Ba Cách Đạt trong tiếng A Rập có nghĩa trời ban cho. Ban đầu nó chỉ là một thôn xóm nhỏ của Tát San vương triều. Vị Calipha đời thứ hai là Cổ Pháp Nhĩ đã tốn mất thời gian bốn năm để xây dựng và biến nơi đây thành một đô thành phồn hoa. Có thể nói sự ra đời của Ba Cách Đạt chính là kết quả của những biến động chính trị ở trong và ngoài của A Bạt Tư vương triều. Trong quá khứ, mặc dù chính quyền trung ương của Ngũ Mạch Diệp vương triều đã bị tiêu diệt hoàn toàn, nhưng trên lãnh thổ bao la rộng lớn của quốc gia này vẫn có những người cực lực phản kháng vương triều A Bạt Tư. Chính vì vậy Đại Mã Sĩ hiển nhiên là không thích hợp cho việc làm thủ đô của vương triều A Bạt Tư mới. Hơn nữa vị Calipha của A Bạt Tư vương triều khi đó mới có ba mươi bảy tuổi lại bị chết vì bệnh đậu mùa. Cái chết đột ngột của hắn, đã dẫn tới một cuộc đấu tranh kịch liệt trong nội bộ để tranh đoạt ngôi vị: đệ đệ của vị Calipha quá cố là Cổ Pháp Nhĩ trước sau đã giết chết thúc phụ của mình là A Bặc Đỗ Lạp cùng với lãnh tụ của Hô La San là Ngả Bặc, rồi từ đó cướp lấy vương vị. Nhưng từ những hành động đó cũng dẫn tới việc nổ ra các cuộc khởi nghĩa quy mô lớn. Đô thành ban đầu của A Bạt Tư vương triều là Khố Pháp, nhưng nơi đây lại là tụ điểm tụ tập rất nhiều những kẻ phản kháng. Vì thế cho nên Cổ Pháp Nhĩ buộc phải tìm kiếm một vị trí mới để đặt đô thành của vương triều. Ông ta đã tìm kiếm rất nhiều nơi, cuối cùng chọn được Ba Cách Đạt.
Ba Cách Đạt ban đầu có tên là Hòa Bình thành, nó nằm ở hữu nạn của con sông Cách Lý Tư. Tốc độ xây dựng của đô thành này cũng rất nhanh chóng, chỉ trong vài năm nó đã hoàn thành, nhưng không vì thế mà qua loa đại khái, ngược lại Ba Cách Đạt còn được mệnh danh là một trong ba đô thành lớn nhất của thời đại bấy giờ, gồm có Trường An, Quân Sĩ Thản Đinh Bảo và Ba Cách Đạt. Đế quốc A Bạt Tư có lãnh thổ cực kỳ rộn lớn, phía tây trải dài tới tận Lê Ba Lý xa xôi, phía đông thì kéo đến tận Thổ Hỏa La. Và trung tâm thống trị trung ương tập quyền của cái quốc gia vạn dặm này đã nằm ở Ba Cách Đạt.
Quân đội của A Cổ Thập đã tới nơi. Hắn hạ lệnh cho quân sĩ đồn trú ở bên ngoài thành. Còn bản thân mình thì dẫn theo hơn một trăm tên người hầu cùng với Thôi Diệu tiến thẳng vào đô thành phồn thịnh nhất của đế quốc A Bạt Tư – Ba Cách Đạt.
Đây là một tòa thành trì hình tròn, vì thế Ba Cách Đạt còn có tên gọi khác là Đoàn thành (thành hình tròn). Về kiến trúc, tổng thể Ba Cách Đạt được chia thành hai bộ phận: nội thành và ngoại thành. Cả nội thành và ngoại thành đều được dùng gạch để xây dựng nên. Bên trong nội thành có Tử Cấm Thành, tường xây cao vút tưởng như vươn tới tận mây xanh. Nó cùng với cung thành của Đại Đường ở kinh đô Trường An tạo thành thế nam bắc đối lập. Và dĩ nhiên cung điện của Cáp Lý sẽ nằm ở vị trí của trung tâm đô thành này rồi. Đây là một quần thể cung điện hình tròn, cùng với thành nội và thành ngoại tạo thành ba vòng tròn đồng tâm lấy cung điện của Calipha là tâm điểm mà mở rộng ra các hướng. Có bốn cửa cung thông ra các hướng đông, tây, nam, bắc bằng bốn con đường thẳng tắp, rộng rãi. Trên cao nhìn xuống trông chúng như những chiếc nan hoa của bánh xe bắn thẳng về các góc của đại đế quốc này.
Thôi Diệu cùng với đoàn người A Cổ Thập tiến nhập vào Ba Cách Đạt bằng cửa bắc. Vừa mới đặt chân vào thành, những tiếng la hét ầm ĩ, những âm thanh náo nhiệt đã đạp vào mắt vào tai của Thôi Diệu. Trên con đường cái, dòng người nối đuôi nhau như mắc cửi, nhiều đội lạc đà đến đây buôn bán, những tiểu thương đứng đầy hai bên đường. Bọn họ trao đổi buôn bán các loại mặt hàng. Không khí thật náo nhiệt sôi động. Ở xa xa, có một cái mộc đài khổng lồ được dựng lên để làm nơi buôn bán đầy tớ và nô lệ. Thôi Diệu từ xa có thể mơ hồ nhìn thấy những người nô lệ da đen bị buôn bán ở vùng Hạ Ai Cập, nay đang được đấu giá. Bên cạnh đó là một cái nhà thờ của đạo Islam, nó rất to lớn hùng vĩ. Dưới ánh sáng mặt trời rạng rỡ tòa nhà thờ đó lại càng thêm lấp lánh.
“Đây là ngoại thành của ba Cách Đạt, bình thường các thương nhân khi tới đây đều nghỉ lại ở chỗ này. Sinh sống ở ngoại thành này có ba mươi vạn người. Đồng thời cũng là nơi là nơi thường xuyên diễn ra những cơ hội, những vụ làm ăn lớn cũng như rất nhiều tài phú tiền bạc” Mục Tháp dùng tiếng A Rập giới thiệu một cách thật đơn giản cho Thôi Diệu về cái thành thị to lớn này. Hiện tại ông ta vừa là quản gia, vừa là tùy tùng của Thôi Diệu. Vị lão thương nhân Túc Đặc này đã đặt tất cả tương lai của gia tộc mình lên người của chàng trai trẻ mang thân phận quý tộc Đại Đường này.
Trừ số lượng nhân khẩu đông đảo và kiến trúc thành trì to lớn hùng vĩ, còn về mặt phong tục thì cũng không có gì khác biệt so với những thành thị khác của Đại Thực mà Thôi Diệu đã từng đi qua. Bản thân Thôi Diệu dù mới đặt chân đến đây nhưng cũng không quá ngạc nhiên hay choáng ngợp gì cả. Mặc dù hắn cũng có chút hứng thú với kiến trúc hùng vĩ to lớn của nơi này nhưng trong đầu hắn không thể không có sự so sánh đối chiếu nó với kinh thành Trường An. Tuy Ba Cách Đạt cùng với Trường An được gọi những tòa thành chứa được người của các thiên hạ. Nhưng nói thế nào chăng nữa thì về kích thước cũng như dân số cũng còn thua kém Trường An nhiều lắm.
Nghe Mục Tháp giới thiệu một cách lưu loát và tường tận như vậy, Thôi Diệu cười cười hỏi: “Dường như Đại Thúc đối với nơi này rất quen thuộc thì phải. Phải chăng trước đây thúc thường hay lui tới nơi này?”
Mục Tháp cười ha hả một tiếng:” Ta đã từng sinh sống ở đây năm năm. Ở chỗ quảng trường phía tây kia ta còn có một căn nhà nữa, đến bây giờ vẫn đóng cửa để không đấy. Nếu có cơ hội nhất định ta sẽ dẫn cậu tới thăm”
Đi tiếp được chừng năm dặm, bọn họ đã tiến vào bên trong của thành nội. Thành nội là là nơi các quý tộc, quan lại và những kẻ có tiền ở các địa phương về cư trú. Đồng thời đây cũng là nơi tập trung các cơ quan của chính quyền trung ương ở A Bạt Tư vương triều. Nếu kiến trúc ở thành ngoại lộn xộn, bất quy tắc, thì thành nội lại hoàn toàn trái ngược lại, kiến trúc của nó rất chỉnh tề, các tòa tháp, tòa thành nhỏ được xây dựng một cách có quy củ, tiếp giáp nhau. Các nóc nhà phần lớn được xây dựng theo kiến trúc mái vòm hình tròn kiểu Y Tư Lan(Islam). Những con đường tuy rộng rãi nhưng lại hết sức thưa thớt những người đi đường. Thỉnh thoảng mới có một chiếc xe ngựa được sơn son rát vàng lộng lẫy chạy qua. Ở phía xa xa có thể nhìn thấy những tòa dinh thự được xây dựng với quy mô lớn. Đó là có thể là Thư viện quốc gia, là Tổng cục thuế quốc gia, hay là một nhà thờ của đạo Islam …
Tiến vào bên trong thành, không khí buôn bán xô bồ của các thương nhân ở thành ngoại đã hoàn toàn biến mất. Thay vào đó là không khí uy nghiêm của một đại đế quốc. Trên các con đường, đâu đâu cũng thấy những đội quân cận về của Calipha đi tuần tra. Bọn họ đội giáp trụ màu đen, trên người mang Tỏa Tử giáp (loại áo giáp đùng các khuyên sắt đan dày lại với nhau), vũ khí thì là chiến phủ hoặc là trường mâu, trên lưng còn khoác thêm cả khiên. Bọn họ cưỡi những những con chiến mã tốt nhất, tạo thành đội hình đi tuần tra. Khi gặp bọn người A Cổ Thập những binh lính này đều khom người kính cẩn cúi chào vị thân vương này.
Kiến trúc của thành nội so với thành ngoại cũng không lớn lắm. Bọn họ đi không bao lâu đã tới trước cổng của Tử Cấm Thành. Từ cửa lớn của Tử Cấm Thành nhìn vào bên trong có thể mơ hồ nhìn thấy vương cung trứ danh của Calipha. Phần mái của vương cung mà xanh lục, nó được thiết kế theo kiểu hình vòm. Và ngay tại phần đỉnh mái ấy có một bức tượng của một kỵ sĩ cưỡi ngựa, cầm trường mâu. Kỵ sĩ thì hùng dũng, con ngựa thì như đang phi thẳng lên trời. Khí thế của pho tượng rất lẫm liệt.
Cửa thành được canh phòng rất nghiêm ngặt, có hơn một ngàn tên lính thủ vệ được phân bố ỏ hai bên cổng thành. A Cổ Thập khoát tay áo ra lẹnh cho tất cả mọi người xuống ngựa. Sau đó hắn bước nhanh lên phía trước, trao đổi với quan quân giữ thành vài câu. Và ngay sau đó tên lính gác cổng lập tức chạy vào trong vương cung để bẩm báo với Calipha.
Trong vương cung của mình, Calipha Lạp Hy Đức đang nổi giận đùng đùng. Ông ta tay lăm lăm cây kiếm cứ thế là đâm chém loạn xạ đồ đạc ở trong cung điện.. Ngay cả một chiếc bàn làm từ gỗ trầm hương mà ông ta vốn rất yêu quý cũng đã bị ông ta tức giận mà chém cho nát bét. Mấy tên thái giám và cung nữ hầu hạ ở đó, tên nào tên nấy sợ hãi run như cầy sấy đứng nép mình góc tường. Duy chỉ có một viên quan đại thần đang nghiêm túc đứng nhìn sự trút giận của Lạp Hy Đức. Ánh mắt của ông ta bình tĩnh và nhẫn nại, đang chờ đợi Calipha bình thường trở lại.
Sở dĩ Lạp Hy Đức nổi giận như vậy là bởi vì ông ta vừa mới nhận được một tin tức, đó là trước đây Hồi Hột đã đáp ứng sẽ cùng với Đại Thực cùng liên minh để tấn công Bắc Đình. Nhưng hiện tại Trung Trinh Khả Hãn của Hồi Hột đã nuốt lời, rút quân trở về Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý. Chiến dịch Toái Diệp vốn đã được ông ta cố công hoạch định một cách hoàn mỹ: Tấn công Bắc ĐÌnh để kiềm chế viện quân của Đại Đường, và dĩ nhiên từ đó sẽ tạo thế có Đại Thực ở mặt trận Toái Diệp. Thế nhưng, đùng một cái Hồi Hột phản ngôn, nuốt lời. Còn hai vạn quân của ông ta căn bản là không làm nên cơm cháo gì cả. “ Tô Nhĩ Mạn chết tiệt, lão đã hứa với ta như thế nào hả?” Lạp Hy Đức vô cùng tức giận, ông ta nguyền rủa cái tên người Ba Tư vô dụng kia.
@by txiuqw4