sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 13: Lễ Phong Tước Hoa Sơn Quân

Lý công tử gửi lên kinh đô hai chiếc hòm trong số nhiều hòm bảo vật quý giá mang theo khi rời Tổ quốc ra đi. Một hòm để tiến dâng lên đại vương Cao Tông, một hòm nữa để kính biếu Thôi đại giám.

Quan huyện đã ra cửa hàng ngoài chợ để mua hai tấm lụa lớn gói hai hòm bảo vật.

Hòm bảo vật được gói bọc cẩn thận. Sáng hôm sau, Hoàng thúc theo quan huyện đi về phía Tấn dương phủ nằm ở cửa đông kinh thành.

Ngày hôm ấy vẫn còn giữa mùa hè nóng nực. Mới buổi sáng trời đã nắng chang chang như thiêu như đốt.

Từ sáng, Tấn dương hầu Thôi đại giám đã triệu tập các tướng lĩnh và quan viên lớn nhỏ của văn phòng chính sự để lo liệu chu đáo lễ tấn phong tước vị cho Hoàng thúc.

Thông thường lễ nghi nhà nước được tiến hành tại Tấn dương phủ, nhưng trường hợp của Hoàng thúc thì theo lễ nghi cung đình, được cử hành tại cung điện nhà vua.

Theo sự hướng dẫn của quan huyện Ủng Tân, Hoàng thúc bước vào Tấn dương phủ và sau đó theo hướng dẫn của các quan chức trong phủ đường, Hoàng thúc vừa định tiến thêm mấy bước nữa thì Tấn dương hầu Thôi đại giám đã bước ra nghênh tiếp. Nhờ có quan huyện Ủng Tân rỉ tai mách nhỏ, Hoàng thúc biết đó là Thôi đại giám bén lễ phép vái chào trình diện.

- Bản nhân tên là Lý Long Tường, gặp bước không may nên đến nương nhờ quý quốc, được Thôi đại giám dành cho nhiều ơn đức. Bản nhân rất biết ơn. Nghe lời quan huyện Lý, bản nhân đã xin đến đây. Dù biết như vậy là quá đường đột vô lễ, bản nhân cũng cố mạo muội đến xin gặp Tấn dương hầu đại giám, dám mong đức quan bỏ quá.

Quan đại giám Thôi Di đáp lại với nét mặt nghiêm trang:

- Hoàng thúc quá khiêm nhường. Ngược lại về phần mình, chúng tôi nghĩ rằng đất nước chúng tôi đã có vinh dự được đón tiếp một vị khách quý có từ tâm. Trên đường đến với đất nước chúng tôi từ xa xôi muôn dặm, Hoàng thúc đã có công lớn dẹp tan bọn cướp biển Chu Nhật Thường. Không những bản thân tôi mà cả đức đại vương đều hết sức vui mừng trước điều đó.

Hoàng thúc và Thôi đại giám cúi người chào nhau, hai bộ áo mũ lễ phục to sụ cũng nâng lên cúi xuống theo.

Thôi đại giám đứng lên trước mời Hoàng thúc ngồi vào chỗ xong, Thôi đại giám bèn kể lại tỉ mỉ câu chuyện nằm mơ của đức vua Cao Tông và những nội dung mà quan huyện Ủng Tân đã báo cáo lên và nói:

- Để Hoàng thúc có thể sống lâu dài trên đất nước chúng tôi cần phải trao tước vị và phong cấp thực ấp cho Hoàng thúc. Do đó hôm qua, tôi đã lên bệ kiến đức vua và tâu với đức đại vương về việc này. Do đó Hoàng thúc đã được cấp thực ấp và phong tặng tước vị. Tại buổi hành lễ hôm nay, đức đại vương sẽ đích thân đến dự và phong tặng.

Hoàng thúc vô cùng cảm kích trước sự tiếp đón cực kỳ thân thiết như thế này, đã xóa đi những mặc cảm bấy lâu trong lòng.

- Xin lạy ơn phúc đức. Một tấm thân bèo bọt mà làm cho đức đại vương phải bận tậm, làm cho đức đại giám phải nhọc nhằn, thật không biết phải thưa thế nào cho phải.

Lúc ấy quan huyện Ủng Tân bước lên phía trước, đặt hai hòm bảo vật trước mặt Thôi đại giám.

- Bẩm quan đại giám, Hoàng thúc có chút lòng thành xin mang đến hai hòm bảo vật và có lời thưa rằng: một hòm để tiến dâng lên đức đại vương, một hòm nữa xin kính biếu quan đại giám.

Thôi đại giám nhìn hòm bảo vật thốt lên:

- Ấy, sao lại thế. Hoàng thúc gửi cho lễ vật… thế này thì chúng tôi áy náy quá.

Quan đại giám thực sự tỏ vẻ áy náy. Hoàng thúc hiểu được nỗi lòng của Thôi đại giám, nên cũng có phần hơi ngượng.

- Thật lấy làm xấu hổ với quan đại giám. Chút ít vật mọn vô tình mang theo lúc từ giã cố quốc, dám mong quan đại giám hiểu cho đây chỉ là biểu hiện cho tấm lòng thành của bản nhân và nhận cho. Cũng xin quan đại giám giúp tâu lên đức đại vương để đức đại vương ngự nạp cho. Được như vậy bản nhân rất lấy làm vinh dự.

Lúc này một quan chức của văn phòng chính sự đến trước Thôi đại giám thưa:

- Bẩm quan đại giám, việc chuẩn bị cho cuộc hành lễ hôm nay đã xong, xin mời xuất phát.

- Được!

Thôi đại giám nhìn sang Hoàng thúc và mời:

- Xin mời Hoàng thúc đến dự cuộc hành lễ.

- Xin đa tạ.

Thôi đại giám và Hoàng thúc đứng dậy, bước ra ngoài.

Các chức sắc quan võ cùng các chức sắc quan văn gồm trên mấy trăm người mặc các trang phục với nhiều màu sắc đỏ, xanh, vàng rực rỡ đứng xếp hàng ở sân trước cửa Tấn dương phủ. Họ là những quan viên hôm nay được mời về đây để tham dự buổi hành lễ.

Bên dưới chín bậc thềm của Tấn dương phủ đã đặt sẵn hai chiếc kiệu tám người khiêng khổng lồ được thêu bằng hai màu xanh đỏ. Thôi đại giám và Hoàng thúc bước đến bậc thềm cuối cùng, các lính lệ mở cửa kiệu đứng sẵn liền mời Thôi đại giám vào kiệu trước, mời Hoàng thúc vào kiệu sau. Tám người lính khiêng mặc quần áo sặc sỡ, theo hiệu lệnh đưa kiệu lên vai từ từ đi về phía cung điện nhà vua. Phía sau hai chiếc kiệu tám người khiêng là các quan viên lớn nhỏ đi theo cùng.

Làn sóng người tấp nập trên đường phố kinh đô, chẳng kể già trẻ trai gái đều xúm lại xem Hoàng thúc Lý Long Tường của nước Đại Việt. Họ đứng dọc hai bên đường cái lớn dẫn đến cung vua, háo hức chồm ra mặt đường để được xem tận nơi. Mỗi khi thấy chiếc dùi sáu cạnh của lính vệ sĩ huơ tới, họ lại giạt ra. Những anh lính lệ đứng ở phía trước, mỗi khi thấy đám rước đi qua, bèn nheo mắt hô lớn:

"Hoàng thúc nước Đại Việt đã đến!"

Theo hiệu lệnh đó mọi người đều cúi mình kính lễ.

Ngồi trong kiệu, nhìn thấy quang cảnh ấy, Hoàng thúc hết sức cảm kích.

Các quan chức và thị dân, tất cả đều mặc những bộ quần áo rất chỉnh tề, trắng muốt như ngọc, thể hiện phẩm chất thanh cao. Từ dáng đứng đến các cử động, họ đều rất từ tốn, trật tự nề nếp, trông khác nào một bức tranh.

Bản thân ngồi kiệu mà còn vã mồ hôi, chỉ muốn trút bỏ bộ quần áo phiền toái này đi, thế mà quốc dân ở đất nước này từ quan đến dân nhất nhất đều mặc áo đội mũ chỉnh tề mới chịu được.

Hoàng thúc tự nhủ: "Nước Cao Ly quả là đất nước của lễ nghi."

Cuối cùng đám rước đã đến cung điện nhà vua. Tại phòng khánh tiết đã tề tựu đông đủ hầu hết bá quan văn võ của triều đình. Nhà vua chưa đến, các quan chức Bộ Lễ mặc những bộ quần áo sang trọng ra tiếp Hoàng thúc.

Buổi lễ ngày hôm ấy do quan Lễ bộ thượng thư Triệu Thành Tam đảm trách. Ông tự mình chạy đây chạy đó tiến hành các thủ tục lễ Tân trong phòng khánh tiết. Mệnh lệnh của ông thể hiện qua hoạt động của đôi tay đôi chân của ông. Các quan viên Bộ Lễ đều dựa vào đó răm rắp làm theo.

Cung vua đồ sộ cao to bao gồm nhiều lớp cửa, được gọi là Cung điện chín lớp, ánh nắng không thể xuyên vào được bên trong, nên giữa mùa hè nóng nực vẫn mát mẻ dễ chịu.

Bên dưới ngai vàng của đức vua và hoàng hậu đã bố trí một ngự tọa rực rỡ sang trọng trên một lễ đài năm bậc mới làm xong.

Lễ đài năm bậc này được bọc bằng gấm và bốn phía đều có vẻ tranh.

Có lẽ do cao kiến của Thôi đại giám, một nhà thư pháp giỏi nhất đương thời, nên đã tạo ra khung cảnh một buổi hành lễ nơi cung vua biểu trưng cho giấc mơ của hoàng đế Cao Tông.

Mặt phía đông của ngự tòa là hình cây tùng lớn, phía nam là hình con hạc, phía tây vẽ một bức tranh sơn thủy thể hiện một tài năng nghệ thuật điêu luyện.

Theo hướng dẫn của quan thị lang, Hoàng thúc ngồi vào phía trước lễ đài.

Buổi nghi lễ hôm nay, chỉ các quan chức trong nội cung và các quan viên từ tứ phẩm trở lên mới được dự, thế mà phía trong cung điện nguy nga đồ sộ kia đã kín hết chỗ.

Một chốc sau, từ phía ngoài cửa đông của cung điện, có ba tiếng chuông lớn "boong, boong, boong" gióng lên. Cùng với ba tiếng chuông là ba tiếng trống cũng vang lên. Bên trong cung điện, tất cả mọi người đứng nghiêm, lúc này, những người lính vệ sĩ đứng chờ ngự giá của đại vương bên trong cung điện hô to:

"Đức đại vương đã đến."

Tất cả bá quan văn võ trong cung điện đều cúi rạp người kính lễ. Theo sự hướng dẫn của các thị nữ hai bên tả hữu, đức vua và hoàng hậu bước lên ngai vàng.

Ngai của đức vua và hoàng hậu cao mười hai bậc. Quan Tấn dương hầu Thôi đại giám ngồi ở bậc thứ chín bên dưới bèn đứng dậy bước đến chỗ đức vua phụng tâu mọi thủ tục lễ tiết hôm nay.

Đặc biệt có hòm bảo vật của Hoàng thúc tiến dâng lên đại vương đã được Bộ Lại thẩm tả và lập bảng kê các lễ vật có mang chữ ký và dấu triện: "Đại Việt quốc Hoàng thúc Lý Long Tường".

Hòm bảo vật đã được trực tiếp tiến dâng vào nội cung. Bảo vật đại để gồm các loại trân châu, bảo ngọc mà phụ nữ thường mơ ước. Thôi đại giám nói khẽ những gì đó với đại vương Cao Tông, và đại vương theo sau Thôi đại giám bước xuống bên dưới. Theo sau đức vua là tướng Khương Lai Quán, tổng quản ngự lâm quân, làm nhiệm vụ bảo vệ đức vua Cao Tông, càng tôn thêm uy phong của đức vua.

Đức vua bước xuống hết mười hai bậc lại được Thôi đại giám hướng dẫn bước lên lễ đài năm bậc từ phía đông là phía có vẻ bức tranh để ngồi quay mặt về phương nam. Còn Thôi đại giám ngồi ở vị trí trước mặt đức vua, chếch về hướng tây, mặt quay về hướng bắc.

Theo hướng dẫn của Trịnh thượng thư Bộ Lễ, hoàng thúc nước Đại Việt Lý Long Tường bước lên lễ đài từ phía nam, nơi có vẽ bức tranh con hạc, ngồi đối diện với đức vua Cao Tông. Từ hai bên tả hữu, các cung nữ chắp tay giơ lên cúi đầu thi lễ.

Trong cung điện im phăng phắc. Chỉ một mình hoàng hậu ngồi trên bảo tọa cao ngất nhìn xuống quang cảnh trang nghiêm bên dưới.

Với giọng nói trầm lắng, đức vua Cao Tông mở đầu buổi lễ:

- Hôm nay cùng với quần thần bá quan văn võ gặp gỡ Hoàng thúc nước Đại Việt Lý Long Tường, trẫm chân thành hoan nghênh Hoàng thúc và thực sự vui mừng trước việc Hoàng thúc sang chung sống trên đất nước của trẫm. Hoàng thúc không quản ngại đường xá muôn dặm, đã tìm đến đất nước Cao Ly chúng tôi. Hoàng thúc từ lâu đã hâm mộ đất nước chúng tôi, nghĩ về đất nước chúng tôi với một mối tình cảm tốt đẹp, tin rằng nơi đây là đất nước của những vị thánh hiền phương đông và đã học biết được ngôn ngữ của đất nước chúng tôi. Như vậy là Hoàng thúc đã có đủ những điều kiện để sống chan hòa với chúng tôi. Xem xét từ nhiều mặt có thể chung sống hòa hợp với nhau như vậy, trẫm chiếu theo những luật lệ dựa trên những quy định về hoàng thất của đất nước trẫm, nay tấn phong tước vị Hoa sơn quân cho Hoàng thúc nước Đại Việt Lý Long Tường và tước vị Bình hải quân cho Lý Quân Tất trước sự chứng kiến của quần thần. Mặt khác, ở đất nước của trẫm, theo thông lệ từ xưa, đã có tước phải có lộc, cấp lộc đi đôi với phong tước. Vậy nay trẫm cấp thực ấp là vùng đất của triều đình ở Ủng Tân, coi đó như thuộc lộc để cả những người trong tộc họ của Hoa sơn quân có thể sống đầy đủ.

Đại vương Cao Tông long trọng phát biểu trao tặng tước vị vừa dứt, Hoa sơn quân vô cùng cảm kích bái tạ đức vua.

- Kẻ hạ thần tài hèn sức mọn vô cùng xúc động được bái kiến đại vương Cao Tông của đại Cao Ly quốc, lại được đại vương ban cho niềm vinh dự lớn lao như thế này, khiến kẻ hạ thần chẳng biết nói gì hơn, chỉ xin cúi đầu lạy tạ đức đại vương tại nơi ngự tiền, kẻ hạ thần sau này sẽ cùng với tất cả các vị đại quan tận trung báo quốc.

Hoa sơn quân nói tiếng Cao Ly lưu loát như nước chảy không chút ngập ngừng khiến đức vua và các quần thần có mặt trong buổi lễ vô cùng thán phục. Hoàng hậu An Huệ một mình ngồi trên ngai vàng nhìn xuống quang cảnh buổi lễ cũng rạng rỡ tươi cười, tỏ vẻ hài lòng.

- Hoa sơn quân nói tiếng Cao Ly, phát âm rất đúng, thật là tuyệt vời! Trẫm vui mừng được trời ban cho một nhân tài quý hóa.

Đại vương cầm lấy ngự bài và các văn tự xác nhận việc trao tước vị và thực lộc ở ngự tiền trao cho Thôi đại giám. Thôi đại giám đưa hai tay cầm lấy và chuyển cho Hoa sơn quân.

Hoa sơn quân đón nhận tước lộc, bước ba bốn bước đến trước nhà vua cúi đầu bái tạ.

- Đức đại vương đã quá hậu đãi, ban cho hạ thần tước lộc nhiều thế này. Ơn đức trời biển này kẻ hạ thần biết lấy gì đền đáp.

Lúc này các thị nữ bưng ra chiếc bình ngự tửu, một đặc sản của đồ sứ Cao Ly nổi tiếng với những chén vàng lớn đặt trước ngự tiền.

Đại vương cầm lấy chiếc bình ngự tửu, và nói:

- Hoa sơn quân lên đây, trẫm muốn ban cho Hoa sơn quân một chén rượu.

Hoàng thúc cúi đầu xuống sát đất, kính cẩn thưa:

- Xin đội ơn đức của đại vương.

Hoa sơn quân quá xúc động, không sao nhấc nổi người. Đức vua hiểu được nỗi lòng của Hoa sơn quân, bèn truyền cho các thị nữ đứng bên cạnh:

- Các ngươi hãy đưa Hoa sơn quân lên đây!

Theo lệnh truyền của đức vua, các cung nữ vội chạy xuống xốc nách dìu Hoa sơn quân lên trước ngự tiền.

Hoa sơn quân vừa tới nơi, đại vương Cao Tông bèn nhấc bình ngự tửu lên.

Các cung nữ lặng lẽ trao cho Hoa sơn quân một chén vàng.

Đại vương định rót rượu ra chén thì ống tay áo long bào vướng vào chén rượu. Các cung nữ vội lấy hai tay đỡ lấy ống tay áo.

- Kẻ hạ thần xin bái tạ đức đại vương.

Hoa sơn quân hai tay cầm lấy chén rượu nâng lên, mặt quay về hướng bắc, uống cạn.

Các cung nữ bắt đầu hát theo điệu nhạc cung đình:

Tiếng nhạc tươi vui hòa cùng với lời ca chuốc rượu lan khắp không gian cung điện, tạo nên đỉnh cao của sự hài hòa ca ngợi sự gắn bó đức vua với các quân thần. Lời hát đó cũng vượt qua các lớp cửa của cung điện nguy nga, lan tỏa khắp xứ kinh kỳ, ngợi ca sự hòa hợp giữa quan với dân.

Hoa sơn quân rất đỗi cảm kích, không ngăn được tình cảm trung hiếu trào dâng lên trong lòng mình.

Nếu anh linh của các đấng tổ tiên bao đời đến được nơi đây, nhìn thấy cảnh cháu con đang hòa hợp cùng muôn dân của đất nước Cao Ly này, chắc hẳn cũng thỏa lòng nơi chín suối…

Lúc này, Thôi đại giám đến trước đức vua Cao Tông thì thầm tâu lên điều gì.

Đức vua tỏ vẻ hài lòng, bèn hạ lệnh cho Khương tướng quân là tổng giám ngự lâm đang đứng ở phía sau.

Quan tổng giám ngự lâm dõng dạc hô lớn:

"Đức đại vương có lệnh truyền quan huyện ủng Tân Lý Hoàn Khuê lên trước ngự tiền chờ lệnh!"

Quan huyện Lý của sứ ủng Tân mới là quan chức ở hàng ngũ phẩm, chưa đủ tư cách tham dự buổi hành lễ, nhưng theo sự chỉ bảo của quan đại giám Thôi Di, đã đến đứng ở vị trí sau cùng của hàng ngũ các quan, hồi hộp chờ đợi. Nghe lệnh đức vua truyền xuống, quan huyện vội rẽ đám đông, cung kính bước lên lễ đài. Vừa đến trước ngự tiền, quan huyện sợ quá, quỳ xuống sụp lạy, ríu cả lưỡi.

- Muôn tâu đức đại vương, kẻ hạ thần là quan huyện ủng Tân Lý Hoàn Khuê, xin đợi lệnh đức đại vương.

Quan huyện chỉ nói được có vậy rồi lắp bắp những gì một mình không ai nghe rõ.

Đức vua nhìn xuống quan huyện với nụ cười hiện trên nét mặt.

- Nào, nhà ngươi hãy ngước đầu lên nhìn trẫm đi!

Quan huyện ủng Tân khó nhọc lắm mới dám ngước đầu lên báo kiến đức vua.

- Kẻ hạ thần xin bái yết đức đại vương.

Qua việc đề cử của quan đại giám Thôi Di, đại vương Cao Tông cứ tưởng đâu là quan huyện là người chính trực, cảm đảm, có đủ nhân cách để đảm đương công việc trị an với chức vụ án sát ở An Tây đô hộ phủ, nay gặp mặt, nhà vua cảm thấy phong thái quan huyện quá yếu đuối nên có ý muốn nhìn lại gương mặt quan huyện.

Còn quan huyện ủng Tân, khi nghe lệnh đức vua bảo ngước mặt lên, bỗng giật nảy mình, cứ thế ngửng mặt thét to chẳng kịp suy nghĩ gì. Không ngờ lời thưa đó của quan huyện lại tạo nên phản ứng tốt, đức vua tỏ vẻ an tâm, nhìn lại diện mạo quan huyện, quả đúng là con người có đức độ, khí thế.

- Tấn dương hầu Thôi đại giám cũng đã có lời tâu lên với trẫm về việc thăng chức cho quan huyện… Việc quan huyện gặp Hoa sơn quân, và xử lý mọi việc một cách chân thành tận tụy khiên trẫm rất đỗi vui mừng. Sách xưa có viết rằng: "Việc chọn người hiền ra giúp nước là một việc tốt mà chỉ có những người hiền mới làm được. Ai cũng bảo có thiện nói ác, có ác nói ác. Song phân biệt cho được cái thiện và cái ác là một điều cực kỳ khó khăn. Người ta chỉ biết căn cứ vào tình hình của riêng mình để bày đặt ra các chế độ khoa cử hoặc làm những điều gây tổn thương cho người khác. Những việc như vậy đã diễn ra không phải chỉ một đôi lần. Còn quan huyện thì giữ nghiêm phép nước, thừa hành công việc tốt, nên hôm nay đất nước mới thu nhận được người tài Hoa sơn quân. Công lao của quan huyện là lớn đó. Do vậy, trẫm đặc cách thăng chức cho quan huyện ủng Tân Lý Hoàn Khuê từ hàng ngũ phẩm lên hàng tam phẩm, làm án sát sứ ở An Tây đô hộ phủ".

- Muôn tâu đức đại vương, kẻ hạ thần chỉ sợ không đảm đương nổi chức vụ quá lớn lao.

Lúc đầu quan án sát sứ định nói một câu gì đó, nhưng cứ lúng búng mãi trong miệng không nói ra được thành lời. Nhưng sau này có lẽ do cảm động được thăng quan tiến chức, nên đã phát biểu được một câu như vậy.

Đức vua trao cho quan đại giám Thôi Di chiệc ngự bài án sát sứ của An Tây đô hộ phủ, quan Tấn dương hầu đỡ lấy trao lại cho án sát sứ Lý Hoàn Khuê.

Buổi hành lễ đên đây kết thúc, đức vua lại lui về nội cung. Tất cả bá quan văn võ đều đến chúc mừng Hoa sơn quân.

Các nhân vật có tên tuổi đương thời như phủ sư Khu mật viên Thôi Hương và tướng quân Trịnh Hưng Ưu… tất cả đều đến chào Hoa sơn quân. Ngày hôm ấy sau khi kết thúc buổi lễ, mọi người tấp nập chuẩn bị để hôm sau rời khỏi kinh thành được sớm sủa.

Thời bấy giờ, đối với mỗi chuyến đi của những người có tước vị được triều đình phong cho hoặc những người làm quan to, phía trước phía sau kiệu đều cắt đặt lính đi kèm và một đội nhạc kèn hoặc sáu người hoặc mười hai người, gọi là phong nhạc để tấu nhạc suốt chuyến đi.

Chuyến đi của Hoa sơn quân cũng được bố trí như vậy và hợp lưu đi cùng với chuyến đi phó nhiệm của án sát An Tây đô hộ phủ nên quy mô càng đồ sộ, hình thức càng long trọng. Thôi đại giám đã có chỉ thị đặc biệt phải bảo vệ tốt Hoa sơn quân.

Án sát sứ Lý bố trí một chiếc kiệu chuyên dùng cho Hoa sơn quân. Sau khi hoàn tất mọi công việc chuẩn bị cho chuyến đi của Hoa sơn quân, ông cũng khẩn trương lo liệu để về Ủng Tân.

Chuyến đi của Hoa sơn quân phải mất ba ngày mới về đến ủng Tân. Ông già họ Trịnh cũng với Lý công tử và Tiêu Vĩnh Vạn hớn hở ra đón tiếp.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx