống theo cái quy tắc “sống tết, chết giỗ” cổ kính ngàn năm? Giữa cái thời buổi mọi giá trị tinh thần có nguy cơ bị hạ bệ, thầy không ra thầy, trò không ra trò, chủ nghĩa thực dụng, thực lợi chi phối mọi quan hệ thiêng liêng, tình thầy trò bị coi là một món đồ cổ, những kẻ còn lương năng hẳn đau buồn và cuộc gặp gỡ này là một đối chứng về sức sống bền vững của đạo nghĩa thầy trò chăng? Hay chính người học trò tìm đến để yêu cầu anh phải thanh khoản? Còn những món nợ phải trả? Còn những điều chưa sáng tỏ cần được thấu suốt? Còn những giá trị bị vùi lấp cần phải được phục hồi?

Dự đoán không dữ kiện, đoán trong mung lung. Tự như kẻ lần mò trong đêm. Thay hết giả định này đến giả định khác, anh mới nhận ra, trí nhớ anh còn tươi tốt lắm, anh vẫn tìm được hình bóng mình. Ngày ấy, cách giờ hai mươi năm. anh đẹp và mạnh mẽ vô cùng.

Vậy thì người học trò ngày ấy bây giờ tìm đến Tự có thể là Hùng lắm chứ. Phải. Nguyễn Trọng Hùng, trưởng lớp suốt ba năm học cấp ba phổ thong. Một cái đầu nghênh nghênh. Một vạt tóc xõa trước trán. Một cái cổ nổi yết hầu, đỏ như gà chọi. Một giọng nói như xối lửa. Từng ấy đặc điểm của vị thủ lĩnh đám các cô tú, cậu tú đầu tiên của tỉnh nhỏ, bổ sung chứ không che lấp một đặc sắc tinh thần khác ở Hùng: Sự sùng kính vô điều kiện người thầy của mình. Học giỏi đều các môn, say mê môn văn như một môn học làm người. Hùng coi anh như một siêu nhân lý tưởng bấy lâu tìm kiếm. Cậu ta trở thành gần như một bản sao không đến nỗi vụng về của anh. Năm đó, Hùng hai mươi, kém Tự vài tuổi, đủ trình độ và kinh nghiệm để hiểu rõ cội nguồn các sự kiện có quan hệ đến anh. Ôi, sao anh vào đời với nhiều rắc rối éo le và cuối cũng số phận anh lại bi thảm đến thế! Hùng đã công khai ủng hộ, bênh vực các quan điểm cùng cách xử sự của anh. Hùng dã đứng bên anh trong những lúc anh nguy khốn.

Nghe nói. Hùng đã tốt nghiệp đại học Bách khoa, sau năm năm công tác ở Viện Khoa học đã sang Tiệp Khắc bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ Silicát, hiện dang chủ nhiệm một đề tài cấp Nhà nước, trực tiếp làm giám đốc một xí nghiệp pha lê lớn ở một tỉnh miền trung. Có thể nhân một chuyến ra đây họp hành. hội thảo khoa học hay giúp đỡ một cơ sở sản xuất nào đó, Hùng tìm đến anh để thăm hỏi, chuyện trò, hoặc thông báo với anh một thông tin quan trọng gì đó. Nhưng thông tin gì mà quan trọng nhỉ? Chuyện đã hai mươi năm, dẫu là chuyện có quan hệ, đã từng làm xiêu lệch cả đời anh, nhắc lại bây giò phỏng có ích gì?

Nhưng, gần gụi với Tự những năm tháng đó, không chỉ có riêng Hùng. Dẫu rằng đối với một giáo viên, cái chuyện trò yêu trò ghét xưa nay vốn là một chuyện thường tình. Tự vẫn tự hào, rằng gần như hầu hết học trò của anh đều chia xẻ với anh lòng kính mến, chân thành và sâu sắc. Tài năng, phẩm cách và tấm lòng của anh có sức chinh phục tự nhiên. Chưa bao giờ Tự dùng sự dễ dãi, nuông nịnh để thu phục nhân tâm. Cũng như chưa bao giờ anh lợi dụng quyền làm thầy để đắp bồi uy tín riêng của mình.

Mô phạm mà vẫn không mờ nhạt lòng nhiệt thành, tinh thần triệt để, cùng chiều sâu của tri thức, sự phong phú của tình cảm và sức lan tỏa của tư duy, đã tạo nên một anh giáo Tự mực thước mà vẫn sâu sắc, đôn hậu mà vẫn uyển chuyển, đa cảm mà vẫn rắn rỏi, không dễ uốn mình, cảm thông với mỗi sa sảy, yếu đuối của học trò, hay nổi những cơn giận dữ vì thực lòng thiết tha được đo lường con người mình yêu quý bằng những khuôn mức tuyệt vời. Tự, bậc chính nhân yêu người mãi không thôi!

Tự đã mấy lần mắng mỏ một cách thật nặng nề chú học trò Ân vì đã nhiều lần nó mang những cuốn sách nhảm nhí đến lớp và chuyền tay cho bạn bè đọc. Chẳng hạn cuốn Đồi thông hai mộ xằng xịt về nội dung, lố lăng về nghệ thuật. Nhà trường những năm tháng đó thật sự là một thánh đường tôn nghiêm và anh là một sứ thần của Đấng Quyền Năng cao cả, tận tụy thi hành chức phận coi sóc, gìn giữ sự trong ngọc trắng ngà của những linh hồn trẻ dại, để chúng không bao giờ sa vào mưu chước cám dỗ của ma quỷ và vấy bùn nơi trần thế. Sự vĩ đại và vòng hạn hẹp của những ngày tháng ấy cùng là ở chỗ đó.

Ân oán giận anh suốt hai năm học lớp 8 và lớp 9. Đến năm lớp 10, đột ngột Ân cởi bỏ bộ mặt ghẻ lạnh đến với đưa anh xem cuốn Nhật ký của nó ghi trong hai năm! Trong đó nỗi ấm ức với anh được nó đay đi đay lại, thành một nỗi căm hận, phải khắc cốt ghi xương và trả nợ. Nó đã bị anh làm mất thể diện trước mặt cô bé Y. cùng lớp mà nó yêu vụng nhớ thầm. Nhận lại cuốn Nhật ký từ tay anh, nó xé vụn từng trang giấy, tung những mảnh vụn theo chiều gió, ngay trước mắt anh. “Em dã theo dõi thầy suốt hai năm học. Bây giờ, em coi thầy như anh ruột yêu quý của em”, Ân nói. Tự đã xin lỗi chú ta, lòng thật sự ân hận và tự bảo mình cần phải ghi nhớ bài học này. Nhưng, thủ đoạn, dẫu có tài tình, cũng sẽ là vô nghĩa, nếu không có tình thương yêu thật sự với học sinh của mình. Tình yêu thương, linh hồn của sự nghiệp truyền đạo của ông thầy. Ân từ đó gắn bó khăng khít với Tự. Nó ủng hộ anh còn mạnh mẽ hơn cả Hùng. Vì nó có người bác làm ở văn phòng tỉnh ủy, nơi tập trung các nguồn thông tin, nhất là từ khi anh chống lại các quyết định sai trái cua mấy kẻ cầm quyền thiển cận và bị coi là phần tử xấu cần phải theo dõi, giáo dục. Ân tốt nghiệp Đại học Giao thông. Đã đi phục vụ ở chiến trường. Sau 1975 sang học trường Đảng cao cấp ở Liên Xô. Có thể là Ân đã tìm đến anh. Giờ đây, dưới ánh sáng của thời đại đang nhận thức lại mình, đôi hồi với nhau chút ít về những ngày đã xa xôi ấy, cũng có thể là có ích chăng?

Trong nhũng trường hợp thoạt đầu có ác cảm với thầy, về sau, quay ngoắt một trăm tám mươi độ, lại kính mộ thầy quá mức, còn có một cậu nữa tên là Hữu. Hữu cực kỳ thông minh và hết sức tai quái. Nó có nét mặt. dáng diệu và bộ mặt tinh thần hao hao Thuật. Học hành chểnh mảng. Trong lớp rất lười ghi chép. Hay phát biểu ngang ngạnh. Lại hay ngủ gật. Hoặc giả vờ ngủ để gián tiếp chê thầy là giảng kém quá. Nhưng kết quả học tập lại rất khá, nhiều khi xuất sắc nữa. Tệ nhất là nó hay giăng bẫy bẫy các thầy giáo trẻ mới vào nghề. Nó đọc hay nghe lỏm ở đâu đó chuyện này chuyện nọ, rồi bất ngờ làm ra vẻ không hiểu biết, đưa câu hỏi nhờ thầy giải đáp. Thầy trả lời mà hớ, mà sai, nó mới gãi gãi vành taivờ vờ vĩnh vĩnh rụt rụt rè rè: “Thưa thầy, theo em thì nó thế này có lẽ đúng hơn là cách giải thích của thầy”. Thế là nó thao thao dạy lại thầy. Mấy ai, dù là thầy giỏi, dám tự nhận thiên hạ có ba bồ chữ, mình có đủ từng ấy kiến thức chứa trong bụng? Nhiều lần nó định làm bẽ mặt Tự. Nó có ông bác là đồ nho. Thủ sẵn lời giải, nó đem câu chữ này nọ đến vờ vịt hỏi Tự để thử tài và lật tẩy Tự khi có thể. Thôi thì đủ. Một điển cố trong Kiều, Hoa Tiên. Một tích chuyện trong Sử ký Tư Mã Thiên, Cổ học tinh hoa... đến các trò vặt như: “Thưa thầy, em nghe người ta nói: chữ tác đánh chữ tộ, chữ ngộ đánh chữ qua, vậy những chữ ấy thế nào mà dễ lầm với nhau thế ạ?”. Tự không một lần lấm lưng trắng bụng trong các keo thử sức với chú bé bất trị này. Về sau, khi anh nhập ngũ, nó ghi trong sổ lưu niệm của anh mấy dòng: “Em phục kiến thức thầy 5, phục nhân cách thầy 5. Xin phép thầy, em cho thầy 10 điểm, điểm tuyệt đối”. Nó khóc như mưa khi đưa tiễn anh và là kẻ viết đơn phản đối các vị chức trách ở địa phương đã cố tình bắt anh ra mặt trận. Và coi đó là một hành vi hủy diệt nhân tài. Nó đòi gặp cả ông Bí thư Tỉnh ủy để chất vấn. Nó viết thư tố cáo tới tận Quốc hội, Chính phủ. Hữu đã bị Công an bắt. Bị coi là một phần tử gây rối; sau bảy năm ở tù ra, chú trở thành một gã trai ngớ ngẩn, suốt ngày lảm nhảm những bài văn thơ Tự dạy và đòi sửa lại chủ nghĩa Mác. Mới đây nghe nói chú ta nổi cơn tâm thần, bỏ nhà vượt biên, với ý định “sang châu Âu” để xem “học thuyết giá trị thặng dư của Kác Mác” có còn đúng? Chú ta bị lạc trong rừng Tây Bắc và bị thú dữ ăn thịt!

Toàn thể học trò của anh hồi đó là bốn mươi mốt đứa, trừ một đứa, thằng Tuẫn, tên Juđa phản nghịch, một trong những đầu mối gây nên bao rủi ro cho đời anh, còn lại bốn mươi trang lưu niệm đẹp nhất trong cuốn sách viết về đời anh. Bất cứ một em nào trong số đó giờ đây có thể tìm đến anh. Chúng phản ánh anh. Mỗi em nhận ở anh một cái gì đó tốt lành và lưu giữ suốt đời. Và như thì có thể người đến gặp anh là chú bé Phiêu lắm chứ. Phiêu, cái chú bé rách rưới vì mẹ nó bỏ đi lấy chồng, sống cầu bơ cầu bất, một chiều đông rét mướt, như một cánh chim lạc đàn đến trường học ngủ nhờ, được anh đùm bọc khích lệ, đã trở lại đời học sinh, tự kiếm sống và trau dồi bản lĩnh, như văn hào vô sản Goócrki, cái hình ảnh hào hùng và lãng mạn mà anh dã xây đắp trong tâm hồn chú ta. Phiêu học hết lớp chín thì xung phong đi bộ đội. Gặp anh ở Trường Sơn, chính Phiêu đã cứu anh, băng bó vết thương cho anh, khiêng cáng đưa anh về binh trạm. Còn sống sót sau cuộc chiến tranh ác liệt vừa qua, thế nào Phiêu cũng tìm đến anh. Phiêu và anh, hai kẻ hàm ơn nhau.

Cũng tương tự như Phiêu, tuy có khác biệt đôi nét về hoàn cảnh, còn có thể là Ngọc, con ông phán đầu tòa; Lễ, con cụ Sơn nhân sĩ; Thức, con bà ký Lộc; Lý, con ông đội Biền... những đứa trẻ không chọn thành phần giai cấp của bố mẹ để ra đời, sinh ra, lớn lên trong cái xã hội tỉnh nhỏ - tố thành từ muôn ngàn duyên cớ, trở thành nạn nhân của những đầu óc tư duy giản đơn, kém phát triển. Những đứa trẻ ấy nhờ anh mà vượt qua kỳ thi, hoàn thiện bậc trung học phổ thông trong những năm tháng không khí có lúc như nhiễm độc ấy. Giờ đây, các em đã là những bác sĩ, kỹ sư, thợ cơ khí, thợ mỏ, người trồng lúa, người nuôi bò… những công dân độ tuổi 35, 36 đủ lịch lãm để đối thoại, tâm tình với anh. Ừ, họ đủ tư cách để ngồi đối diện với anh, ở giữa hai bên là câu hỏi lớn: Cuộc đời là cái gì? Là vại dưa muối hỏng chăng?

Nghề thầy nhân mình lên nhiều lần. Dẫu anh không là tiêu biểu cho học thuật, phong độ để tạo nên một thế hệ môn sinh, thì cái kiếp phận đơn lẻ của anh cũng có thể là nơi người cùng thời tìm đến để soi tỏ một khía cạnh nào đó của cuộc đời mỗi người.

Kể cả

Ừ, kể cả nó. Và không loại trừ, rất có thể là nó dã tìm đến. Nghe nói hiện thời thằng Tuẫn giữ một chức sắc kha khá ở Sở Công an tỉnh. Nó ăn nhờ lộc bố nó. Hay thật đấy, thời dân chủ cộng hòa nhưng vẫn có lộc, mà lộc dài lâu, ăn mãi không hết. Tất nhiên, nó đến không phải để tìm sự đồng cảm, ân hận, xin lỗi thì càng không thể có. Nhưng, nó cũng chẳng thèm trả thù anh làm gì. Anh bây giờ là cái hình nhân thảm hại, vô nghĩa đối với nó. Nó đến để cười vào mặt anh: Đấy, ông Tự, tôi nói có sai đâu. Đời ông khốn nạn là thế đấy! Ông ngu dốt quá, dám chống lại bố tôi, đồng chí Bí thư Thị ủy, người đại diện cho cả một thời đại mới. Cũng có thể là nó sẽ bố thí cho anh chút ít thương hại, để anh khỏi quá tủi hổ, để nó có cơ hội tỏ ra rằng mình cũng là một kẻ cầm quyền có bản lĩnh cao thượng. Ông Tự ạ, nói thế thôi, chứ tôi cũng phải cám ơn ông. Ông dậy văn mê li lắm. Thú thật, có hồi nghe ông đọc bài Trái tim Đankô, hoặc bài Đại Cáo Bình Ngô, tôi thấy khoái cái lỗ nhĩ lắm. Đ. mẹ. Nhưng tôi cũng nhắc ông là cái tát của ông không bao giờ sạch dấu vết trong tâm khảm tôi đâu, nên mỗi lần nghĩ đến, tôi lại thấy rực người lên, chỉ muốn đem ông ra mà xử bắn. Tôi bây giờ có quyền xử bắn người đấy ông ạ. Chỉ lạ là tại sao hồi ấy bố tôi lại không bắt giam ông, chỉ kỷ luật ông, nghĩa là trả thù ông bằng việc tống ông ra mặt trận. Thời ấy, lơ là chuyên chính vô sản quá đấy!

Ôi, thằng Tuẫn, đứa con trai của ông Lại, Bí thư Thị ủy lẫy lừng quyền hành ở cái thị xã miền ngược con con ấy. Lần đầu tiên Tự có ấn tượng riêng về nó, khi trong một giờ ra chơi, nó chỉ vào mặt bạn nó, đe: “Được rồi! Còn em mày, bố mày đấy. Tao mà vào ngành công an thì bố mày, em mày chết với tao!”. Có thể chỉ là một câu đùa, một lối dọa dẫm trẻ con. Nhưng thường thì cảm quan đầu tiên chi phối nhận thức rất mạnh. Tự, dẫu biết vậy vẫn đinh ninh mình đánh giá thằng Tuẫn không sai, khi thấy dưới sự bảo trợ của bố nó, một kẻ vô học, hãnh tiến và kiêu căng, lố bịch, đã trượt dần theo hướng suy đồi, hư hỏng. Nó đã chống lại anh. Ỷ thế bố, lên mặt khinh miệt và chọc tức anh. Bố đã miệt thị thầy thì con sẽ phỉ báng thầy, chuyện ấy có gì là lạ. Huống chi là đã có cả một thời coi việc trọng thầy giáo là lễ giáo phong kiến (!)

Cuối cùng, Tự đã phải trừng phạt thằng Tuẫn. Đỉnh điểm của việc đó là cái tát thẳng tay, đầy phẫn nộ của anh vào mặt nó, ở giữa giờ giảng văn, khi nó công nhiên, trơ trẽn bộc lộ một thái độ xấc xược, vô đạo lý, hết sức đểu cáng, xúc phạm đến tất cả bạn bè và các giá trị thiêng liêng.

Nhưng thôi, chuyện thằng Tuẫn và bố nó dài dòng, nặng nề lắm. Dẫu dây chẳng phải là chuyện giữa các cá thể thì cũng chẳng nên nhắc lại làm gì. Cuộc sống hiện thời đã dư thừa nặng nhọc rồi. Hãy thả hồn lữ thứ về với những kỷ niệm êm đềm xa xưa. Thời gian đi không trỏ lại. Thời gian không có tính cách phản hồi, không bao giờ còn quay trở lại, nhưng lại còn mãi trong tâm hồn Tự nỗi nhớ thương, dư ảnh một thị xã cổ với những đường phố trập trùng, những căn nhà dựng trên sườn đồi, bóng đàn chim hét như những tàn than đáp xuống bờ sông vắng, giai điệu trầm buồn một bài hát anh dạy các em khi kết thúc năm đầu tiên anh ở vị trí người thầy:

Bao tháng ngày xa vắng trôi còn đâu nếp trường xưa.

Say đắm từng gian lớp xinh xinh lòng xao xuyến tình thơ

Nỗi buồn, sự cách trở. Ở những trạng thái ấy, con người bé nhỏ và đáng thương biết bao. Tự đã rưng rưng. Đã động lòng trắc ẩn. người, thân phận của nó, sự yếu đuối của nó, chiều sâu vô cùng của nó, là những niềm khắc khoải da diết của anh.

Đêm Nôen năm ấy rét buốt chưa từng. Mưa rây bụi từ chiều, phủ màn hư ảo lên thị trấn nhỏ. Đêm thiêng tiết hơi giá buốt, kích thích con người tìm đến nhau trong hơi ấm hội đoàn tin cậy.

Mãi mãi Tự không thể quên cái đêm thiêng liêng ấy ở ngôi nhà thờ tỉnh nhỏ ấy khi anh một mình tìm đến, lắng nghe trong nội tâm cái nhu cầu chia xẻ của mình. Một nửa số dân thị xã đã tụ tập trong thánh đường bỗng chốc trở nên uy nghi đó, có lẽ cũng như anh, những kẻ ly quê cảm nhận ra cái thân kiếp bơ vơ của mình trong cái đêm đầy nỗi ai hoài này. Gian commanhông thoát khỏi vẻ tầm thường của nó, lộng lẫy như một cung điện hợp đoàn. Mãi mãi Tự không quên những xúc cảm tươi sáng của mình khi đứng trước khung cảnh tráng lệ đến huyễn hoặc của gian thờ. Bàn thờ Chúa phát quang vì các đồ thờ bằng bạc sáng bong, choáng lộng. Nến phấp phới hàng trăm ngọn tỏa một vùng sáng ấm. Lần dầu tiên anh nhận ra hình Đức chúa Giêsu chịu nạn không còn là cái hình sắc mang khái niệm quái trạng, trở thành một biểu tượng đẹp đẽ về sự xả thân đáng tôn thờ. Không còn vẻ dửng dưng xa cách nữa, khi anh nhìn thấy hai dải băng đỏ thả dọc hai bên bàn thờ hai hàng chữ kim tuyến óng ánh:

Sáng danh Chúa trên các tầng trời.

Bình an cho mọi người dưới thế.

Chẳng còn điều gì là bí ẩn cả. Tất cả đều gần gụi, dễ hiểu và Tự có thể san sẻ, cảm thông.

Tuy nhiên Tự không thể giấu giếm được cơn chạnh lòng của anh. Anh hơi buồn khi nghe thấy giọng đồng ca sai lạc của bầy trinh nữ quê mùa gồm toàn các cô thôn nữ ở ngoại vi thị trấn, dường như chưa hề được tập dượt. Và cuối cùng, xúc động nhất, để lại ấn tượng xót thương nhất trong anh, lại chính là cái đám đông tụ họp trong gian thờ, những kẻ giống anh, có nhu cầu sum họp, nhờ cậy nhau. Tôn giáo bao giờ cũng là một tình yêu nội giới. Đức Chúa tỏa hào quang, chia phúc lộc cho con chiên. Nhưng, con chiên của Ngài thì Tự không thể ngờ, sao họ lại có dáng hình những kẻ hành khất đến thế. Họ đem theo những manh chiếu rách. Họ ngồi la liệt trên nền đá lạnh. Tất cả đều chung một khuôn mặt xanh xám. rét mướt và ngái ngủ. Tất cả đều mụ mị, lờ đờ. Tất cả đều chung một cảm giác tội lỗi và bổn phận. Và Tự nhận ra, không loại trừ một ai trong đám người ăn xin lộc Chúa nọ, mọi người, mỗi người đều thành kính trong mối liên hệ hư phù giữa họ với một ý niệm siêu đẳng hiện hình là đấng Christ trên cao kia. Nghĩa là anh nhận ra cái đời sống tâm linh kỳ quái, sâu thẳm của con người. Chính là tâm linh của cả bày đàn ấy đang kêu rên thống thiết bên tai anh:

- Tôi xưng với Đức Chúa trời tôi là tội nhân và tin nhận Đứcc Chúa Jésus Christ đã chịu chết trên cây thập tự giá để chuộc tội cho tôi và Ngài đã phục sinh cho tôi được hưởng công bình. Còn bây giờ tôi tuyên nhận Ngài là Cứu Chúa của tôi.

Ôi, con người sao mà yếu nhược vậy! Con người mang nỗi sợ từ tiền kiếp và mãi mãi chẳng khi nào thoát khỏi số kiếp kẻ cầu xin hay sao?

Gần mười hai giờ đêm bản ai ca của đám ăn mày lộc Chúa mới tạm ngưng nghỉ. Một chiếc bàn nhỏ được khiêng ra, đặt xuống cạnh bàn thờ Chúa. Một người đàn ông to ngang kềnh càng xuất hiện. Vòm nhà thờ cấu trúc kiểu hang động đã làm méo tiếng người nên phải lát sau Tự mới nhận ra người nói khai mạc lễ Giáng sinh là ông Lại,

Chà! Ông Lại vào tận nhà thờ, đóng vai kẻ mang quyền pháp tối cao. Chưa bao giờ có cảnh tượng như vậy. Đứng trước những bức chân dung các cha hiển thánh khung nạm vàng, ông Lại giơ hai cánh tay hộ pháp và cất tiếng oang oang. Ông lại phê phán tính chất lừa bịp của đạo Thiên Chúa. Ông lại cảnh cáo bọn phản động đội lốt thầy tu. Ông Lại kêu gọi giáo dân tích cực tham gia vụ sản suất Đông Xuân.

Ông Bí thư Thị ủy say nói, quên cả giò giác. Đúng giờ, chuông phải đổ liên hồi.

Chuông vang. Chuông rền rã, náo động. Chuông vẫn không át được lời ông Lại. Ông Lại nói tôn giáo là thuốc phiện mê hoặc nhân dân. Ông Lại ra tuyên ngôn về một sự khai sáng mới, một quyền lực thiêng liêng mới.

Tự có cảm giác đang đứng xem một buổi trình diễn một vở kịch lớn trên sân khấu Hy Lạp cổ dại. Dàn đồng ca u oải và tiếng chuông như một tâm hồn nức nở đang tranh cãi âm thầm với một nhân vật cỡ Prômêtê thao thao bản độc thoại hùng hồn.

Nhũng xúc cảm tươi sáng buổi khởi thủy của Tự đã tiêu tan. Anh bỗng thấy căm ghét tất cả. Tôn giáo nào khi được thể chế hóa, thế tục hóa, và nảy sinh tham vọng thống trị, thì mất luôn cái đẹp của tư tưởng khi khai nguyên.

Lặng lẽ chuyển dịch. Tự muốn bày tỏ thái độ không chấp nhận. Anh ra khỏi đám đông, vòng về phía sau họ, bước sang gian thờ Đức bà Maria. Ở đây, thưa người, tiếng chuông và tiếng ông Lại trở thành xa lắc. Dọc theo bức tường dài là bộ tranh tiểu sử Chúa Jêsu. Tự làm một cuộc hành trình ngược. Anh bắt đầu từ bức Chúa bị đóng danh câu rút trên núi Sọ Người. Anh dừng lại hơi khác thường trước bức Juđa phản Ch thoáng rùng mình nghĩ tới sự phản bội chẳng phải là mới lạ gì. Cuối cùng, anh dừng lại trước mô hình một cái hang nhỏ, nơi Đức Chúa ra đời và ở đây tâm trí anh như bị thôi miên.

Chao ôi, Tự có cảm giác vừa đi qua bao nhiêu mê mị để đến cái vùng tĩnh lặng tâm thế này. Không còn một thoáng mùi vị tôn giáo. Không ồn ào huênh hoang. Không đau khổ, ê chề. Khung cảnh man mác một niềm vui dịu dàng. Đứa hài nhi xinh xắn. Người mẹ hiền hòa. Cái máng gỗ đơn sơ. Ngọn cỏ xanh rì, bầy cừu trắng bông. Mẹ bò cái lang trắng hiền lành.

Đây là cuộc đời, là cuộc sống hoàn nguyên!

Tự đã đến cái nơi anh cần đến,. sau khi đã vượt qua những khoảng cách ràng buộc tạm thời. Sung sướng, tim anh đập rộn. Rồi lát sau, anh thấy người nhịp nhàng chuyển động trong một đà rung lắc mỗi lúc một điều hòa. Chuông lại đổ. Lần này vang động chừng mực và thanh nhàn, thả vào không gian một nỗi niềm ân ưu, trìu mến lạ lùng.

Cả đời Tự chưa bao giờ anh sống trong những cảm giác kỳ lạ như thế. Cho tới khi hồi chuông chỉ còn để lại dư ba mơ hồ, anh mới trở lại trạng thái nhận thức được mình và bỗng thấy xung quanh hoang vắng, tôn nghiêm quá. Trỗi lên trong anh nỗi sợ hãi từ sâu thẳm rất quái gở. Anh muốn được giãi bày. Trước anh có một tiếng gọi. Trước anh có một bước chân, sát cái công trình thủ công mô phỏng cuộc sinh nở giản dị và lớn lao, một tấm khăn mang hình một ngọn lửa vẫy gọi anh, chân anh run rẩy như chân một kẻ khác. Cuối cùng, với bao gắng gỏi phi thường, anh đã bước tới và nhận ra, mình dang sống ở một môi trường hoàn toàn trong suốt, không cách trở, cản ngăn. Ở đó, anh đối diện với ý niệm cao cả. Ở đó, chỉ có anh và thiếu nữ cùng giao cảm, và cùng soi bóng mình trong niềm thương nỗi nhớ mênh mô

Ôi, Phượng, cái khuôn mặt thiên thần đêm Nôen năm ấy.

Phượng, cái tinh hoa chắt lọc qua hỗn độn, tầm phào, điểm tận cùng của một hành trình khổ ải, buổi giáng sinh ra đời một thiên chúa mới, muôn thuở, vĩnh hằng. Phượng, cái mộng ước tuổi xuân không hiện hữu, cái hạnh phúc đứt đoạn của đời Tự.

Nôen năm ấy Phượng đã nghỉ học được hơn nửa năm. Phượng chỉ là nữ sinh trực tiếp học Tự học kỳ đầu lớp chín. Lòng biết ơn, sự thán phục của thiếu nữ đã biến Phượng thành tình nhân của Tự và hai người đã yêu nhau từ lúc nào, thật tình cả hai đều không rõ. Tình yêu thực sự có mấy khi rõ rang. Phượng đã nghỉ học để trông nom, nuôi dậy ba đứa em nhỏ, khi người mẹ đã mất và người cha ra đi trong đoàn quân mở đường mòn Hồ Chí Minh. Phượng đã nghỉ học vì chính thiên diễm tình của họ. Quan hệ thầy trò là quan hệ đẹp đẽ nhưng cũng lại là một điển chế chặt chẽ mà họ cần phải thoát ra.

Với Tự, tình yêu cao cả của Phượng là cái hạnh phúc đắm say nhất trong cả cuộc đời anh. Đó là thiêng hướng êm dịu nhất, tinh khiết nhất của cuộc đời đầy những trắc trở của anh.

Đêm Nôen năm ấy linh thiêng với cả hai kẻ ngoại đạo. Lần đầu tiên, trong bóng đêm u nhã, dưới màn mưa bụi óng ánh như những chấm kim khí. Phượng chủ động lồng cánh tay mình vào vòng tay Tự. Cả hai ra khỏi nhà thờ sau buổi lễ, đều phong phanh, nhưng từ phút ấy không còn phụ thuộc vào ngoại cảnh. Cuộc sóng còn một dạng vẻ nữa giờ dây Tự mới biết, ấy là vẻ hoang đường của nó.

Từ lúc ất cả đều rơi vào vòng mê ảo. Tàn than của một chiếc lồng ấp ở đầu phố vắng rắc bay những vụn vàng. Tiếng đàn băng-giô nhà ai trăn trở một khúc ca trù đầy ẩn ức. Sát bên nhau, họ đi trong mưa sương lãng mạn, từ phố này sang phố khác, phiêu du trong biến hóa, người nọ dần trở thành một phần của người kia, hòa nhập và vị tha. Loanh quanh trong những phố cũ của một thị xã lâu đời, gần sáng Tự mới sực nhớ, đưa Phượng qua chiếc cầu lớn bắc qua dòng sông Hồng, trở về nhà.

Đêm Nôen ấy, cái đêm kỳ lạ nhất của đời Tự.

Nhưng khi sắp chia tay người con gái từ bây giờ đã in bóng vào tâm hồn mình, bỗng nghe thấy một tiếng quát lớn: “Ai? Dừng lại! Giơ tay lên!”, loạng choạng, đưa tay che cho mình và che cho Phượng khỏi bị ánh đèn pin thô lỗ xói vào mặt, hiểu đó là tiếng hô của tự vệ gác cầu - giặc Mỹ đã leo thêm một nấc thang nữa trong cuộc chiến tranh phá hoại, máy bay chúng đã bắt đầu bắn phá tỉnh mạn ngược này. Mọi sự kiểm soát đã được tăng cường ráo riết. Tự bỗng lạnh run vì một linh giác quái gở vừa manh nha: đã bắt đầu một chặng đường đi tới cái tiền định không gì chống đỡ nổi của anh: anh và Phượng, cả hai đang đứng trên một chiếc cầu chênh vênh.

Không có lá thư nào. Chỉ có mấy tờ nhật báo. Tự rũ từng tờ. Sao lại không có? Không có thật! Anh cầm tờ báo Thành phố. Toàn bộ thông tin không tiêu hết mười phút đồng hồ. Hăm tư tiếng đồng hồ vừa qua hoạt động của hơn bốn tỉ người trên hành tinh, của hơn sáu chục tiệu đồng bào lẽ nào lèo tèo vậy. Hay toàn là chuyện vặt không đáng nói?

Ngoài sân. hiệu trưởng Cẩm rúc một hồi còi. Học sinh ở bốn lớp 12 ùa ra, tập hợp thành bốn khối lớp. Cẩm hô: “Học sinh ngồi…” hơn trăm học sinh đồng thanh: “Xuống!” rồi được thể, cười ồn ã. Được Cẩm biến thành học sinh cấp 1, làm sao mà không buồn cười. Dương, từ ngoài sân thong thả bước vào, tay thọc túi áo, mặt khó đăm đăm, soi hai mắt kính xuống mấy trang báo vừa mở, thỉnh thoảng đánh tia mắt sang Tự.

Ông Thống ở ngoài cửa ngoái vào:

- Thầy Tự có rỗi, giúp tôi một tay mới.

Tự ra đầu hồi, đứng lên cái ghế đẩu, đưa tay lên đỡ cái trống thủng. Ông Thống đứng trên cái thang áp vào ường, đang cởi sợi dây da trâu.

- Thế là từ hôm nay thầy xin lên ăn nghỉ ở văn phòng, hả thầy Tự?

- Ở nhà, điện đóm kém quá!

- Thầy cứ nói với ông Cẩm một câu. Họ nắm quyền, thầy ạ. Tiền của không tích được thì kẻ tham lo. Quyền thế không hơn người thì kẻ hợm buồn. Chữa một cái trống cũng đề ra những ba yêu cầu...

Đang nói, ông thư ký văn phòng bỗng bặt tiếng. Dương vừa đằng hắng một tiếng dài, đi ra cửa, xuống sân, bước lại nơi Cẩm đang nói chuyện với học trò về kỳ thi tới.

Cái trống đã được hạ xuống đất.

- Khiêng ra cổng chứ, bác?

- Vâng, nhờ thầy một tay nhé!

Ông Thống xỏ cái đòn vào sợi dây quàng qua tang trống, bỗng sực nhớ:

- À, thầy Tự có cái thư.

- Thư nào?

Tự ngẩng lên. hấp háy. Ông Thống chột dạ, bỏ cái đòn, nhảy vào văn phòng. Tự theo ông. Trong văn phòng, trên mặt bàn dưới một tờ báo, là lá thư đề: Đặng Trần Tự. Tự kêu khó hiểu: Sao lại thế nhỉ? Vừa nãy có thấy đâu?

Ngoài sân, sau đám học trò. Dương đứng tay chắp sau lưng, đầu nghênh nghênh như nghe gió thổi trên các cành phượng vĩ. Giọng Cẩm cất lên vang khỏe, dư thừa khí lực:

- Nghe tôi nói đây, kỳ thi sắp tới rồi! Ví như cuộc thi chạy đua đường trường, còn một trăm mét cuối cùng...


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx