sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 12

Tháng sáu, nhiệt độ hàng ngày chung một khuôn đúc cứ quẩn quanh ba mươi tám, ba mươi chín độ. Ngày, chỉ mong chóng tối. Đêm, chỉ mong chóng sáng. Nhưng, ngày lại ngày, cứ chang chang. Đêm qua đêm, cứ vằng vặc. Ve sầu rền rã từng hồi như vuốt vào sợi thép. Người nẫu nà, chỉ mong trời giật gió. Cơn mưa từ biển vẫn mù khơi.

Bây giờ mới thấy khiếp sợ cái màu xanh vĩnh cửu của đất nước bốn mùa nắng gió này. Hôm nay trời xanh. Mai cũng lại trời xanh. Ngày mai nữa, cũng lại nó. Ôi, cái cung màu đơn điệu, trơ trống đến chán ngán. Bây giờ lắm lúc ngẩn người, ngẫm ra mới thấy mình cứ hay lặp như con vẹt theo câu nói có sẵn. Đất nước này khắc nghiệt ra trò chứ đâu có muôn phần tươi đẹp. Cứ nhìn cái màu đỏ hoa phượng kia thì biết.

Ngồi dự các cuộc họp của Hội đồng chấm thi, toàn thân ngập trong cái nóng nung người ở căn phòng hẹp bí khí, nhìn ra khung cửa. nhiều lúc Tự có c những thảm phượng lộng lẫy màu son tươi hồi đầu tháng năm đã biến thành những vầng than lửa cháy đỏ. Phượng tích tụ tất cả nhiệt năng của mặt trời mùa hạ, thực sự đã là những mảnh dung nham, tỏa xuống mặt đất cái nóng hầm hập của lò thiêu, hành hạ con người.

Cảm giác bị thiêu đốt có lẽ là do hiệu ứng tâm trạng bắt nguồn từ đám cháy khủng khiếp được hồi tưởng lại, qua lá thư của người học trò vô danh. Hóa ra, chuyện đã qua mà chưa qua, quá khứ chưa đứt đoạn, chưa hoàn thành. Cũng như trời xanh kia, cứ miên miết giăng trải, chưa hề có dấu hiệu tách biệt giữa ngày hôm qua và hiện tại. Trời xanh, mỗi ngày cứ lắp lại y nguyên đến phát sợ.

Cảm giác chịu cực hình có lẽ cũng còn do ông Thống khơi gợi. Cảm quan, nhận biết của ông về cuộc đời, từ số phận riêng cay đắng của ông đến cái sắc đỏ hoa phượng ám ảnh tâm cảm ông, dẫu không không hoàn toàn thấu đáo, đúng như bản thân sự vật, thì cũng vẫn lưu lại dấu ấn sâu dậm trong suy tư của Tự.

Cảm giác bức bối ấy cũng còn là do kết quả đáng lo ngại của kỳ thi. Hôm qua chấm mẫu mỗi môn một bài. Hôm nay sẽ chia nhóm chấm thi toàn bộ. Nhưng đã có thể sơ bộ dự đoán được kết quả cuối cùng rồi. Riêng hai môn toán, hóa, số học sinh không làm được nửa bài có tới một phần ba.

Cẩm lo cháy ruột, xồng xộc lên Sở, ra Quận, hội ý hội báo liên tục với Dương. Lắm lúc cuống, vị Chủ tịch hội đồng thi rống lên rất thê thảm: “Thế này thì chết mất thôi!”. Nhất là khi tin từ các Hội đồng khác lọt dọt đưa về: đa số học sinh cho rằng đề thi toán năm nay là rất dễ. Thuật mất mặt từ hôm học trò thi xong môn toán. Hôm nay mới mò đến trường, đi tha thẩn trong sân, chốc chốc Thuật lại cúi xuống nhặt một nhánh phượng rụng, giơ lên ngắnghía, miệng cười nhệch, mắt lạc thần sắc, cứ như người ngộ dại. Thảnh thì hoàn toàn là kẻ vô tâm với kết quả môn hóa, nhơn nhơn không một dấu hiệu lo lắng. Đến là hỏi phiếu đi nghỉ hè, rồi đứng rũ áo phành phạch ở cửa sổ, toang hoang: “Ông giời ơi, ông nổ đánh ùng rồi nổi gió ào ào, mưa thốc tháo xuống cho con nhờ, không con nẫu như tương đây này!”. Nghe ghê ghê, ma quái thế nào!

Nhưng, lạ hơn cả lại là Dương.

Dương vẫn cái áo ba túi, cộc tay, màu trứng sáo và cái quạt giấy gập vào, ruỗi ra, phe phẩy như một đạo cụ của nghệ nhân chèo. Dương vẫn chiếc ghế chủ toạ, trước bức tường vinh quang ấy. Và lạ lung, cơ địa thân xác thế nào mà ông tịnh không một hạt mồ hôi, da dẻ cứ rười rượi mát như da thiếu nữ, trong khi Cẩm thì như anh đánh vật, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, ướt đầm cả chân tóc. Mặt Dương trắng mịn. Bàn tay Dương nhẹ tênh, mềm như lá. Dương không gợn lo âu. Dương giấu nỗi lo và âm thầm toan tính hay Dương là ốc đảo của sự thanh nhàn, tiêu biểu cho sự chủ động vận nội lực, điều chỉnh nội tạng cân bằng, là mẫu mực của đức tính thắng không kiêu, bại không nản, lúc nào cũng tự tin ở mình, kẻ mang sứ mệnh ban hành điều hay, lẽ phải?

Lúc này, trong khi chờ đợi chủ tịch hội đồng thi rọc phách, giao bài thi cho các nhóm bộ môn chấm, Dương vừa hật hờ cái quạt, vừa nhẩn nha trò chuyện với các giáo viên ngồi quanh chiếc bàn họp cùng mình:

- Các đồng chí ạ, kinh nghiệm của công tác nhân sự cho ta biết thế này. Giả sử mỗi người là một phân số. Trong đó, tử số là sự tự đánh giá, mẫu số là sự đánh giá của tập thể. Thì, nếu phân số của ai là 5 trên 3, tức thị người đó là một người tự kiêu tự mãn. Ngược lại, phân số là 3 trên 5, thì người đó là người tự ti. Loại sau thường thấy hị em nữ.

Dương có chủ đích giáo dục thói kiêu căng của Thuật đây. Nhưng, Thuật đâu có thèm để ý. Phanh ngực áo, ngửa cổ, hếch cái cằm lởm khởm râu sợi ngắn, sợi dài, Thuật đang lim dim nhìn cái trần nhà văn phòng dính đầy mạng nhện bẩn.

Người bị chạm nọc lại là Thảnh. Thàảh đỏng đảnh:

- Chỉ có đàn ông các ông là được quyền ngông nghênh, kiêu ngạo hay sao? Thời buổi này tự ti thì chỉ tổ thiệt!

Đang cắm cúi rọc phách, ông Thống ngẩng lên, hấp hổm. Có lẽ ông muốn tham gia câu chuyện, nhưng chưa tiện nên đưa tay đập lạch tạch vào lưng ghế Thuật tựa:

- Thế nào, ý kiến nhà toán học?

Cổ khật mạnh một cái, mở choàng hai mắt, Thuật hơ hoảng như giật mình:

- Cái gì thế, cụ Thống?

- Ý kiến bà Thảnh, thầy thấy thế nào?

Thuật cựa hai vai:

- Đàn ông đàn bà ngang quyền nhau mọi mặt. Làm ăn, buôn bán, tiêu xài, truỵ lạc, dâm bôn!

- Chà!

- Thầy Dương kính mến của chúng ta lại định nêu một công thức đo đạcười. Thật chưa có ai dày công sức tìm tòi cách thức để nắm bắt linh hồn con người như ông đấy, ông Dương. Nhưng này, cái gì cũng muốn quy lại thành công thức, quy luật, chủ nghĩa thì thật là quái gở đấy. Ấy là chưa kể tôn sùng khẳng định một giá trị duy nhất cũng tức là đồng nghĩa với trì độn, mê muội.

Thì ra đã lọt vào tai Thuật tất. Cả lời Thảnh lẫn lời Dương, trước nay bao giờ Thuật chẳng vậy. Có cần gì ông Thống khơi mào. Có điều lạ là sao hôm nay giọng điệu Thuật lại có vẻ sấn sổ, gây sự thế.

Phơ phất lá quạt giấy, Dương vẫn giữ nguyên nét mặt bình thản. Đợi Thuật xổ hết lập luận, ông mới khép mở đôi môi, nhỏ nhẹ:

- Thế thì đồng chí Thuật quên rằng công thức, định luật, chủ nghĩa chính là những tổng kết tri thức của nhân loại nhằm phản ánh chính xác tự nhiên, xã hội rồi!

Thuật lắc đầu:

- Thế thì chính ông chưa hiểu đầy đủ! Phải nói rằng… phản ánh và bóp méo tự nhiên xã hội.

- Không đúng! Phải nói rằng nhờ chúng mà chúng ta hiểu được bản chất của sự vật chứ!

- Hiểu hay chưa hiểu, thối nát hay thần kỳ là do người đặt ra thôi, nhà chính trị ạ!

- Chẳng lẽ lại nghi ngờ cả những chân lý hiển nhiên ư, đồng chí? Chỉ có những điều chưa hiểu, nhưng rồi con người sẽ hiểu hết, đồng chí Thuật

- Phải là một lẽ vô cùng. Trái cũng là một lẽ vô cùng, ông ơi!

- Ấy chết! Chớ nên sa vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

- Cái phần hiểu của ông so với cái ông chưa hiểu là nhỏ bé vô nghĩa, ông ạ. Thêm nữa, cái mà ông hiểu, buồn thay lại là cái thô sơ của sự vật thế mà ông lại dám lấy cái nhỏ để xét nét cái lớn, lấy cái thô sơ để đo cái tinh túy. Liều thật đấy, ông Dương ạ.

- Nhưng mà con người sẽ lần lượt khám phá ra toàn bộ bí ẩn chứ, đồng chí.

- Đừng huyễn hoặc mình thế, ông. Thời thế xoay vần, đấng tạo hóa mượn tay ta làm mọi việc mà ta lại tưởng ta sáng tạo. Nhầm! Ông tưởng ông là vĩnh viễn ư! Nhàm! Thể xác, hình hài của ông chẳng qua chỉ là nơi ăn ở tạm thời của bản thể thôi. Giờ ông là người. Mai ông là bướm. Ông đang đẽo gọt, chạm trổ, kỳ thực ông là kẻ chịu sự sai khiến của Đấng cao xanh vô hình vô ảnh trên kia.

Ông Thống buông xấp bài thi, ngẩng dậy, vỗ tay:

- Thật là khoái cái lỗ tai! Trang Chu có sống lại ắt phải khen thầy là môn đệ xuất sắc đấy, thầy Thuật. Tôi tán thành ý kiến của thầy. Hãy nói đơn giản, như cái ngon của nem gỏi, cái đẹp của gấm vóc, cái hay của văn chương, thơ phú, biết được đâu có dễ! Nói chi đến cái giá trị con người, độ sâu của tâm can con người. Thôi, không biết thì đừng có cậy mình mà lên mặt. Thà cứ vô vi còn hơn.

Thảnh kêu

- Gớm, toàn nhũng chuyện viển vông tận đẩu tận đâu. Hôm nay là ngày gì mà nảy nòi ra lắm triết gia thế!

Dương lườm nhẹ bà giáo Hóa, lên giọng dàn anh:

- Cô Thảnh nói thế không đúng. Phép biện chứng cho rằng thế giới thiết lập trên các mối quan hệ. Sao lại gọi là viển vông? Ta có quan hệ với tất cả. Tất cả có quan hệ với ta.

Ông Thống nhe răng:

- Cô Thảnh ạ, ngồi đâu không có chuyện cãi cọ nhau thì không phải là kẻ sĩ.

Dương bỏ ngoài tai câu nói chen của ông Thống, tiếp tục cao giọng giáo huấn:

- Đó chính là phần quan điểm toàn diện mà tôi luôn nhắc nhở các đồng chí quán triệt. Đồng chí Thuật phản ứng vì đồng chí ấy không nắm vững quan điểm trên. Đồng chí nhầm lẫn hai điều: mặt cơ bản, mối quan hệ chủ yếu và mặt phụ, mối quan hệ thứ yếu của khái niệm. Thêm nữa, giữa bản chất và hiện tượng sự vật, độ chênh là có. Đồng chí cũng hiểu.

Trong thế áp đảo đối phương, thầy ngừng lời, đưa mắt kính lướt qua mặt Thuật đầy vẻ thương hại, rồi giơ ngón tay trỏ:

- Bây giờ tôi chuyển sang ý khác. Thử hỏi, nhiệm vụ của nhà trường chúng ta là gì, nếu như không phải là truyền thụ kiến thức, tư tưởng, đạo đức cho thế hệ dưới dạng những quy luật, công thức, chủ nghĩa? Nhân tiện đây cũng nói thêm để các đồng chí rõ. Nghề giáo cao quý của chúng ta, sở dĩ ra đời và tồn tại là vì nó đáp ứng, nó thể hiện một quy luật xã hội. Rằng, xã hội muốn tồn tại phát triển thì phải có sự thừa kế liên tục. Nói rộng ra, phải có tổ chức, chứ không thể tùy tiện, theo hứng thú của từng cá nhân được.

Khéo! Phải công nhận là Dương khéo. Thật xứng đáng là tay già đời lão luyện trong chức năng giáo huấn người khác, nên lòng vòng thế nào lại giành được thế chủ động, bắt đối phương phải đối diện và rồi sẽ phải tiếp nhận chủ kiến của mình.

Nhưng, theo dõi từ khởi đầu của cuộc tranh cãi này, Tự hiểu rằng, Dương đã hết sức dại dột nếu cứ tiếp tục kéo dài, mở rộng thêm đề tài và lại còn đòi tranh khôn. tranh tài với Thuật. Trong cuộc đấu khẩu tự do này, vốn liếng chỉ là mấy bài triết học nhập môn a, b, c chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, ít đọc, ít học, với cái sơ giản của tư duy, cao nhất là lối suy nghĩ tam đoạn luận, làm sao Dương lại có thể điều khiển, khống chế, lấn át được cái tài biến hóa của một kẻ đọc rộng, hiểu sâu, quái kiệt như Thuật! Đấy, mới chỉ là mấy mệnh đề rời rạc lấy ra từ cái học thuyết vô vị của Trang Chu mà Dương đã thấy rối mù như lạc lối trong một lâu đài cổ quái rồi. Huống chi, kho lý thuyết của Thuật, một kẻ chủ trương vơ váo vơ vào tất cả trí khôn của nhân loại, một khi đã tung vào trận thì Dương làm sao mà chống đỡ nổi!

Thật tình, Tự chỉ mong Thuật như thường khi, bỏ qua, không thèm chấp, không đối đầu với Dương thôi. Bây giờ, thiếu gì cớ để cái nọ xọ cái kia, mà lúc này lại đang cần tập trung toàn bộ tinh lực tập thể để hoàn thành công việc chấm thi vô cùng hệ trọng.

Nhưng, hôm nay là một ngày lạ lùới tâm tính Thuật. Rõ ràng là Thuật bỗng trở nên một gã đàn ông nhiễu sự, thích gây gổ. Hơn nữa, lại tỏ ra có dụng tâm sử dụng các ngón nghề ác hiểm trong nghệ thuật tranh biện, giăng bẫy, lật mặt đối phương.

Ngồi im, vờ như nuốt từng lời thuyết giảng của ông giáo chính trị, toàn những luận đề tối giản của cấp sơ học, đợi cho ông ta ngừng lời một cách hết sức tự mãn, gã mới gãi gãi vành tai vờ vĩnh rụt rè:

- Nghe ông nói, thật tình sáng ra nhiều điều lắm! Đúng là vì có nhu cầu xã hội, nên mới nẩy sinh ra ngành giáo dục. Liên hệ đến các môn khoa học tự nhiên cũng vậy. Vì có thiên hà nên mới có nhà thiên văn. Vì có những hòn đảo chưa biết nên mới sinh ra nhà thám hiểm. Nhung, còn môn toán của tôi, lâu nay tôi vẫn lấy làm thắc mắc lắm.

Khịt mũi, hít một hơi, gã nhìn ông giáo chính trị như tên học trò ngu dốt ngước nhìn nhà bác học đại tài, ngượng ngượng nghịu nghịu:

- Tôi muốn hỏi nhà triết học. Thôi, hãy chưa nói đến cái ngành hẹp như ngành đại số các toán tử trong không gian Hilbert, chỉ nói đến số nguyên tố thôi. Số nguyên tố là gì thì học trò lớp 5 nó cũng biết rồi. Nhưng các số nguyên tố này nó có trong hiện thực như ngôi sao trên trời, hòn đảo ngoài biển đâu nhỉ. Thế mà xã hội lại có nhà toán học là thế nào?

Thở đánh rầm một tiếng, Thuật chống tay vào cạnh bàn, thẳng người dậy. Mắt tỉnh không, nhưng hai con mắt hiêng hiếng lộ dần ý đồ chơi trò thách đố, gã nhìn nhà chính trị chưa đủ cân sức trong cuộc đọ găng trên võ đài trí tuệ.

Ở ngoài cuộc, Tự bỗng thấy ái ngại vô cùng cho Dương. Khốn khổ! Dương không hề có bề rộng, lại thiếu chiều sâu của kiến thức. Hàng mấy chục năm nay, tự đắc một cách nông cạn về vai trò thống soái của bộ môn mình: ông không bao giờ nghĩ tới việc phải trau dồi, học hành thêm. Ngay trong địa hạt ông vẫn tự hào, hiểu biết của ông cũng chắp vá, thiếu cơ bản và lắm chỗ lỗi thời. Ông lại không có cái tinh khôn, uyển chuyển, bộc phát của tư duy học thuật, không quen với những biến thái tinh tế của đời sống tự nhiên, không hiểu nổi những trạng thái nửa chừng,. mu mơ, hư huyền của thực tại. Cẩm là cái thô kệch tầm thường của đời sống vật chất bỗ bã, ông là cái khô cứng, giản đơn và tự thị quyền uy mù quáng của đời sống tinh thần.

Thành ra, trước cái trò chơi trí tuệ tưởng là hóc hiểm kỳ tình chỉ là một câu hỏi trẻ con với những kẻ mệnh danh là nhà giáo bậc trung cấp, ông đâm ra lúng túng, ông không đủ tinh khôn để tìm ra kế hòa hoãn rồi rút lui trong danh dự. Y hệt Cẩm trong phút cuối cùng của giờ dạy bài “Đẽo cày giữa đường”, ông đỏ ứ mặt, miệng khoặm khoặc ho khan, bế tắc, rồi ông sẽ nổi cơn khùng, phát lộ thói dùng quyền lực trấn áp đối phương.

May cho ông, ông chưa đến nỗi phải giữ thể diện bằng tiếng quát. Tự là một tấm lòng trắc ẩn. Áy náy không cùng khi nhìn thấy con người ở trong cảnh ngộ bị lăng nhục, không đang tâm, dầu là anh không có năng lực cưu mang; huống hồ, ở đây chỉ là một cái trở tay.

Thế là đặt tờ báo đang xem xuống cạnh bàn. Tự chép miệng rất tự nhiên:

- Truy nguyên cuối cùng thì bất kỳ một sự vật gì ra đời cũng do nhu cầu của đời sống vật chất quyết định. Toán học cũng vậy. Có điều là mỗi quan hệ đó có đặc thù, được phản ánh bằng khúc xạ...

Toàn bộ trí khôn của ương lúc đó đã được huy động để nhận ra chiếc phao cứu sinh Tự vừa tung xuống nước cho mình. Kéo hai ống tay áo lên quá vai. Dương reo sung sướng liên tiếp một tràng: Đúng! Đúng! Rất đúng! Rồi xoay người, với chiếc chìa khóa vàng, tiếc thay ông lại mở những cánh cửa kiến thúc cũ rích và hùng hồn sôi nổi, quên hẳn thân phận đớn hèn vừa xong của mình.

Tự quay đi, nhận dược một cái lườm đến cháy da mặt của anh chàng giáo viên toán quái ác.

Thảnh từ lúc bị Dương phê phán, vẫn không thể hòa nhập với không khí của cuộc tranh luận, che miệng ngáp:

- Tôi cứ thấy các vị dông dài rồng rắn lên trời suốt. Chuyện tày đình là chuyện học trò nó lười như hủi, nó dốt như bò, sao các vị không bàn cãi mà tháo gỡ!

Bài thi đã rọc phách, đánh ký hiệu riêng xong, Chủ tịch hội đồng Cầm giờ mới ngẩng lên, ầm ĩ:

- Nào, mời các đồng chí nhóm trưởng các bộ môn lại ký nhận bài chấm. Môn văn trước nhé. Đồng chí Tự nào!

Tự vừa bước tới cạnh bàn. Cẩm đã nghển lên, ghé tai anh, lầm nhầm cái gì như nhắc nhở một giao kèo bí mật nào đó chỉ có hai người biết, nhưng Tự không nghe rõ, chỉ thấy những tiếng nhé, nhé khàn và anh gật đầu, ừ ào cho qua chuyện.

Thuật đã đứng dậy. Đáng lẽ đi đến bàn Cẩm thì lại đi quanh cái bàn họp một vòng. Và điểm dừng lại là trước mặt Dương:

- Ông Dương này, ông thấy có cần chấn chỉnh điều gì kiến bà Thảnh vừa phát biểu đấy không? Bà Thảnh bảo học trò lười như hủi. Chắc ông không đồng ý. Vậy thì tôi nói thêm để ông có ý kiến luôn thể. Học trò nó lười như hủi là nước nhà Đại Việt ta còn đại hồng phúc đấy!

Rõ là giọng điệu khiêu khích. Rõ là Thuật đang rất cay vì Dương đã xổng ra khỏi cuộc vây bủa vừa rồi. Rõ là Thuật cố tình gây chuyện với Dương. Và Dương thật tình là còn đang lo ngơ thì Thuật đã một tay gãi nách, một tay đấm mạnh lên mặt bàn, giọng thật hùng hổ:

- Bởi vì như vậy là bọn trẻ còn độc lập suy nghĩ, còn không bị bọn người như các ông xỏ mũi!

Đã hiểu ra câu chuyện, Dương xòe hai bàn tay trắng, ngây ngô:

- Nếu thế hệ trẻ không chịu học thì... xã hội đứng yên một chỗ à?

Thuật cười phá:

- Đứng yên là thế nào! Lùi! Tụt lùi! Xuống dốc ông ạ.

- Vậy thì vai trò của người giáo viên ở chỗ này là gì? Mỗi người giáo viên chúng ta, trước hết phải là một tấm gương sáng cho học sinh về mặt này.

- Cái gì? Cái gì? Gương sáng ấy à?

Ôm tập bài thi quay lại, Tự đã thấy Thuật áp bụng vào cạnh bàn, nức lên cười một hồi. Rồi đột ngột, thẳng dậy chỉ tay vào mặt

- Xin lỗi ông bí thư nhé. Khẩu hiệu ông vừa nêu: Mỗi giáo viền là một tấm gương sáng... ấy mà, xét theo quan điểm toàn diện của ông, thì hoàn toàn là phản động! Phản động!

Không để Dương kịp phản ứng. Thuật như khẩu súng liên thanh nhả tiếp luôn một tràng dài:

- Vì sao? Vì ông cho rằng thế hệ sau luôn luôn kém cỏi ngu dốt nên phải noi theo thế hệ trước. Vì sao nữa? Thế giới đa dạng, muôn màu, đả đảo một khuôn mẫu cứng nhắc. Người ta muốn phát huy mọi cá tính, còn ông, ông muốn kìm hãm con người vào một khuôn khổ.

Thuật lấn lướt. Nhưng lần này Thuật nhầm. Ông giáo chính trị đã biết thóp cái trò láu cá trong tranh biện, cái thuật ngụy biện của anh ta, nên ông phản công ngay. Ông đứng ngay dậy, tay chống lên mặt bàn:

- Đồng chí nhầm lẫn. Đây là một biểu hiện của quy luật phủ định có kế thừa.

- Được!

- Xét theo quan điểm toàn diện, thì con người có những thuộc tính chung, có thể căn cứ vào đó mà rèn luyện cho nhau được.

Đòn đánh trả không phải là không hữu hiệu. Nhưng, chỉ thoắt lặng mấy giây, Thuật lại xấn tới trước mặt Dương, không chút dè giữ:

- Nhưng, không được có cái thói sống lâu lên lão làng. Bảy mươi học bảy mươi mốt là xã hội khốn nạn rồi. Bảy mươi phải học hai mươi. Vấn đề là chất chứ không phải

lượng sống. Và, nhất định là không được tôn sùng một khuôn mẫu. Thử nghĩ xem, nếu cả xã hội chỉ rặt một kiểu người như ông... thì... kinh quá!

Như mọi cuộc cãi lộn không có mục đích nào ngoài dục vọng thỏa mãn tính hiếu thắng và thóa mạ đối phương, thoạt đầu là kẻ chủ xướng, sau đó là chính Dương, kẻ bó buộc phải nhấc chén rượu thi đấu, cũng rơi vào vòng luẩn quẩn, mỗi câu đối đáp là một bước họ đi lạc, đầu Ngô mình Sở với chính mình.

Chỉ có Tự là kẻ nhận ra sự vô lý oái oăm và nực cười nọ. Nhưng, can thiệp, dàn hòa thế nào cái đám chọi trâu này. Dương lần này quyết trả hận. Còn Thuật thì hẳn sẽ không tha thứ Tự, nếu Tự lại gỡ bí hộ ông bí thư.

May thay, bà Thảnh vô duyên lắm khi lại khiến cho cuộc tranh cãi quyết liệt của hai người nọ giảm thiểu ngay độ căng, với một câu nói thêm chăng chớ:

- Ông Thuật nói đúng đấy. Các cụ xưa chẳng nói là gì! Con hơn cha là nhà có phúc. Có phải không?

Ông Thống như được dịp cất tiếng nói theo:

- Chị Thảnh ơi, đấy là các cụ ngày xưa. Còn các cụ bây giờ thì nói thế này cơ! Con hơn cha là nhà có… cướp. Há há… Người xưa nói: dao sắc mổ mấy ngàn trâu không phải mài. Còn hai vị mới có mấy đường, xem ra đã phải tìm đá liếc lưỡi cả rồi.

Thật là hóm. Mọi người cùng bật cười. Cuộc dấu khẩu nhờ đó có thể chấm dứt. Cẩm đã lên tiếng mời Thuật lại nhận bài chấm. Và ông Thống đã đóng xuất sắc vai kẻ lập lại trật tự, bước lại, vỗ vai Thuật, vui đùa:

- Thôi, thôi, xin thầy hạ bớt cơn hỏa. Ở đây có ai không biết tài ngụy lý của thầy!

Nhưng, lửa dang độ bốc, dẹp sao nổi. Mọi người đều mừng hụt. Thuật gạt tay ông Thống vùng vằng:

- Làm cái gì mà nhắng lên thế! Tôi chưa nói hết. Ông Dương! Quay trở lại vấn đề chúng ta đã trượt quá xa. Chủ nghĩa, định luật, công thức là cái gì! Nó chẳng qua chỉ là phương tiện đề ta nhận thức. Phương tiện, nghĩa là nó như đôi giầy tôi đang đi đây này. Để lội bùn. Để đá bóng. Chứ không phải để đặt nó lên bàn thờ khấn vái. Mà đã là phương tiện thì không thể là bất biến. Niu-tơn không còn đủ nữa thì xuất hiện Anhxtanh. Sao lại suốt đời tôn thờ một chủ nghĩa, một định luật, một công thúc? Cuộc sống của con người là muôn năm, chứ nhưng cái đó không thể là muôn năm được.

Tự ôm tập bài thi đứng né bên cửa ra vào. Rất nên thể tất và lắng nghe Thuật. Thuật có những ý kiến đột xuất rất có thể là có ích. Tiếc thay, chúng hiện lên bằng những lời lẽ, trong những hoàn cảnh không bình thường. Như lúc này. Thuật vừa lại đấm rung mặt bàn và gào:

- Thêm nữa, chúng ta là cái quái gì mà dám xưng là gương sang, ông Dương? Tôi, ông Cẩm, bà Thảnh, chúng ta hành nghề như mọi người khác hành nghề: lái xe, đánh cá, quét đường, bán phở, hót xia. Chúng ta không phải là bậc á thánh. Chúng ta như mọi người, thậm chí tồi tệ hơn; thân thể ghẻ lở kềnh càng, hôi nách, hắc lào, sâu răng đủ cả, có khi còn mắc cả tim la, giang mai và nhiễm cả virút HIV nữa

- Khiếp quá thôi mất! Hết khôn dồn ra dại! Động gặp mặt nhau là sinh sự! Thôi, giải tán đi!

Thành rít the thé. Ông Thống cười hà hà:

- Có gì mà ngại, chị Thảnh. Đến như thầy Khổng tử còn bị đứa trẻ con chê không phải là kẻ đa tri kia mà.

Dương đứng dậy, đập đập hai bàn tay, rành rẽ:

- Khe khẽ thôi, đồng chí Thuật. Từ từ rồi tôi sẽ phân tích để đồng chí thấy chỗ sai trong ý kiến của đồng chí. Còn bây giờ, chúng ta cần tập trung vào việc chấm thi. Vả lại rất có thể học sinh đang ngấp nghé quanh đây, nghe thấy các thầy to tiếng thì bất lợi.

- Không có gì bất lợi cả! - Thuật vung tay, như hét - Cho chúng nó nghe! Sự thật không có gì mà phải giấu giếm cả, ông Dương. Ngược lại, rất cần để học sinh nhận diện chân xác chúng ta. Như là xem tuổi vàng ấy, bà Thảnh ạ. Vàng mười, vàng chín bảy hay đít duýt cara... cứ bày ra. Hay là chính xác như cho điểm cũng được. Ví dụ, thầy Tự đây được 10 điểm. Tôi chỉ đáng 5. Bà Thảnh 2. Còn ông, ông Cầm? Điểm 1 hay là dêrô?

Trời! Thuật đã đặt chân tới sát vạch giới hạn cuối cùng. Trực giác của Tự đã reo chuông thông báo. Anh rất lo, trạng thái mỗi lúc một phẫn khích này sẽ dẫn đến một tai biến. Mà lúc này thì cần một không khí hòa hoãn, tỉnh táo cho việc chấm thi, để không phương hại tới lợi ích của số đông vô tội. Hơn lúc nào hết, quan hệ giữa người với người là phải giữ được thế cân bằng và có khoảng cách. Nghĩ vậy, Tự định

Nhưng, Thảnh bị chạm nọc, lại nhanh hơn anh, Thảnh vuốt dài giọng, mai mỉa:

- Hôm nay có nhẽ nóng đến bốn chục độ nên lắm anh điên quá!

Thảnh đã đổ dầu thêm vào lửa.

Thuật làm bầm, quay lại nhìn ông Thống, chỉ ngón tay vào mắt mình:

- Cụ Thống! Cụ nhìn hộ vào mắt tôi. Có đúng là mắt tôi không? Sao sáng nay soi gương, tôi cảm thấy mắt mình như mắt đi mượn!

Không thể chần chừ được nữa. Tự bước ngang qua mặt ông Thống:

- Thuật ơi! Để lúc khác!

Thuật hơi sững lại:

- Cám ơn cậu.

- Đừng mạt sát người khác. Tuyệt đối không được làm nhục người khác.

- Cám ơn cậu! Tự ạ, cậu tốt quá - Hai hàm răng nghiến chặt, quai hàm Thuật rung lên - Nhưng cậu cho phép mình… Cậu luôn xót thương... cậu luôn xót thương những kẻ không hề biết xót thương ai cả. Mình không lầm đâu. Chó nó đẻ cả đàn năm sáu con. Mua chó giống phải biết chọn con khôn, con thần cẩu. Huống hồ người. Tự ạ, cậu, chính cậu phải ngồi ghế chủ tọa kia và bọn họ phải quỳ dưới chân cậu. Khốn nạn, giấu được răng chứ giấu sao được bộ mặt nham hiểm. Tưởng đeo kính thì thành trí thức hả? Mác, trong văn cảnh phong phú, bác tạp, chúng hiểu sao dược mà dám ngang nhiên chiếm giữ quyền lực. Chiếm giữ quyền lực là cách chiếm hữu tinh tế, khôn ngoan bằng mấy chiếm hữu kinh tế, khôn ngoan bằng mấy chiếm hữu tư liệu sản xuất ấy chứ. Tàn hại gỗ mộc là tội thợ mộc. Hủy hoại tài hoa là tội bọn này…

- Thuật! - Tự thét lên để cản phá.

Nhưng Thuật không nghe anh, gạt anh ra và dấn lên đón đầu Cẩm vừa rời bàn mình, đi tới.

- Đã đến giờ làm việc. Yêu cầu anh về buồng chấm thi - Cẩm gằn.

Thuật hơi lùi lại, há miệng:

- A!

- Đây là nơi làm việc của Hội đồng thi.

- A!

- Và tôi là Chủ tịch thi.

- Chủ tịch Hội đồng thi?

- Phải!

- Này, bỏ cái mặt nạ đạo đức giả ấy ra! Lừa bịp đến đây là đủ rồi, ông ạ. Hừ, làm người còn chưa nên mà dám vác mặt làm thầy thiên hạ à. Thầy ra thầy. Khẩu hiệu hay tuyệt. Nếu vậy, ở đây, anh Tự ở lại trường. Còn thì: tôi cút, ông cút, ông Dương cút, bà Thảnh cút!

Ông Thống đưa tay sờ mép, như để chặn cơn tức hứng chia động từ cút của Thuật. Mặt Cẩm xuất hiện một cơn co rút. Cổ Cẩm dầy ụ vì nén khí. Đập tay lên vai Thuật, Cẩm nghiến răng:

- Về chỗ và im đi!

- Ai im?

- Mày!

- Chính mày!

Thuật nhe những chiếc răng nhọn ám khói. Mồ hôi đầm đìa khuôn mặt nặng như đất của Cầm. Cả hai đã co những ngón tay thành những nắm đấm.

Thảnh nhảy khỏi bàn, the thé: “Dở cái trò gì thế, ông Thuật?”. Ông Thống há hốc miệng kêu ơ ơ. Dương vò mái lóc, lảu bảu: “Quá trớn hết sức! Phải chuyên chính! Phải chuyên chính!”

Còn cách nào hơn nữa, Tự ôm xấp bài thi len vào giữa hai khối căm phẫn, biến mình thành một tấm đệm của cuộc xung đột đã mở màn. Chuyện khởi đầu có vẻ như không đâu mà kết cục lại to tát. Ừ, có vẻ như là không đâu thôi.

Cẩm là người đầu tiên tự nguyện rút ra khỏi vùng chiến sự. Có vẻ là người cao thượng, không chấp, nhưng lại cởi khuy áo, chống tay lên hang, nhổ bọt đánh toẹt:

- Hừ, tưởng cứ tự do tha hồ làm loạn hả! Sinh sự thì sự sinh, chứ sợ!

Hai người xấp xỉ tuổi nhau. Thuật, bốn mươi mốt. Tự, bốn mươi ba. Đã có một thời họ kết bạn tâm giao vì tìm thấy ở nhau nhưng nét đẹp tương đồng. Cả hai đều đáng xếp vào bậc tài trí trong giáo giới thành phố. Cùng xuất thân từ các gia hệ có truyền thống học vấn. Cùng say mê lặn lội trong các khu rừng học thuật mênh mang. Cũng xây dựng mộng ước lập nghiệp và dâng hiến.

Ngày Tự từ quân đội trở lại nghề thầy, Thuật đã dạy ở trường Trung học này được năm năm và đang làm chủ nhiệm một lớp cuối cấp. Thuật xin đến dự một giờ giảng văn của Tự đế có cơ sở theo dõi tình hình học tập môn Văn của học trò lớp mình - một lối tìm bạn, làm quen với đồng nghiệp đầy tinh thần thẩm mỹ. Khen thay con mắt xanh tinh đời của Thuật. Thực sự, ngay phút đầu tiên dự lớp, tri kỷ đã gặp tri âm. Bài Ngô chí của Nguyễn Trãi, thực tình là một bài thơ khô khan, khó dạy, nhưng công cuộc giải mã bài thơ dưới sự dẫn dắt thần tình của Tự, trở thành một cuộc săn tìm lý thú đến bất ngờ. Cảm giác mình giàu lên tràn ngập cả tâm hồn Thuật. Thuật đã từ cuối lớp nhao lên bục giảng, ôm hôn Tự, khi bài giảng vừa dứt, trống ông Thống vừa điểm, giữa mấy chục con mắt sung sướng và hãnh diện của học trò. “Tự ơi, người thay đổi kiến thức tâm hồn tôi. Có thể như thế được lắm, nếu như từ nhỏ tôi được học Văn ở anh”. Câu nói chân thật, phản ánh trình độ cảm nhận sâu xa, tế vi của Thuật. Cũng là sự tự phát diện, tự thú đầu tiên của Thuật. Cũng là lòng mến mộ chân thành của Thuật với Tự mà Thuật mãi mãi lưu giữ như một báu vật trong gia tài tinh thần, kể cả sau này, khi hai người đã xa cách nhau.

Thăm liền mấy giờ Thuật dạy, Tự cũng nhận ra cái năng khiếu toán học đặc sắc của người thầy giáo trẻ này. Mạch lạc, chặt chẽ mà phóng đạt, thông thoáng lạ lùng. Cuộc đánh vật, trò chơi với mấy con số thực sự trở nên một đấu trường của trí tuệ, thử thách và rèn luyện những phẩm chất cực kỳ quý giá của con người. Giờ dạy là một bức tranh sơn mài sâu thẳm và lồng lộng. Lần đầu tiên, Tự nhận ra vẻ đẹp kỳ lạ của toán học, như lần đầu tiên nhận ra vẽ đẹp ẩn náu lộng lẫy âm vang trong một sắc đen tuyền. Tuy nhiên, trực giác của Tự cũng đã chập chờn mách bảo anh, khiến anh ái ngại cho số phận Thuật. Tài năng Thuật là đích thực, nhưng chật hẹp và chông chênh thế nào.

Cái giỏi của người thầy, muốn được người đời công nhận, phải vượt hai lần khó. Thuật qua được cả hai lần. Bản thân anh, trong mỗi thao tác là một chúng chỉ năng lực. Học trò anh, cái phản ánh và phản phản ánh anh, là một bằng cứ nữa, năm nào cái sản phẩm không hoàn toàn ấy của anh cũng giật giải quán quân cấp thành phố. Thuật là cái mô hình theo kiểu Lêôna đờ Vanhxi khổng lồ phát triển tài năng theo nhiều hướng. Anh rất giỏi các môn khoa học tự nhiên. Văn học, sử học, triết học cũng là những lĩnh vực anh luôn có những kiến giải độc đáo. Bàn về học thuật sư phạm với anh, không bao giờ thấy cũ mòn, nhàm chán. Giỏi tiếng Pháp, nắm vững tiếng Anh, tiếng Nga, đọc được cả văn bia, câu đối cổ, viết chữ Nôm đẹp, không kém các ông đồ chuyên viết thuê câu đối, anh cũng lại là cầu thủ xuất sắc của môn bóng đá, bóng chuyền. Lạ nhất là hễ cứ bắt tay nghiên cứu, thực nghiệm một nghiệp vụ nào, lập tức thì một thời gian ngắn sau anh đã trội nổi vì cá tính và đạt kết quả hơn người. Ngay như cái món tử vi thời thượng, mới dở mấy cuốn Tử vi đầu số, nghiền ngẫm được chừng nửa năm, anh đã nổi tiếng trong giới giáo giới giáo quận là một thầy quỷ cốc suy đoán tài như thần. Người đến nhờ gi lá số đông không kém học trò đến xin học thêm.

Tự nể Thuật. Nhưng càng lúc càng cảm thấy cuộc chia tay giữa hai người khó tránh khỏi. Họ chỉ có thể hòa mà không đồng cùng nhau. Điều manh nha hằng trực cảm hiện lên thêm rõ nét kể từ hôm Thuật đến chơi nhà Tự. Thấy cái Tùng Thiện thư viện đồ sộ trên gác xép. Thuật kêu: “Mê hồn quá! Nhưng, phải lưu ý, một quyển sách để nhầm chỗ, như đời chúng mình ấy, là vứt đi đấy”. Và góp ý luôn: “Cậu phải theo gương ông cụ mình. Treo ngay một tấm biền ở giá sách: “Đây không phải là thư viện, miễn hỏi mượn”. Tự ừ ào. Không ngờ lần sau đến chơi, Thuật lại nhắc. Tự kể chuyện này cho Kha nghe và cười: “Mình theo ông cụ thân sinh ra mình thôi”.

Cha Tự là ông giáo Đặng Trần Biểu. Ông giáo Biểu con trai một giòng họ thi thư, con người vừa bác cổ vừa thông kim. Đỗ tú tài Hán học, ông lại có cả bằng tiểu học Pháp - Việt. Cách mạng, rồi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, người hương sư nghèo hồ hởi nhập cuộc trong tâm trạng phân thân, đổi đời.

Địch lấn chiếm tỉnh quê hương, ông giáo Biểu được điều động lên dạy học ở một tỉnh biên giới, nơi người địa phương quen dùng trong giao tế thứ tiếng Quan Hỏa, một ngôn ngữ có cơ sở văn tự là chữ Hán, thứ chữ ông thông thạo. Cũng là lúc vợ mất sau một cơn đau ốm bất thần. Tự vừa qua kỳ thi sơ học, mới lên chín, ông giáo gửi người con cả ở lại với ông bác, rồi đem Tự đi cùng.

Đó là những năm tháng đánh giặc, giải phóng đất nước, là nỗi lo toan của mỗi con người. Như mọi cán bộ, ông giáo Biểu cũng vượt phòng luyến, vào hậu phương quân địch, hoạt động như một cán bộ quần chúng. Khác chăng là khi đã đuổi dược giặc, dẹp được phỉ, tình hình đã ổn ổn, thì trở lại nghề thầy, mở lớp dạy chon, từ trẻ con cho chí người lớn. Thạo ngôn ngữ địa phương, lại là con người có đức độ yên hòa, trọng công lý, chịu thương chịu khó, yêu quý đồng bào, ông giáo Biểu là cha đẻ của một phong trào học tập trên các rẻo cao tỉnh miền ngược nọ những năm đó.

Tự theo cha trên mỗi bước đường. Gian lao nếm trải thật không ít..Nhiều lần phỉ nổi, cha cõng con, con dắt cha, luồn rừng lội suối, đói rét bơ vơ hàng tuần liền. Một lần, hai cha con bị một trùm phỉ khét tiếng gian ác cùng biệt kích nhảy dù xuống bắt được, đã tưởng thế là hết. Sự kiện kinh hoàng ấy qua, ông giáo Biểu tự thuật trước tổ chức: “Trùm phỉ là Vàng A Cùi sai điệu hai cha con tôi tới trước mặt y. Y nói bằng tiếng Quan: “Nhà ngươi làm gì ở đây? Đứa nhỏ là ai?”. Tôi đáp bằng tiếng Quan: “Tôi làm công việc mở mang dân trí, giáo dưỡng nhân tài. Tôi là thầy giáo. Còn đứa nhỏ là con tôi”. Lý lịch của ông giáo đoạn này in một dấu hỏi đen sì. Lẽ nào hai cha con thoát chết trở về mà lại chẳng đã bán mình cho giặc? Rộng lượng hơn một chút, người ta cũng cứ trách cứ, dè bỉu ông, lẽ ra phải phỉ nhố vào mặt tên phản động đầu sỏ ấy và phải xưng danh đàng hoàng mình là cán bộ cách mạng, chứ sao lại “giáo dưỡng nhân tài” với “mở mang dân trí”. Rồi lại dùng cả tình cha con để làm mủi lòng giặc! Gương chiến sĩ cách mạng trước kẻ thù giai cấp có sẵn rồi, sao không theo! Tất cả đều không thể tin, đều cười ông giáo ngây thơ quá, định lừa cả những người đã dạn dày kinh nghiệm đấu tranh giai cấp khi thuật lại rằng: “Trùm phỉ Cùi nói: ông tốt với dân chúng dân tộc tôi” rồi sai người cởi trói cho.

Tựu trung, ông giáo Biểu tuy đứng cùng một đội ngũ với ông bí thư huyện ủy, anh cán bộ thuế nông nghiệp, chị huyện hội phụ nữ, chú giám mã huyện đội... nhưng trong đối xử, vẫn bị gạt ngầm sang một phía khác, nếu không bị coi là kẻ có vấn đề nghi vấn về chính trị, thì giỏi lắm cũng chỉ là một “nhân sĩ tiến bộ” - một tầng lớp bị cười mũi và miệt thị ngầm.

Có nhiều lý do lắm để họ đối xử với ông giáo như vậy. Làm sao ông có thể xứng danh là cán bộ cách mạng được, khi mà cứ đến ngày húy kỵ ông bà cha mẹ lại thắp một nén hương, ngồi bần thần tưởng niệm! Không thể quan niệm được một chiến sĩ tiên phong của giai cấp mà cứ đến sáng mồng một Tết hàng năm lại gọi con tới, lấy bút phóng xuống vuông giấy điều một chữ gọi là cho con để con đinh ninh ghi tạc suốt năm trời. Năm thì chữ Đức. Năm thì chữ Trí. Dạy con thì còn quái lạ nữa. Toàn là những phẩm đức: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín sặc mùi Khổng, Mạnh. Giáo huấn con thì toàn bằng những danh ngôn đã mốc meo, cũ kỹ. Nào học vấn như hòn ngọc đẹp, chớ nên cất vào rương hòm. Nào học như bất yếm, học không biết mệt. Nào quân tử dĩ khiêm tốn vi lễ. Nào thiện với tâm như quê hương, nhìn thấy phải hớn hở. Nào người chê ta là thầy ta, khen ta là bạn ta, nịnh ta là kẻ địch của ta. Nào ứng xử phải vừa mềm vừa cứng, chấp thuận người mà không bỏ mình. Tệ hơn là bó buộc con phải học chữ nho, cái thứ chữ của bọn phong kiến địa chủ(!). Trong khi cả nền giáo dục hướng tới chân trời mới, tràn đầy sinh lực, đoạn tuyệt với di sản nặng nề của giáo dục thực dân, phong kiến thì lại cứ lải nhải bên tai con những là công bằng, nhân ái, giữ lòng kiên trinh giữa thế đạo suy đồi. Mỗi câu, mỗi ý, cứ như hàm chứa một cái mầm bất mãn, hay móc máy xa gần kiểu đồ nho hủ bại. Đấy, con không thích học, bắt nó nằm xuống quất roi, đã sai về đường lối, phương châm giáo dục, lại còn mở miệng đồ gàn: “Cha đánh con mà lòng cha đau. Con nên nhớ: Quốc sỉ, ngô thân sỉ. Rửa nhục cho nước. cần phải học. Nhục lắm cho thân già này của cha lắm, con ơi!”.

Ông giáo Biểu một mình một nét, một phong độ, một quan điểm riêng, càng tuổi cao, càng sáng trong một khối nguyên thuần. không phân tỏa..Và do vậy, càng sống lâu, ông càng không được chấp nhận. Ở mục nhận xét quần chúng trong các kỳ sinh hoạt chi bộ, các đảng viên nhất trí nhận3;nh ông thuộc loại quần chúng lạc hậu, cổ hủ, cá nhân chủ nghĩa cao độ, xa rời tập thể… Dẫn chứng thì có thể kể cả ngày không hết. Hai cha con nấu ăn riêng, anh em chơi tú lơ khơ thì ngồi trong màn đọc sách. Công đoàn đề ra kế hoạch tăng gia trồng mướp, thì lại bắc giàn thiên lý, bảo trồng rau muống thì lại ươm lay ơn với thược dược. Rõ phức tạp! Thậm chí, quanh năm chẳng thấy bao giờ ra tắm suối cùng đồng chí, đồng nghiệp...

Ông giáo Biểu tha thiết với công việc dưỡng dục trẻ thơ, đóng góp công sức ròng rã mấy chục năm cho sự nghiệp phát triển giáo dục vùng núi cao tỉnh nhà. Ông giáo Biểu vẫn tưởng mình dục tâm sáng như nhật nguyệt, tự xét mình nghiêm khắc, ngoài năm mươi tuổi, đắn do mãi mới dám hạ bút viết lá đơn xin gia nhập đội ngũ những người cộng sản.

Ông ao ước dược thấy mình hoàn bị trong quan niệm chính danh, ông muốn được đo mình bằng một hệ đo lường chính thống của thời đại.

Tiếc thay lòng thành thật của ông trở thành đề tài của những trận đàm tiếu bất tận. Những con người cụ thể đại diện cho tư tưởng chính thống của thời đại không đủ sức ôm chứa, chấp nhận ông. Chưa đến sáu mươi, ông giáo xin từ giã nghề nghiệp, trở về làng quê yêu dấu, vùi lấp thất vọng và buồn tủi cho đến khi nhắm mắt. Trong Di chúc viết để lại cho Tự, ông giáo chép lại bài thơ của thi bá Nguyễn Siêu: Hòa sáng với bụi đời. Thì lòng ta chẳng thích. Noi xưa vượt thói thường. Thì sức ta không kịp.

Ôm hận ra đi, ông để lại cho Tự một di sản tinh thần cao quý và một món nợ đợi Tự phải bằng mọi cách đáp trả. Trở nên một người hữu ích, đồng thời Tự cũng phải dành dược cả chính da

Kết nghĩa tâm giao với Thuật, Tự thực hiện lối ứng xử cha anh dã truyền bảo. Anh vẫn vun xới tình bạn với Thuật, chấp thuận bạn, nhưng không từ bỏ mình.

Chính là Thuật đã dần dần tự ý xa cách anh, và cùng với anh là Kha.

Vậy thì từ lúc nào Thuật đã xa cách anh?

Từ lúc Thuật lạm dụng uy tín thày dạy giỏi, lao như điên vào các lóp dạy thêm, thoát ra khỏi cảnh túng bấn truyền kiếp của ông thầy nước Việt, có tiền xây nhà, sắm sửa, rồi chuyển sang kiếm lời bằng việc nuôi chó? Thực tình thì thoạt đầu Thuật còn giấu giấu giếm giếm và ngượng ngập lắm. Chứ chưa phải đã oang oang ra tuyên ngôn rằng bất chấp giá cả trượt lên xuống, cứ mỗi cua toán luyện thi đại học là một chỉ, rằng người ta kinh doanh sản xuất thì Thuật kinh doanh giảng dạy, rằng Thuật đã luyện được cách giữ sức nên có ngày dạy 5 cas mà cứ như máy chạy, lì đi, không mảy may mệt mỏi.

Chưa đâu, ngay cả khi đã táo tợn nói năng như vậy, dạo đó mỗi tối thứ bảy Thuật vẫn dành riêng cho tình hạn: “Bạn là bạn vàng rồi, thì có gì mà đổi nổi!”. Ngồi trên căn gác xép với Kha và Tự, Thuật ồn ào vui vẻ lắm. “Này, Kha, mình cung cấp cho nhà văn một từ mới nảy sinh nhé. Các cụ trong Hội cây cảnh gọi nhau là bạn cây. Trong hội chơi chim gọi nhau là bạn chim, còn bây giờ… bạn chó. những anh trong Hội nuôi chó. Ồ, nuôi chó bận như nô lệ với ông chủ. Tuy là có cái thú. Thế giới chó không đơn giản. Khoa xem tướng chó chi làm ba bậc: hạ, trung, thượng. Bậc thượng là chó đã định. Định sẽ nảy ra Tuệ, tức ánh sang. Nhưng vất vả lắm. Có lẽ tớ sẽ bỏ!”. Thuật còn say sưa và tỏ ra lịch lãm trong địa hạt văn chương lắm. Nghe Kha đọc cho nghe một tiểu phẩm đả kích sẽ dựng trên tivi, Thuật phê luôn: “Bỏ đi. Hàng xén. Lá cải. Chửi bới thì chỉ là thằng Chí Phèo. Thời Đốt, thời Tchêkhốp và ở cả Hoa Thịnh Đốn, Pari, Luân Đôn, bây giờ chả lẽ không bẩn tưởi. Nhưng sao mà văn của họ vẫn tin yêu, ấm áp! Đừng làm Krist, Simơnông, Chêdờ và Cônen Đoilơ nữa. Giải trí thôi! Văn phải cao hơn báo chí, ti vi, điện ảnh, cao hơn mức phổ thong, văn tuyển chọn người đọc”. Cao hứng, Thuật còn phê bình Tự, coi Tự là kẻ có lỗi trong cuộc chiến mới bùng nổ trong gia đình. Sau đó, lùa cả bọn xuống gác xép đi ăn phở khuya. “Ăn phở khuya, cái thú đặc sắc của trí thức thành phố này”. Kha cười: Của xích lô, ba gác thì đúng hơn. Thuật kêu: phải cố giữ lấy cái gì là phong độ sống riêng. Đi ăn phở để khỏi quên vị phở. Để bọn mới phất vô học khỏi đặt tiếu lâm ông giáo không hiểu phở là gì. Đi ăn phở để mừng mình mới hoàn thành một đề tài nghiên cứu. Có thể là luận án đocteur. Như vậy sẽ phải có một xuất học bổng đi Tây tư bản. Nhưng, kín hộ mình. Đức cha Dương kính nó biết nó soi. Tên Cẩm mõ nó biết nó chiềng làng chiềng nước. Thì có xôi hỏng bỏng không. Thôi, ăn xong về nhà uống nước. Không ngồi quán. Sĩ đấy. Nhưng sĩ là phẩm chất đặc tuyển của trí thức. Con người ăn, ở, làm tình với nhau một cách người, cũng là vậy. Các cậu đã xem bức nàng Đannuê kiệt tác của một danh họa thời Phục hưng chưa? Đầy thú nhục cảm, nhưng vẫn sạch sẽ, cao thượng. Ông bố mình khoái bức này. Ông khoái cả thơ Shelley 1 các bạn đọc Shelley chưa? Tuyệt! Ông bố mình mê cả Nguyễn Công Trứ. Hành lạc và ngất ngưởng. Nhưng, hơn cả là: Phải có danh gì với núi sông. Tất cả các thế hệ trí thức người Việt đều khốn khổ vì châm ngôn vĩ đại này đây, các cậu ạ.ng giọng điệu đã có màu vị bất cẩn. Nhưng về căn bản vẫn là một anh giáo Thuật trung thực với tôn chỉ lập thân đàng hoàng.

Hay là Thuật bắt đầu xa cách anh từ cái buổi tối thứ bảy Xuyến vừa gây sự với anh. Thuật đến, chia xẻ bằng một giải thích rất kinh tởm. khiến anh giận tím mặt? Thuật bảo: “Ông hai lần sai lầm. Đàn bà libiđô liên tục. Khoái lạc với họ rất thoảng qua. Không thoả mãn là do ông. Stressc là từ đấy. Đã thế, ông lại leo lên gác xép. Gác xép, có thể là vương quốc tự do, là tháp ngà, là phân xưởng gì gì đó... Nhưng lúc này nó là hang động trốn lẩn của ông! Ông hỏng vì cái hang động này!”. Nở một cái cười lạnh tanh trên đôi môi mỏng. Thuật tiếp: “Hãy ra khỏi hang đi! Nếu không thì dìu nàng Êvơ, bắt cóc nàng lên. Hang động lúc ấy là thiên dường. Freud chính xác đấy!”.

Uế tạp bợm bãi quá là những lời ấy. Nhưng, giận là ở phía Tự thôi. Chứ Thuật vẫn như kẻ vô tâm, không biết để bụng, tuy gương mặt tinh thần đã có sự biến thể đáng ngại.

Vậy thì từ khi nào Thuật tách biệt hoàn toàn khỏi anh? Có lẽ là từ cuối mùa hạ năm kia, khi hoa phượng tàn, lần thứ hai Thuật đi thi nghiên cứu sinh, lại trượt, trở về. Ngồi trên cái hang động trốn lẩn của Tự, Thuật chỉ buông một tiếng than ngắn ngủi: “Đời khốn nạn hết mức! “. Rồi chợt nhìn thấy cuốn “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” bằng Pháp ngữ ở cạnh cái gối của Tự, liền nhếch mép “Vẫn còn theo đuổi nàng?”, chỗ khác nhau tưởng như rất nhỏ mà lại là cực đại giữa Tự và Thuật là ở chỗ này. Tự chỉ đáp: “Còn có ai đẹp hơn!”. Thuật thở dài, rồi đứng dậy hỏi mượn hộ ông thân sinh ra mình cuốn Larousse cỡ nhỏ, để tra mấy từ cổ. Hẹn một tuần sẽ trả, Tự nói: “May mà mình chưa treo biển miễn hỏi mượn như ông thân sinh ra cậu!”Nhưng, một tuần qua, một tháng qua, rồi vào năm học mới, rồi hết học kỳ một, vẫn không thấy Thuật đem sách đến trả. Quanh Thuật xì xầm bao lời ta thán. Sao Thuật lai sa sút nhanh thế! Tự nhờ Kha hỏi. Kha đến nhà Thuật, trở về, nói: “Nó bảo cậu hãy quên nó đi và quên luôn cả cuốn tự vị ấy nữa!”.

Từ đó hai người là hai tinh cầu ở hai quỹ dạo.

Tự dứt khỏi những ý nghĩ về Thuật để bắt tay vào việc chấm bài. Nhưng mới chấm lần thứ nhất được hơn chục bài, Tự dã phải ngừng. Cẩm từ đâu xịch tới cạnh Tự, tỏa nhiệt như một cỗ máy nổ vừa vận hành.

- Thế nào, có khá không?

- Chưa có bài nào yếu, kém.

- Thế thì mừng.

- Có một hài xuất sắc lắm. Khi trao đổi trong nhóm chấm, tôi sẽ đề nghị cả mấy anh em cùng đọc lại. Có thể cho điểm cao tuyệt đối được.

- Ừ, nới tay một tí đi!

- Đúng barem anh ạ.

Ừ ừ trong cổ họng, Cẩm khom lưng, cúi xuống sát Tự, liếc ngang một cái, rồi hạ giọng:

- Tự này, sao cái thằng Thuật hồi này nó như chó dại thế nhỉ?

- Có lẽ là từ lâu rồi cậu ấy đã đổi tính đổi nết.

- Thằng cha này, không cứng tay với nó là nó lấn tới. Cậu đã thấy cảnh tượng truyền giống chó ở nhà nó chưa? Tởm lợm không thể chịu được. Bao nhiêu lần mình ức với nó mà cứ phải nhịn như nhịn cơm sống. Cậu gần gụi nó, liệu lời khuyên bảo nó hộ. Tôi mà không vì cương vị thì nó chết với tôi! Loại này, đúng như đồng chí bí thư nói, cứ phải là chuyên chính! Phải chuyên chính!

Tự ngẩng lên. Cẩm đang nghiến răng, hạ phùm phụp liên hồi nắm đấm tay phải vào giữa lòng bàn tay trái của chính mình. Ra cái vẻ ta đây khỏe, ta đây dám chơi trò đấm đá.

Người cha nhận ra cái thiên bẩm toán học đặc sắc ở cậu con trai duy nhất của mình. Một hôm, trên đường công tác trong vùng núi rừng Việt Bắc, hai cha con rẽ vào một quán nước chè tươi xong, người cha rút ví, bà chủ quán còn đang lẩm nhẩm tính tiền thì dứa con trai bốn tuổi của ông đã níu tay ông: “Ba trả bà bảy đồng ba hào sáu xu”.

Không thể có sự chính xác nào đạt được độ nhanh nhạy như thế. Dọc đường, đố con thêm vài lần nữa, người cha càng vô cùng kinh ngạc về khả năng tính nhẩm và sức nhớ kỳ lạ của con trai. Cả đêm hai vợ chồng mất ngủ vì mải ngắm khuôn mặt cậu con trai trong giấc ngủ êm đềm, họ nhìn nhau ngỡ ngàng như muốn hỏi nhau: Con trai mình đây hay một thánh thể kỳ diệu nào vậy. Rồi nhớ lại ngày tháng cậu bé ra đời, khung cảnh xung quanh, căn nhà nơi cậu bé cất tiếng khóc. Cái ngày họ sinh con: họ mơ thấy trăng tròn, cây khô nở hoa? Hay ngày ấy mây hồng ủ mái nhà và cậu bé lọt lòng cổ có quấn tràng hoa? Cả hai rưng rưng trong hoài niệm sung sướng và hư huyền.

Hai vợ chồng nhà hoạt động văn hóa này quyết định dạy con học vỡ lòng khi nó đầy bốn tuổi. Chú bé thật không làm suy suyển niềm tin mộng mị của cha mẹ. Năm tuổi chú bé đã nổi tiếng vì trí nhớ thần đồng. Đọc hết số truyện cha mẹ và thư viện cơ quan có. Kể làu làu từ đầu chí cuối các tích truyện Tây Du, Tam Quốc, Đông Chu liệt quốc và cả Thủy Hử là cuốn mẹ chú cấm đọc vì liệt nó vào loại ác thư, có hại với tâm hồn trẻ. Kịch Sếchpia, thơ Lamáctin chú cũng vanh vách. Hỏi đố chú, đi từ A đến B mất ba giờ, tức là bao nhiêu giây. Chú đáp gần như không cần nghĩ: 10.800 giây. Bao nhiêu con tính nhân chú đã phải thực hiện hay chú bỏ qua tất? Bí ẩn vô cùng. Tám tuổi chú đã nổi danh thần đồng trác việt khắp vùng, giải được phương trình bậc 1. Đọc thuộc lòng cả tập thơ Gió tây của thi hào Shelley trong nguyên bản Anh ngữ. Sau bao nhiêu ngộ nhận, đắm chìm, một thiên tài xuất chúng đã xuất hiện rồi ư? Hồi hộp từ mẹ cha đến dòng họ khắp vùng rừng núi. Người từ các nơi nghe truyền, nườm nượp cơm đùm cơm nắm kéo đến, đông còn hơn đi hội Lim, hội chùa Hương, đi xem mặt Đức Chúa hiện hình hay đi lấy nước suối Kênh Gà trị bách bệnh. Thiên tài mới chỉ là phát lộ đã gây phiền. Nhưng trước hết là phải trách cha chú, ông cưng chiều con, coi nó như con của Chúa trời vinh hiển, tới mức làm nô bộc cho nó. Cái gì cũng làm hộ con. Thậm chí, trả lời thay cả cho con khi có người hỏi nó trong khi mẹ chú vẫn là một tình mẫu tử, thuần phác. Bà không thích làm méo mó những tình cảm tự nhiên.

Kỳ vọng đã làm mê muội người cha. Mối xung khắc giữa hai vợ chồng bỗng trở nên quyết liệt, khi người cha ngày càng tỏ ra cực đ đến mức ông quyết định một mình chịu tiếng phản bội kháng chiến, đưa con trở vào vùng quân đội Pháp tạm chiếm, để nó có điều kiện tiếp thu một nền học vấn tiên tiến, để nuôi dưỡng một thiên tài làm vinh quang cho đất nước mai hậu.

Chú bé xứng đáng với sự hy sinh của cha và sau đó là cái chết của mẹ ở vùng tự do, do thương nhớ và bệnh tật. Chú được gửi vào học ở một trường dòng. Theo quan niệm của cha chú, đây là hệ thống giáo dục đạt trình độ khoa học cao nhất, những thầy dòng là những người sống công cộng văn minh sớm nhất nhân loại. Tại đây, chú hoàn thiện cấp trung học trình độ quốc tế khi tròn mười bốn tuổi.

Ngất ngây trước thành tựu của con trai, người cha rắp tâm tìm đường lập nghiệp cho chàng bằng con đường du học quốc ngoại. Đất Việt lạc hậu so với thế giới hàng thế kỷ, làm sao có thể trở thành chiếc nôi hình thành một Lêôna khổng lồ, một thi tài Shelley, một Nguyễn Công Trứ hiện đại phải có danh gì với núi sông?

Ước mộng của người cha là tòa lâu đài cát ướt trên bãi biển. Phản bội kháng chiến, món nợ còn tươi nguyên đó sao có thể thanh khoản được? Ngậm ngùi, người cha đành khai tăng tuổi cho con, chờ hai năm nữa, rồi cạy cục xin cho con vào đại học quốc nội vậy.

Tài năng đích thực quả là bất chấp môi trường. Ngay năm học đầu, chàng dã nổi lên là một thiên tư toán học hơn hẳn chúng bạn. Người cha mừng lắm: “Con ơi, rồi con sẽ là một Anhxtanh đảo lộn cả khoa học tự nhiên và thế giới. Tất cả kẻ thù của con, những kẻ thù đã cản ngăn sự phát triển của con sẽ phải quỳ gối dưới chân con!”. Ngày đêm cha chàng chăm bón chí phục thù cho chàng. Còn chàng, từ nhỏ tới lớn chưa hao giờ chàng sống ngoài vòng tay săn sóc của cha chàng. Ngoài các Thánh trong hệ thống Kitô giáo mà chàng đư̖ết, chỉ còn có một vị Á thánh được chàng tôn vinh, ấy là cha chàng.

Cha chàng là vị Á thánh của chàng. Buồn thay, vị Á thánh lại không đủ sáng suốt để định hướng cho con trai của ngài. Ông đã đối lập đạo đức và khoa học, lòng nhân đạo và thiên tài. Thúc giục chàng dấn thân vào khoa học, đồng thời ông kích động những thói xấu như ích kỷ, kiêu căng, tự phụ, tàn bạo ở chàng. Ông còn mắc một sai lầm không thể tha thứ được vì làm chàng mê muội, không thấu hiểu thực tế môi trường, không biết tôn sùng các giá trị thiêng liêng. Đất nước này, nạn nhân của bao mưu toan độc ác, sống còn được đến ngày hôm nay, máu xương đổ cho cuộc giành giật đâu có ít. Làm sao mà họ có thể lơ là chính trị. Mẫn cảm chính trị của con người là thói quen bẩm sinh như tài năng toán học của chàng. Không hiểu điều đó là không hiểu hoàn cảnh sống của mình.

Tuy vậy, không phải vì xây dựng trên động cơ vị kỷ mà tài năng chàng sớm nở chóng tàn. Đích công danh là ngọn đèn pha chói sáng đâu có phải chỉ có sức soi đường chốc lát. Ngày đêm chàng mê mải đọc cuốn sách vĩ đại của tự nhiên viết bằng ngôn ngữ toán học. Chàng yêu toán vì khoái cảm hiểu biết. Chàng trở thành tình nhân của môn khoa học này, vì sắc đẹp của nó, vì sự hài hòa, cân đối, chính xác và bất ngờ của nó. Nhưng, thu hoạch lớn nhất của chàng lại là ở điểm lý thú này: chàng có thái độ khoa học hơn khi xem xét sự vật, kiểm xét mình đúng hơn và do đó bớt đi cái mộng ước hão huyền. Tài năng đã hiếm, thiên tài lại còn hiếm nữa. Thành ra, hết khóa học, chàng vui lòng nhận bằng tốt nghiệp hạng ưu, nhập vai một nhà giáo và định hướng tương lai trong khuôn khổ nghề nghiệp.

Như thế là chàng đã nhờ khoa học mà xây dựng nhân cách mà khắc phục những nhược điểm chàng nhiễm phải từ cha chàng. Nhưng quá trình này còn quá mới mẻ, thói xấu thành kiến trong chàng còn chưa được gột rửa và môi trường chàng sống thì còn thiếu điều kiện an toàn cho những kiếu năng lực làm chủ bản thân như chàng.

Đã thế, hoàn cảnh riêng của chàng lại không thuận lợi. Cha chàng, bậc Á thánh của chàng đã làm chàng thất vọng. Ông đã tự hại ông. Thấy con là một tài năng xuất chúng, ông nghĩ mình cũng vậy. Tới khi gần hết đời, lập ngôn không xong, trước tác không nổi, nhà văn hóa này đã xử sự một cách vô văn hóa là phá bĩnh đời mình. Trên đời thiếu gì kẻ vỡ mộng. Nhưng vỡ mộng rồi sinh hư đốn thì không nhiều. Bảy mươi tuổi, ông tung mình vào cuộc chơi; không theo được chí làm trai của Nguyễn Công Trứ thì tranh thủ nỗi gót thi nhân, quan điền sứ, ở sự hưởng lạc trần tục.

Thuật tới đòi cha cuốn Larousse mượn của Tự lúc ông đang sống với một mụ nạ dòng buôn sách. “Tao bán uống rượu rồi!”- ông đáp thản nhiên. Thuật hỏi: “Có còn ai tệ hơn ba không?”. Ông đáp: “Có! Mày!”.

Chả lẽ ông là Á thánh thật vì ông đã tiên tri về sự phát triển nhân cách, tài năng của Thuật? Sau khi không trúng tuyển kỳ thi nghiên cứu sinh lần thứ hai, trên thực tế, chàng đã bắt đầu suy đốn. Lúc này cùng với các thói xấu sổ lồng, trí thông minh tài xét đoán của chàng biến thành một kẻ ngông ngạo, khinh bạc và độc địa.

Tuy vậy, chàng vẫn chưa phải là một đống phế thải. Chàng có vẻ liều lĩnh, bất cần, nhưng bên trong chàng là nỗi xót xa ngấm ngầm. Có lẽ chỉ có Tự hiểu tâm trạng chàng. Giữa chàng và Tự, kẻ lận đận khốn khổ trên trường đời vạn dặm, còn một quan hệ cảm thông và trọng nể tài năng của nhau.

Tự nghĩ, chắc là Thuật sẽ tìm đến với anh. Sau cơn chấn động tâm tư. Thuật muốn có nơi nương tựa, giãi bày. Còn anh, lúc này có nhu cầu được san sẻ.

Dự đoán của Tự là đúng.

Lúc đó ngả chiều. Phượng như những tảng than trong hầm lò. Ve rền rĩ nhức óc. Mất điện lại bặt gió. Mồ hôi rịn ra, sền sệt, như mỡ chạt trên da. Trời xanh lờ lờ. Không khí vây ép dồn nén, bí bức. Các giáo viên tay cầm bút chấm bài, tay phành phạch cái quạt nan, quạt giấy, kêu than trách oán ông trời, chỉ mong một cái gì đó quái lạ bất thần xịch đến, chuyển đổi hoàn toàn khung cảnh tù hãm này.

Đang chấm nốt những bài cuối cùng của thí sinh ở vòng một. Tự bỗng nghe thấy tiếng Thuật nói ở ngay sau lưng mình:

- Hừ, lôgic là đại lừa bịp. Kinh thánh, các thứ chủ nghĩa và văn chương thì cũng vậy. La Phôngten đặc biệt là ngu ngốc, phản khoa học. Ve sầu kêu ve ve. Suốt mùa hè. Đến kỳ gió bấc thổi. Nguồn cơn thật bối rối 2. Cái con côn trùng gọi là ve này chỉ có tuổi thọ là bốn mươi hai ngày. Làm sao mà nó lại có thể ca hát suốt mùa hè, lại đến tận kỳ gió bấc thổi được? Thức ăn của nó là nhựa cây chứ đâu có phải là ruồi bọ như tác giả viết...

Tự biết, không phải Thuật muốn khoe khoang sự thông thái của mình.

Những tri thức vì con ve sầu Thuật phát hiện là hoàn toàn chính xác về mặt khoa học. Và Thuật thừa hiểu, tuy vậy bài thơ vẫn xứng đáng là giai phẩm trong kho tàng thơ ca của nhâloại.

Buông bút, Tự đứng lên, quay lại.

Quả nhiên, chỉ chờ có vậy Thuật đã hất hàm rất tự nhiên, tưởng như việc Thuật tới đây tìm Tự chỉ là chuyện thường tình.

- Chấm xong chưa?

- Còn một số hài nữa. Toán thế nào? Hôm nay liệu có xong được không?

- Có gì mà chẳng xong! Lâu nay vẫn gặp Kha?

- Thi thoảng.

- Lại những chuyện của một thời trẻ dại?

- Có cái đẹp của một thời hồn nhiên một đi không trở lại. Và, đã biết thế nào là hơn?

- Ôi, thiếu một điểm tựa khoa học. Như “Ve sầu và kiến”. Như kinh thánh và các lý thuyết.

- “Ve sầu và kiến” thì tuân theo một quy luật khác. Còn kinh thánh và các lý thuyết... vẫn có cái phần bất tử của nó, cái hạt nhân hợp lý của nó.

- Ông vẫn tin vào những cái gọi là bất tử? Ít nhất thì cũng như đã tin: cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng quả đất lên.

- Lời và lẽ đều tuyệt, ông luôn luôn là một phát súng lặng lẽ. Thành thực đấy.. Tự ạ. Nhưng có lẽ nên dời thường hơn nữa

- Cũng có nghĩa là phải vượt lên trên cấp độ tam đoạn luận thông tục.

- Học sinh thật có diễm phúc nên mới được học ông, Tự ạ. Mình không mảy may lỡm cợt, mặc dầu gần đây, mình nhiễm thói xấu đó vô cùng nặng nề... Thấy học sinh ông chúng cắm cúi làm bài mà mình tủi cho mình.

Giọng Thuật chợt lặng im. Khuôn mặt rửa sạch những nét ngạo ngược, tàn ác. Chỉ còn lại những nét nhăn già nua, khổ ải, cũ nát. Tự bỗng thấy cần phải hạ mình:

- Cũng chua được như ý mình mong. Dấu hiệu của sự chín muồi về thẩm mỹ chưa rõ. Ngay cả ở những bài xuất sắc.

- Đòi hỏi hơn thế nào dược. Vả lại, chúng sẽ làm được cái quái gì, giả dụ chúng là những tài năng thật sự? Hút đi. Tự!

Từ chối điếu thuốc Thuật mời. Tự bỗng lại nghi ngờ cảm giác của mình. Thuật đã lại như một cái túi vừa lộn trái ra.

- Mình quên là ông không hút. Mình bây giờ một ngày một bao rưỡi.

- Không ích gì!

- Còn gì vui nữa?

Lặng lẽ, hai người chuyển dịch ra ngoài hành lang vắng vẻ. Cẩm từ văn phòng đi tới, rẽ vào buồng nhóm Hóa. Nắng ngoài sân chợt nhợt thếch. Những cành phượng đang im phắc bỗng dật dờ rung động

- Thì ra ông đã lên văn phòng ở với Thống lý Pátra?

- Điện đóm ở nhà kém quá!

- Sống thế nào?

Bình thường!

- Stresse. Lục đục? Ỉ eo? Đói khổ? Bán sách? Thế đấy! Cái cuộc đời kỳ lạ này! Chẳng chết ngay một lúc. Sống dở chết dở! Thoi thóp! Ngoắc ngoải! Vì nghi kỵ, trấn áp, đói rét... vì các lực cản. Phải nói rằng chúng ta đã bị lừa. Làm gì có cái chung, như lợi ích chung, chẳng hạn. Một xã hội như ý là một xã hội trong đó mỗi cá nhân đdược sống hạnh phúc. Chứ không phải...

- Thuật!

Cần phải nói mà Tự cảm thấy mình như buột miệng. Có cái gì đó rất kì quái vừa xuất hiện. Bầu không khí dồn ép quanh anh như vừa bị đánh tơi, rãn ra. Từ công trường, một đám bụi óng ánh như vàng xoáy tròn theo hình một cái phễu đang lặng lẽ di chuyển vào sân trường. Trong giây lát, cơn oi nồng như một bình khí ngưng đọng bịt kín bỗng như bật nút. Và những cành phượng rẫy lên nổi hứng bất thần khi cơn lốc nhỏ tới sân trường và bốc dần lên cao. Cơn lốc, có hình một con gió cụt đầu.

- Đời người thì có bò bến hạn định, mà cái cần biết thì vô bờ, Thuật ạ.

- Rất hay!

- Có những lúc cần hết sức tỉnh

- Tôi đang nói chuyện với một nhân vật lớn.

- Mọi câu chuyện đều cần có một véctơ giới hạn, Thuật ạ.

- Tôi hiểu chứ.

- Tagor nói: Nếu anh khóc mặt trời, anh sẽ mất các vì sao.

- Mình hiểu ý ông. Nhưng, Tự a, ông có cảm thấy là đang phải sống như một nghệ nhân xiếc, tức là phải cố vươn tới cái bất khả?

- Làm sao cưỡng lại được cái dòng chảy mạnh mẽ tự nhiên của chính mình?

- Vở kịch bắt đầu từ đó. Tự ơi, đừng ngắt lời mình.

Thuật bước sát tới cạnh Tự, riết róng bồn ngộn:

- Cách đây hơn mười năm khi đến thăm một giờ dạy của ông, mình đã nói gì, ông còn nhớ không? “Tự ơi, người thay đổi kiến trúc tâm hồn tôi…”. Đến nay những lời đó đối với mình, vẫn đúng. Hình ảnh ông ám ảnh mình. Ông là nhân vật lớn của một bi kịch lớn. Bi kịch của một bữa tiệc giang dở, một đám cưới không thành, một cuốn sách hay để lầm chỗ. Ông đẹp cao cả trong buồn đau. Mình mến mộ ông, tôn quý ông. Nhưng nói thật, mình không thể theo ông được. Trí thức Việt Nam hèn đi rồi, hèn từ Nguyễn Trãi kia. Đã về ở ẩn rồi lại ra làm quan. Nghĩa là dùng dằng giữa xuất và xử. Lạ thật, sao từ xưa tới nay không ai nói lên điều này nhỉ? Mình cũng hèn. Hèn vì không thoát ra được dục vọng. Nhưng, Tự ự có thấy không, hàng ngày chúng ta lên lớp, chúng ta làm một việc cao cả, nhưng lại hết sức vô lý. Trong một lớp học, có ba trình độ: giỏi, trung bình, kém. Chúng ta lấy số trung bình và kém làm đối lượng để từ đó đề ra nội dung, phương pháp giảng dạy. Chúng ta nghĩ rằng như thế là hợp lý, là nhân đạo. Nhưng mà như thế thì bao giờ mới đến cái thời mà mọi người sống, làm việc học hành không ai ngăn cản ai, không ai bị ai ngăn cản? Không ai bị ai gây sức ép, kể cả sức ép về tâm lý?

Chính Thuật mới là một nhân vật của bi kịch Sêchxpia đang cất cao bản độc thoại. Thuật là cơn lốc, là cơn gió cụt đầu. Thuật vừa tỉnh vừa rối loạn. Thuật xót xa và bất lực. Thuật không chỉ đáng khinh. Gạt đi cái bề ngoài nhiễu sự, cái hình sắc ma mãnh, thiếu thiện tâm, có thể tìm thấy ở ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi của con người này một khát vọng nhân văn.

Cơn gió cụt đầu ngoài sân trường đang mở rộng vùng quyền lực. Cái phễu vàng óng ánh lớn dần, ném rào rào cát bụi ra xung quanh, cây rung đảo trong một vũ điệu dị thường, hỗn mang. Cơn lốc ấy chính là tín sứ thiêng liêng của một trận giông gió và mưa rào từ hôm nay sẽ xuất hiện đều đều vào các buổi chiều.

Thấy cây trong sân trường ào ào nổi gió. Cẩm từ buồng chấm thi của nhóm Hóa bước ra cửa, đi dọc theo hành lang, mặt hoan hỉ khác thường.

Không thể ngờ đã xuất hiện một trạng huống éo le lúc đó. Quái gở thật! Chính lúc ấy, Thuật giật mẩu thuốc lá khỏi môi, trong một cử chỉ buồn nản tột cùng, vứt nó qua vai mình ra phía sau. Cẩm vừa bước tới. Mẩu thuốc lá đỏ lòe đã đóng trọn vai một mồi lửa ngẫu nhiên. Nó đáp trúng mặt Cẩm.

- Đồ chó! Đồ khốn

Xô cả tấm thân chắc nịch như chiếc cối đá lỗ tới. Cẩm giống như một con giông bất thần. Thuật quay lại, thần mặt lặng đi mấy giây. Cuộc đối mặt giữa hai người thật tình lúc này ngoài ý muốn của Thuật, thế nhưng nhất định là không thể tránh khỏi. Nó là hệ quả của những va chạm nhiều lần trước đây giữa họ. Nó là tiền định, là tất yếu.

- Mày bảo ai là đồ chó, hở thằng mõ?

- Mày! Mày là đò chó! Đồ chó đểu!

Tự bị đẩy sang một bên. Thuật chấp nhận đối đầu. Và Cẩm như đã có sự chuẩn bị, mặt càng đỏ, răng nghiến chèo chẹo:

- Đồ khốn! Cả một năm trời dạy dỗ bố láo, chỉ nhăm nhăm kiếm tiền làm giàu, gây bao tiếng xấu tổn hại đến thanh danh nhà trường. Làm khổ từ lãnh đạo đến học trò. Gây ai oán cho bao gia đình học sinh. Đã không biết điều, lại còn giở trò càn rỡ thế à!

Đó là lời kết tội Thuật đầy đủ nhất, thể hiện thật rõ tâm trạng Cẩm lúc này. Thuật, với kết quả bi đát của môn toán thi, rõ ràng là một tên tội phạm mà Cẩm không thể tha thứ. Cẩm có quyền trừng phạt Thuật và Thuật không được phép chống án.

Không thể ngờ lời kết án của Cẩm lại đạt dược hiệu quả đúng như Cẩm mong muốn. Đang hung hăng chống trả, Thuật bỗng sựng lại, thả nắm tay, co rúm lại. Rồi vừa yếu đuối, vừa hèn hạ, rên khe khẽ như van xin, để mặc Cẩm áp tới, túm lấy cổ áo, chẹn cổ họng bằng hai nắm đấm lớn và du giật một h

Từ văn phòng, không kìm được cơn tức hứng trước sự chuyển hóa của bầu không khí chiều hè, ông Thống nhảy ra sân, reo toáng:

- Cùng tắc biến. Biến tắc thông! Giông giải nhiệt rồi, bà con ơi!

Giữa tiếng gió giật, dập thoàng thoàng những cánh cửa tôn. Tự là một cơn giận dữ thật sự. Anh phắt lại, thét một tiếng và dùng đôi tay với toàn bộ sức lực, đẩy Cẩm, tách cái xác thịt nồng nặc ý muốn trả hận ra khỏi gã nạn nhân hèn hạ của nó.

Nhận ra sự quá trớn của hành động, Cẩm vội buông tay, quay đầu đi ngược trở lại phía văn phòng.

Lắc lắc cái đầu rối bù rũ rượi, Thuật khặc khừ, nhưng khi nhận thấy Cẩm đã bỏ đi, mối đe dọa đã không còn, liền chồm tới huơ hai cánh tay khẳng kheo trên không. rít khe khẽ:

- Cẩm! Cẩm! Thằng mõ! Mày dám hành hung ông hả? Mày chết với ông! Ôi anh em ơi! Bắt hộ tôi thằng mõ kia với!

Ông Thống đã cản được Thuật, Thuật rẫy:

- Buông tôi ra, ông Thống lý! Tôi quyết liều chết với nó đây. Chính nó và thằng Dương đã hại đời tôi. Lãnh đạo gì chúng nó. Chúng nó là Hitle, Pinôchê, Pôn Pốt, Sômôsa, Chun Đô Hoan, Xađát. Đuáctê. Vì chúng nó đầu cơ chính trị, phê xấu vào lý lịch tôi mà tôi hai lần trượt nghiên cứu sinh. Để bây giờ tôi thảm hại thế này. Ôi giời ôi, bọn lưu manh khoác áo đạo đức!

Ông Thống đẩy Thật, cao tiếng quát:

- Thày Thuật, thầy ngộ dại hay sao thế?

Thuật hơi lùi lại, vằn mắt, miệng nhễu bọt:

- Ừ, ngộ dại đấy! Điên đấy! Cụ Thống, cụ nhìn mắt tôi hộ xem. Mắt tôi hay mắt mượn, hả? Cụ Thống ạ, mua chó giống phải biết chọn con khôn, con thần cẩu. Tôi dùng mắt nhìn ra con thần cẩu. Huống hồ người. Cụ Thống ơi, chiếm hữu quyền lực là chiếm hữu khôn ngoan, tinh tế bằng mấy chiếm hữu tư liệu sản xuất ấy chứ.

Từ các buồng chấm thi, nghe tiếng Thuật gào và tiếng mưa rơi, các giáo viên ùa ra hiên. Nhưng, tất cả lại thụt vào, rồi thập thò nhìn ngó.

Mưa nặng hạt, ném chéo góc lạch tạch một đợt vào hàng hiên. Rồi như hẫng hụt, không gian im phắc.

Trong văn phòng hắt ra tiếng quay máy điện thoại như khoan vào không khí. Tiếp đó tiếng Dương ráo riết: “Công an quận đâu? Công an quận đâu?”.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx