sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 10

Ba giờ chiều,. nắng xói đầu hồi văn phòng, nơi ông Thống đặt bếp sắc thuốc. Nhấp nhổm bên cái ấm đang sôi lục đục, ông thư ký văn phòng như kẻ đang có mối lo ngổn ngang trong lòng.

- Thầy Tự này, sao im ắng thế nhỉ!

- Bác bảo cái gì?

- Học trò... các phòng thi...

- À, chiều nay thi toán. Thi toán bao giờ mà chẳng căng thẳng.

Ông Thống đưa mắt nhìn dãy phòng thi ắng lặng như chốn không người, nghe Tự giải thích, đã yên lòng được phần nào, lại cúi xuống chụm củi, giữ cho ngọn lửa lom dom giữa ba ông đầu rau đen thui. Ấm là đất, thuốc là lá cây trinh nữ mọc hoang ở đường tàu cắt về phơi khô, sao vàng, hạ thổ. Nhưng sắc đúng kiểu cách, đảm bảo nguyên lý tương giao kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Mọi chi tiết, dẫu tầm thường, cũng không xử lý chăng chớ. Ba bát gạn một. Uống trước bữa ăn, trước khi ngủ. Nhất nhất đều được ông Thống thực hiện một cách cẩn thận. Cứ như ông đã được huấn luyện đến mức thành thục. Nước lá cây hoang chứ có phải dược liệu quý hiếm gì, mà bưng bát thuốc lên, ghé môi ông cũng chẹp chẹp, trịnh trọng như uống thần dược.

- Thầy Tự cười cái gì thế? - Uống hết bát nước sắc chữa bệnh cao huyết áp, ông Thống ngẩng nhìn Tự.

Tự vẫn chưa tắt ánh cười trên mặt:

- Bác Thống ạ, làm thầy được hưởng một cái thú mà các nghề khác không có. Đó là, thường thường mỗi thầy cô được học trò tặng thêm cho một tên nữa thường là phụ danh kèm theo. Tôi nhận ra, ngoài ý nghịch ngợm, trêu chọc, việc đặt tên thêm ấy còn thể hiện một mong muốn của con người l nói lên được bản chất đối tượng một cách ngộ nghĩnh nhất.

Ông Thống che miệng, ho khẽ một tiếng:

- Thầy lại muốn khảo cứu đề tài này chăng?

- Chưa đâu. Nhưng, tôi nghiệm ra, những tục danh học trò nó đặt cho ta phần nhiều là thần tình lắm.

Ông Thống ôm dầu:

- Chúng hại tôi với cái tên Thống lý thì có. Hóa ra mình cứ bị phơi mặt ra trước thiên hạ rằng ta đây là nòi địa chủ, quan lại. Mà kỳ tình sửa sai đã định vị cho mình chỉ là anh hương sự nghèo thôi.

Tự lắc đầu:

- Không! Xét cái thần thái con người bác mới thấy học trò nó ranh. Tên các vị khác thì rõ rồi. Còn bác? Tên bác nói cái tầm cỡ bác dấy. Nghiệp bác là nghiệp bá đấy. Tay bác đẹp thế kia cơ mà. Vì vậy, bác Thống ạ, dù dời có là mụ dì ghẻ độc ác đoạ dày ta thì ta cũng cứ phải dùng nhân cách của ta để chống trả lại nó. Bác thừa sức để tự khẳng định, bác Thống ạ.

Ông Thống rầu rầu:

- Tôi cảm ơn thầy. Tôi biết lòng thầy, thầy Tự ạ. Thầy có nhớ hôm rồi tôi có nói một câu khi thầy có ý định cáo lỗi vì dạy muộn mất mấy phút không? Đấy! Có viên ngọc tốt thầy chẳng nỡ giấu đi là vậy. Tôi chỉ muốn nói thế này: tôi thì như chuông rè trống thủng mà dùi chày lại gẫy mục rồi. Còn thầy, anh hoa thày còn phải được phát tiết. Thầy đừng nói tôi nịnhầy là bậc chí nhân, thuận với người mà không bỏ mình. Thầy phải được ở vị trí xứng đáng. Chứ còn...

- Tôi nói với bác như vậy vì nhận ra bác có vẻ như là bi quan...

- Khổ thế đấy, thầy Tự ạ. Tôi có mấy ý nhỏ thế này: Tây người ta mặc quần bò thì đứng đắn, dân mình mặc thì thành bụi đời. Đít cô vào mình thì thành trò giật gân nhăng nhố. Tóc dài vào mình thì thành cao bồi dở. Ấy thế, mình là anh không nền tảng, bụng rỗng không, nên hay học người. Học người không dễ. Có trình độ thì mới học được cái tinh, không thì chỉ nhặt lấy cái thô. Học mót là học cái thô. Không học thì thành ma quỷ đã đành. Mà học dở dở ương ương có khi lại còn ma quỷ hơn cả ma quỷ. Sợ nhất là lắm anh giờ đây là cái thùng chứa tả pí lù, đủ cả Tây, Tàu, các lý thuyết, chủ nghĩa. Mà có cái gì nên hồn. Học ở đâu ra cái lối hay hạch lạc, xét nét, bó buộc, áp chế nhau nhỉ? Ông Mác, ông Lênin bảo là phải cho thằng mù dẫn đường cho người sáng mắt à? Ấy, suỵt!

Ông Thống đang sôi nổi bỗng suỵt một tiếng ngăn chặn. Có tiếng chân người bước gáp gấp ở phía sau hai người. Rõ ràng là ông Thống sợ. Ông đằng hắng một tiếng rõ to, rồi nghển cổ, lảng chuyện, thật tội nghiệp:

- À, thầy Tự. Nghe nói thầy có kho sách vở, tư liệu quý lắm. Vậy tôi đồ thầy: điển tích của cái sự nghỉ hè vào tháng sáu nó là thế nào nào?

Tự đứng dậy, quay lại phía sau.

Cẩm từ dãy phòng thi đang sầm sập đi tới, mặt đầm đìa mồ hôi và hốt hoảng gọi.

- Tự ơi, cấp đến nơi rồi!

Vẫn lại ông Dương ngồi trước bức tường vinh quang trên chiếc ghế chủ tọa, nhàn nhã và trang nghiêm đọc nhật báo trong văn phòng. Đặt cái cặp bìa nilông xuống bàn, Cẩm rút khăn tay, lau mồ hôi mặt và trạt quanh cái cổ đỏ tía màu dâu da.

- Gay quá, anh Dương. Tôi vừa đi thị sát thí sinh ở bốn phòng thi về.

Dương bỏ tờ báo, ngước hai mắt kính:

- Thí sinh thi ấy, hả?

- Chứ còn ai nữa. Tắc hết cả lũ!

- Tắc cái gì?

- Toán!

- Toán nào?

- Toán thi chứ còn toán nào! - Cẩm sẵng. Rất hiếm khi Cẩm dám sẵng với Dương như vậy.

Dương vuốt đường gấp tờ báo, chậm rãi:

- Tôi tưởng anh lên Ủy ban quận hay Sở xây dựng về. Cứ ngỡ là tắc khâu duyệt kinh phí bổ sung hay thông qua cái luận chứng kinh tế xây dựng thêm mấy lớp học cho năm học tới.

Ngoài cửa, Tự và ông Thống vừa bước vào. Cẩm như tìm được người cùng tâm trạng.

- Tự này, mừng cho môn văn của cậu sáng qua bao nhiêu thì hôm này buồn cho môn toán của ông Thuật bấy nhiêu.

Ông Thống kêu sốt sắng:

- Sao vậy, thầy Cẩm?

- Tắc cả lũ.

- Chết!

- Thật chẳng bù cho văn tẹo nào. Trông bài nào cũng ăm ắp sáu, bảy trang, vừa buột miệng: như thế thì rất tốt thì ăn luôn quả toán đắng này!

Hình như Dương bây giờ mới hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện. Dương nhằn nhằn môi:

- Lạ nhỉ! Sao cậu Thuật dám cam đoan trước mặt tôi rằng...

- Cam đoan cái lỗ miệng! Ít nhất là ba phần tư lớp cắn bút!

- Đứng trên quan điểm toàn diện mà xét thì...

- Toàn diện cái gì! Bài thi là cụ thể!

- Thế thi được bao lâu rồiSắp hết giờ rồi. Bài lý thuyết còn gọi là có làm. Chứ còn bài đại, bài hình, bài lượng thì cả những đứa được phong là cây toán, vua toán cũng vã mồ hôi đánh vật.

Dương bỏ kính, ngu ngơ hai con mắt dài dại.

Cẩm vò đầu, rấm rứt:

- Gay nhất là con cái mấy đồng chí lãnh đạo quận, thành phố. Năm nay là cái năm gì thế không biết? Đã đoán trước rồi! Đã đe nẹt rồi! Đã phòng ngừa rồi! Giờ ăn nói làm sao đây? Cả một năm trời nỗ lực hóa ra xuống song, xuống biển cả ư?

Có tiếng chân giầy lộp cộp ở ngoài sân. Nhìn ra, mọi người thấy Thuật quần soóc nâu, giầy đá bóng sứt sẹo, tay cầm một xếp giấy quăn queo, mặt khó đăm đăm đang hấp tấp bước vào.

Ông Thống đưa luồng mắt tới Thuật, rụt rè.

- Thầy Thuật đã xem đề thi Toán chưa?

Không đáp ngay. Thuật ngồi ịch xuống ghế, đập một xếp giấy lên mặt bàn, ngửa đầu trên thành ghế, thở phì phì một hồi, rồi sõng một câu:

- Có mà làm ăn mày!

Cẩm xấn ngay tới cạnh Thuật, hoảng hồn:

- Sao? Không làm được? Tại sao không làm được?

Thuật thẳng đầu dậy, hai mắt đỏ ké, lừ lừ:

- Ăn đói. Mặc rách. Sách giáo khoa thiếu. Điện đóm phập phù. Tiêu cực nhan nhản. Thầy không ra thầy, trò hư hỏng đằng trò. Một tạ chất xám không bằng một đám mồ hôi. Làm cái con tườu!

Cẩm ôm đầu, trề môi như mếu:

- Đây là trường mình thôi. Ngộ nhỡ học sinh các trường khác họ làm được thì sao. Trời ơi là trời!

- Thôi im đi, ông!

- Im thế nào được, hả trời?

Chồm dậy, nhấm nước bọt vào ngón tay trỏ, Thuật giở loạt xoạt xếp giấy. Được chừng mươi trang, ông giáo toán dừng lại. Mọi người đổ xô mắt tới. Thì ra, Thuật đã từ nhà phóng tới trường từ lúc thí sinh vừa nhận xong đề bài thi. Thuật đã xin đề toán và đã ngồi ở một xó lớp cắm cúi làm bài. Mấy trang giấy liền trong xếp giấy, trang nào cũng chi chít con số và la liệt các hình tròn, hình đa giác, hình nón. Bây giờ, hình như vừa sực nhớ điều gì, nhà toán học lại rút bút bi trên túi ngực, chọc xuống mấy cái hình đã vẽ, lẩm nha lẩm nhẩm như cầu khấn đoạn lại lật trang khác, xóa xóa gạch gạch liên hồi. Hy vọng sẽ có một điều may mắn nào đó đột ngột xuất hiện ở mấy nét bút và lời khấn thì thầm ấy của pháp sư hay sao mà mọi người đều im bặt và ngó nhìn như bị thôi miên?

Nhưng than ôi, phù thủy đã đập tay đánh xoạng lên mặt bàn và ngáp một hơi thật dài:

- Có mà làm! Đến thầy chúng mày một tiếng đồng hồ còn chưa xong đây này!

Cẩm nhăm nhó:

- Sao lại thế được?

- Khó chứ sao nữa.

- Tức là cao quá?

- Không phải là cao quá!

- Hay là ngoài chương trình?

- Không phải ngoài chương trình!

- Thế thì phải làm được chứ?

- Không làm được!

- Sao lại không làm được?

- Hỏi ngu thế mà cũng hỏi. Dốt thì không làm được chứ sao nữa!

Hai nét vạc từ chân mũi vòng qua má hoằm xuống, Cẩm than ảo não:

- Thế thì còn ra thề thống gì nữa cơ chứ!

Ông Thống nhấc tập giấy nháp của Thuật lên xem, mặt lộ rõ buồn phiền. Cẩm chợt nhớ ra điều gì, đấm mạnh nắm tay xuống bàn:

- Có lẽ tôi phải báo cáo

Thuật bất ngờ chồm dậy, giật tập giấy trên tay ông Thống, đưa tay cản Cẩm bước về phía chiếc bàn đặt máy điện thoại:

- Hãy khoan chiềng làng, chiềng nước, ông. Có khi, ừ, có khi đề ra sai cũng nên.

- Sai à? Ừ, có thể lắm chứ!

Cẩm đâm bổ trở lại, săn đón hí hửng, giục Thuật:

- Ông xem kỹ lại đi. Không có lẽ học sinh mình ngu dốt cả. Xưa nay… ông cũng nổi danh là...

- Thôi, im đi! - Thuật gắt.

Gõ tạch đầu bút bi lên mấy cái hĩnh vẽ nát bươm, Thuật lầm rầm:

- Có thể quá đi chứ. Hai câu hỏi lý thuyết, câu hỏi về diện tích hình nón, câu hỏi về đạo hàm đều có chỗ mập mờ. Còn bài toán bắt buộc: “Cho hàm số y bằng...” có thể in nhầm dấu. Hừ, sao mà bài hình và bài lượng lại quá nhiều câu hỏi vặt thế!

Nhưng, chính Thuật cũng thấy không thể tự lừa mình lâu hơn nữa. Vứt cả tập giấy nháp xuống đất, Thuật ngồi thừ, im lặng. Lát sau, khi Cẩm thôi không còn thúc ép Thuật trả lời nữa, Thuật mới xì một hơi dài:

- Chẳng có gì là lạ hết.Tất cả đã vào phương trình rồi. Gieo cái gì gặt cái nấy. Gặp một bài toán khó, nghĩ ba phút không ra, một trăm đứa không có nổi một đứa tiếp tục suy nghĩ. Học trò của chúng ta bây giờ là thế đấy, các vị ạ!

Cẩm gieo mình xuống ghế ngao ngán:

- Tôi biết ngay mà!

- Ông biết cái gì?

- Biết rằng cuối cùng là các anh đổ hết cho học trò.

- Học trò thế thì thì đến mười, một trăm ông giáo tài giỏi như tôi cũng chịu.

- Thế thì giáo viên để làm gì? Chung quy là thầy không ra thầy.

- Ông im đi!

- Chứ còn gì!

- Vậy thì có lúc nào các ông tự hỏi mình: lãnh đạo đã ra lãnh đạo chưa không?

Dương từ nãy giờ như kẻ ngoài cuộc, giờ vội giơ hai tay lên đầu, vỗ bồm bộp:

- Bình tĩnh các đồng chí! Phải xem xét vấn đề một cách toàn diện. Từ từ rồi sẽ phân tích. Đổ vấy cho nhau, hoặc đổ cho học trò, hay quy kết cho cấp trên, lúc này đều không có lợi! Tôi đề nghị các đồng chí nhớ yêu cầu thứ ba của kỳ thi.

Vô tác dụng, nếu không nói là Dương đã đóng vai một anh hề. Cẩm và Thuật đã nổi khùng. Cả hai đều dã đứng dậy, áp sát nhau. May thay, dập tắt được cuộc va chạm vừa bi vừa hài nọ, lại là một cơn tuỳ hứng bất thần của bà giáo Thảnh:

- Các vị làm gì mà tụ tập đông thế này?

Nghe thấy cái giọng nữ lanh lảnh và gai góc của Thảnh, mọi người đều ngoảnh ra cửa. Và nhận ra bà giáo Hóa học tay xách một cái túi lưới nặng trĩu sữa và đường chuẩn bị cho kỳ nghỉ hè nay mai, chắc là mới từ cửa hàng thực phẩm đi thẳng tới đây, hai gò má hửng ánh nắng chiếu, thật vô tư và xổng xểnh:

- Học trò nó thi toán xong chưa, ông Thuật? Phải khao đi nhé, ông Thuật. Khéo môn toán của ông nhất kỳ thi này đấy!

Không thể ngờ một câu nói vu vơ theo thói quen vô ý thức của Thảnh lại như một hơi gió mát thổi cơn nồng nẫu đang tích đọng.

Cẩm nhanh chân chen ra ngoài cửa, mặt ngây ra rồi toét miệng:

- Cô Thảnh! Cô nghe ở đâu cái tin ấy thế? Tôi dang lo thắt cả ruột vì môn toán dây này! Ừ, mà không nhẽ học trò trường mình kém cỏi đến thế! Phải nói là năm qua mình đã có nhiều sáng kiến tổ chức việc học tập cho học sinh. Chẳng nhẽ trời phụ mình! Nhưng mà cô có thực mục sở thị không? Chẳng nhẽ tôi lại nhầm? Mà cả cậu Thuật cũng nhầm? Thế thì lạ nhỉ?

Thảnh đùa cợt vơ vẩn.

Kết quả môn toán thi chiều đó lồ lộ trên gương mặt thí sinh lúc trống báo hết giờ. Ngồi ngay phòng thường trực, nhận vé xe đạp trả lại của thí sinh, quan sát nét mặt họ, nghe những lời họ phàn nàn, ông Thống phát hoảng. Tự nhận ra thái độ lo lắng của ông Thống xuất hiện từ buổi chiều và nỗi hoảng sợ của ông khi thí sinh tan buổi thi thể hiện niềm oán hận và đau đớn rất lạ, nhưng chưa tiện hỏi. Tự đang vội. Anh phải tạt về nhà xem kết quả học hành của cái Hoạt thế nào. Chiếc xe đạp nhờ Kha chắc đã bán được, phải lấy tiền đưa Xuyến. Hè này, thế nào cũng phải chi tiêu nhiều, vì quần áo của Hoạt đã rách và ngắn cũn cỡn cả rồi.

Chiều hôm sau, khi học sinh thi xong môn hóa, Tự mới trở lại văn phòng. Cuộc hành hương ngắn ngủi đã tiêu tán hết niềm vui trong sáng do khung cảnh mùa thi đem lại. Xem ra, những phút vui tươi đời Tự đã ngày càng ít ỏi, hiếm hoi. Cái Hoạt đã nghỉ hè. Được lên lớp. Nó cần được học thêm môn toán ở hè này. Nhưng Xuyến bắt nó vứt sách vở đấy, ngồi trông thuốc lá để Xuyến rảnh chân chạy mối manh. Xuyến đang tập tễnh bước vào các phi vụ làm ăn lớn, lúc nào cũng lầm lầm, tính toán, vẻ tất tất tả tả, tạt qua nhà một lát, không một lời hỏi han Tự, lại sấp ngửa ôm túi đi.

Kha đã bán được xe đạp. Gần mười ngàn chiếc xe tàng ấy thì cũng là được giá. Nhưng, Kha còn làm số tiền ấy sinh sôi nảy nở thành mười hai ngàn, nhờ... đánh bạc. Liều đến thế là cùng! Hay là Kha cố ý đền bù cuốn Từ điển bị mất cho Tự, mà không muốn Tự áy náy khi nhận, nên bịa ra chuyện đỏ đen. Dẫu sao Kha cũng cứ dúi tất cả số tiền lớn ấy cho Tự, vì “đó là tiền của cậu” và Kha cười: “Thức thời vụ gia vị tuấn kiệt Người tuấn kiệt là người thời thế, ông đồ con ạ!”. Tự nhăn mặt: “Xu thời, xu thế cũng là xu, ông nhà báo lãng tử ơi!”. Hai đứa ngồi trên gác xép, Tự kể chuyện thi cử và việc vặc nhau với bí thư chi bộ Dương, phát hiện ra cái mắt kính của Dương là một quái vật. Kha nói vềệnh tâm thần quái gở: mười năm nay có một bệnh nhân ngày cũng như đêm, liên tục nhai, nhai đếen hỏng cả hai hàm răng. Rồi hai đứa lục xục tra cứu, tìm lời giải câu đố của ông Thống: cái điển tích nghỉ hè vào tháng sáu. Không thấy. Tắt đèn, cả hai đi nằm. Tự nghĩ lơ mơ: lạ nhỉ, khuya rồi, Xuyến đi đâu còn chưa về, cái Hoạt đã ngủ từ nãy, sau khi xem nhờ tivi ở nhà cô Tính. Kha bỗng cụ cựa hỏi: “Câu thơ cậu định dẫn ra hôm ấy để nói cái kiêu hãnh của kẻ tài hoa là câu gì thế?”. Tự lặng im, để trí nhớ tự nhớ lần tò mò. Nhưng lần này thì không phải cái linh giác bị mất cắp làm đứt đoạn trí nhớ như hôm nào ở quán trà với Kha. Lần này là tiếng xe máy hãm rất êm nhẹ, ý tứ ở ngay ngoài sân. Rồi tiếng một người đàn ông rất dịu dàng: “Xuyến về em nhé!”. Và cánh cửa kẹt mở.

Cả đêm, nằm trên gác xép. Tự có cảm giác mình bị giam hãm ngạt thở trong cái hang động tiền sử.

Trở về căn phòng lúc nãy, ngồi trước cái bàn ngổn ngang báo chí công văn dồn tụ mấy ngày qua, đầu óc Tự xem chừng càng u ám, nặng nề thêm. Ông Thống thông báo: kết quả môn hóa học có thể còn bi dát hơn môn toán.. Có đến một phần ba thí sinh chỉ làm được nửa bài. Đã thế, giữa giờ thi lại xảy ra một vụ vi phạm qui chế thi nghiêm trọng. Phát hiện ra tập đáp án mẫu trong tập nháp của một thí sinh. Cẩm định lờ đi. Nhưng hai giám thị ở trường khác đến tham gia hội đồng thi, nhất quyết đòi lập biên bản. Cãi nhau ầm ĩ ở văn phòng. Và sau đó còn phát hiện thêm mấy tập đáp án y sì, chứng tỏ đề thi đã bị lộ và có sự tổ chức mua bán đề thi, đáp án. Nhưng, cuối cùng mọi việc lại êm xuôi. Thảnh đến, mời tất cả giám thị về nhà mình.

Kể xong câu chuyện trên, ông Thống thở một hai dài buồn nản:

- Vào ra chợ cá nhiều lần không còn biết mùi tanh tao nữa. Man trá, ừa quen rồi, tôi đồ rằng khó tránh điều tệ hạ lớn hơn. Chỉ thương con cái mình trong tay họ nhào nặn.

Thì ra cái nỗi oán hận, đau đớn của ông Thống mà Tự cảm giác là đây: ông Thống còn một đứa con gái út, năm nay nó cũng thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Chỉ còn mình cháu là được học hành gọi là đến đầu đến đũa thôi, thầy Tự ạ - ông Thống nói buồn rầu - Ba thằng anh nó không qua nổi cấp hai. Giờ, thằng là thợ xẻ, thằng là dân chèo đò, thằng là anh đánh rậm. Tuyết sỉ học như mạc. Muốn rửa nhục phải học. Nhưng gia cảnh thế… Mất mùa một năm đói chỉ ba năm thôi. Tai biến một đoạn đời, lỡ cả một đời người, hỏng lây sang một đời con. Chưa biết chừng đến cả đời cháu mình nữa cơ.

Tự lảng đi cái bời bời của lòng mình, định an ủi ông, thì ông lại đã rầu rầu:

- Thầy không sống ở nông thôn, thầy không hiểu thế nào là oán hờn, đố kỵ, hẹp hòi đâu. Buồn lắm, buồn hơn là cứ tự mình phỉnh nịnh mình. Bao nhiêu năm nay cứ lừa mị nhau, tô vẽ rồng vẽ phượng cho nhau. Đề thi năm nào không chủ nghĩa anh hùng cách mạng thì cũng lại con người mới. Đang là cái anh nô lệ, vác cây súng đi đánh nhau mấy năm, vụt cái đã thành anh hung, thành con người mới. Sao mà dễ là vậy! Mà có dễ dàng vậỵ nên bây giờ cũng dễ dàng lại trở lại là bố cu mẹ đĩ ngày xưa. Xưa nay, sớm nở chóng tàn, tiền nào của ấy là thế. Dùng cái ngực cài hoa hồng, dùng cái cho tay vào còng số tám là vậy. Chỉ dơ dáng cho cái kẻ mạo nhận. Cuối cùng thì đâu cũng hoàn đấy. Vẫn là cảnh sống thời chị Dậu, anh Pha thì về cơ bản vẫn là những kẻ hay ganh ghét. thù hận nhau thôi.

Tự chen ngang lời ông Thống

- Hơi buồn quá chăng, bác Thống?

Anh muốn ngăn ông già khỏi sa đà vào cơn bi phẫn. Nhưng ông Thống gạt tay, lắc đầu rất chủ động:

- Thầy cứ để tôi nói hết. Tôi xin trình bày với thầy cái luận thuyết của tôi.

- Gọi là gì itxmơ bây giờ?

- Tuỳ thầy. Nhưng tôi thì tôi cho rằng: con người ta vốn xấu, vốn ác lắm rồi. Chớ có gieo thêm mầm ác cho con người. Đấu tố, lật đổ, truy bức nhau, trước mắt thu được cái gì đó, nhưng tổn hại lâu dài thì vô kể. Tôi nói điều này, sai chỗ nào thầy đóng cửa lại bảo tôi nhé. Là thế này: Chớ có gây cuộc náo loạn âm dương. Loạn âm dương là loạn to. Hệ quả của nó là hận nhau không biết bao giờ mới hết. Như tôi đây, tôi kể thầy nghe, tôi thù muôn đời muôn kiếp cái thằng chủ tịch xã tôi hiện thời. Nó là con cái thằng đã ra lệnh bắt cha tôi và tôi thời cải cách ruộng đất. Được tha sau khi sửa sai, về làng, tôi chỉ ở lại làng chưa đầy nửa năm đã phải cuốn xéo đi. Vì sao thế? Mặc cảm đã đành. Nhưng còn một lẽ nữa: Không sống dược. Ở tù hôm trước, hôm sau tôi đến nhà bố nó, gọi nó ra cửa. Ừ, sai này của xã hội, nhưng chả lẽ kẻ dính dấp vào tội lỗi lại là kẻ vô can: “Này anh...” Tôi túm cổ áo thằng cha. Nó chưa kịp hiểu đã gục xuống, rũ đầu, phì phì nhổ khỏi miệng một bãi máu và hai cái răng cửa.

Tự bật đứng dậy, ran trong lồng ngực một khối lửa nóng. Ông Thống nâng hai bàn tay, gân bắp nổi chằng chằng, gân guốc! Không! Kẻ đã vác mã tấu đi đầu đoàn biểu tình giành chính quyền mùa thu năm 1945 dứt khoát không phải là không có chính kiến. Và thế là Tự hiểu, ông, gia đình ông đã trải qungày sống khó khăn thế nào khi còn có mặt ở làng quê. Hiểu như vậy nên anh có thể chia sẻ với ông về số phận đứa con gái út của ông, nếu nó thi trượt kỳ thi này. Dậu đổ bìm leo, nanh vuốt mụ dì ghẻ sẽ không bỏ lỡ cơ hội khi nó sa sẩy đâu.

Nhưng ông Thống một lần nữa làm Tự bất ngờ, ông vào buồng ngủ, bước ra với một phong thư trên tay:

- Lần trước, tôi đã có ý nghi ngờ và thắc mắc. Sáng nay thư báo đến. Thấy có thư đề tên thầy, lại thấy người ta cứ chăm chăm nhìn ngó, tôi liền cầm lên, cất phăng nó đi. Có phải là thư của học trò gửi cho thầy không, thầy Tự?


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx