sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 15: Quân Mông Cổ Gây Nạn Binh Đao

Thời gian qua Hoàng thúc phải sống trong cảnh quạnh hiu dài lê thê nơi đất khách quê người xa lạ. Nhưng nhờ có vua quan và thần dân nước Cao Ly hết lòng thương yêu quý mến và đùm bọc, nên Hoàng thúc đã lập được gia đình mới, làm lại cuộc sống mới, bắt đầu bước xuất phát mới một tâm trạng mới.

Cuộc sống mới đó cùng với tháng năm đã trôi qua nhanh chóng như một chiếc đèn kéo quân. Không thể có hiện tại mà không có quá khứ, cũng như không thể có tương lại nếu không có hiện tại. Lòng con người ta cũng dễ quên đi những việc đã qua. Thực ra, thời gian dù có trải qua mấy vạn năm đi nữa, quy luật chuyển động của mặt trời mặt trăng và quả đấy vẫn không sai một ly, cho nên ngày nào cũng giống ngày nào. Có điều, mọi vật chất đều có chủ riêng, của người là của người, của ta là của ta, không thể tự tiện chiếm đọat của cải của người khác. Song đối với mặt trời, mặt trăng và cảnh sắc của núi non đồng nội thì mọi người chúng ta đều có thể tai nghe mắt thấy, thỏa lòng tận hưởng, không ai dám ngăn cấm. Nguồn vật chất thiên nhiên bất tận đó lại gắn liền với cuộc đời của con người nhỏ bé đang sống trong đó.

Lại nói về nước Tống, từ thờ hòang đế Cao Tống trở đi, sau khi di chuyển xuống phía nam do có sự xâm lăng của nước Kim, đã lập kế phòng bị, thi hành chính sách thân thiện với Mông Cổ, nuôi lưỡng thực lực, và thực hiện lược kìm chế nước Kim, đồng thời dùng chính sách chinh phạt bằng văn hóa đối với người Kim để quấy rối nội bộ nước này. Kết quả nước Kinh xảy ra nội lọan. Nhưng nước Kim vẫn còn chiếm phần đất bắc Tống. Lọi dụng co hội đó, thế lực của Thành Cát Tư Hãn, vua Thái tổ của Mông Cổ bắt đầu lớn mạnh dần lên.

Nếu ngược dòng thời gian để xem xét thêm diễn biến của lịch sử, sẽ thấy dường như sau khi hợp lực với Tân La đánh Cao Ly, chiếm được một vùng đất rộng bao gồm cả xứ Mãn Châu ngày nay, khiến cho tất cả các phiên bang của nhà Đường khiếp sợ dã tâm xâm lược của họ. Trên thực tế dã tâm lực đó của Đường đã phơi bày khắp thiên hạ. Trước cảnh nước mất nhà tan, những người dân du mục của Cao Cù Ly đã vùng lên tiếng hành cuộc đấu tranh bất khuất kéo dài hàng mấy trăm năm. Những người chiến sĩ vong quốc đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước mình đã tản mát đi khắp nới và sang đến tận đất Mông Cổ.

Người đã lợi dụng trào lưu lịch sử đó để nhìn thẳng vào cục diện thiên hạ là Thành Cát Tư Hãn, vùa Thái tổ của Mông Cổ. Rốt cuộc nhà Đường suy vong, còn nhà Tống thì bị nước Minh xâm lược. Đó là kết quả tất yêu của đường lối xây dựng cộng đồng quy tụ trở lại những người dân du mục của Cao Cù Ly. Song thói đời của những người làm chính trị xưa nay chẳng có gì khác nhau. Họ đã làm tiêu vong việc lớn chỉ vì những tư tình cá nhân hoặc chỉ biết lấy mình làm trung tâm. Nước Kinh và nước Cao Ly đã không hợp lại được với nhau để nói rõ với thiên hạ họ là con cháu hậu duệ của vua Tan-gum 1 chính là mối hận nghìn thu không xóa nổi. Một vị tướng sóai của nước Kim là Yarul Yuka đã mấy lần cử người sang Cao Ly nói rõ âm mưu thâm độc của nhà Tống. Trong tình hình như vậy, Yarul Yuka đề nghị Cao Ly và nước Kim hợp sức đánh Tống. Nhưng lúc bấy giờ triều đình Cao Ly mắc phải tư tưởng sùng bái nước lớn, nên những người như Thôi Di đã bác bỏ lời đề nghị đó, không những thế còn báo cho nước Tống sự thật này. Nhận được tin tình báo. Tống đã lợi dụng nước Kim để thực hiện chính sách "dĩ đi tự đi". Không còn cách nào khác tướng Yarul đành phải đấu hàng và tiếp nhận sự "bảo hộ" của vua Thái Tông nước Mông Cổ, nhằm trù tính công việc mai sau dưới cái tên mỹ miều là "Đại Liên Quốc".

Nước Tống thực hiện một chính sách thân Mông Cổ theo cách của Tống. Đến đời hòang đế Lý Tông, thế lực của Mông Cổ đã dần dần lớn mạnh lên theo cách "nuôi hổ trong nhà, mang họa về sau" đối với Tống.

Vào năm thứ ba đời vua Thái Tông của Mông Cổ, nước này cử đại quân sang xâm lược Cao Ly và giao bình quyền cho một tướng Mông Cổ tên là San-li-tai.

Nước Cao Ly không hiểu được thế sự xoay vần nên Thôi Di lên nắm quyền đến năm thứ mười bốn đời vua Cao Tông, đã tuyển chọn các văn nhân, học giả Nho giáo lập ra chế độ "thư phòng" đối với chế độ "đô phòng" của các quan võ.

Ông ta làm như vậy là có ý định nhằm thống sóai cả hai thế lực văn và võ vì lúc bấy giờ không ngăn chặn được các tệ đoan của tầng lớp tăng lữ Phật giáo và không thống nhất được công luận trong nước.

Mặc dù đã làm vậy, việc thống nhất công luận vẫn không thực hiện được. Đã có nhiều chuyện xảy ra. Có kẻ tên là Chu Diễn Chi (tức Phôi Phủ) đi khắp nơi làm thuyết khách tung ra dự luận xằng vậy và dùng thuật bói tóan tung tin nhảm làm thác lọan nhân tâm. Mặt khác phe nhóm thượng tướng quân Lô Chi Nhánh và đại tướng quân Cầm Huy đã bị sát hại vì bị ghép vào tội âm mưu làm phản.

Quân Mông Cổ đã xâm lược nước Cao Ly vào một thời điểm như vậy.

Tướng Mông Cổ San-li-tai dẫn hơi mười vạn kỵ, bộ binh đánh vào Cao Ly, chúng tràn vào các miền vùng tây bắc như nước vỡ bờ. Và cuối cùng chúng đã tiến sát đến kinh đô Khai Kinh. Đương nhiên triều đình cũng cử quân đến những nơi có giặc để chống đỡ, nhưng lực lượng không ngang sức, ít không địch nổi nhiều. Tướng địch San-li-ti đã tiến đến ngòai cổng kinh thành. Đáp lại lời cầu hòa của Cao Ly, y đòi phải nộp nhiều vàng bạc, da lông thú quý, quốc ấn, vương tôn công tử, trẻ con nam, trẻ con nữ.

Đòi hỏi của tướng địch lớn quá không sao đáp ứng nổi, nên triều đình có ý kéo dài thời gian, thực hiện hõan binh chi kế. thấy vậy, một phó tướng của San-li-tai là nguyên soái Đường Cô đã dẫn hơn một vạn quân lính bắt đầu cướp phá khắp nơi trong tỉnh Hòang Hải như vùng Hoàng Châu, Phụng Sơn…

Nghe tin quân Mông Cổ mạnh về lục chiến nhưng yếu về thủy chiến, nên không những quân lính mà cả dân thường cũng đều tìm đường lánh nạn ra bờ biển, số người đông vô kể.

Triều đình ra lệnh huy động nhất phẩm quân, tức lính công bình trong cả nước đến đắp đê dọc bờ biển phía tây.

Miền đất Ủng Tân đang trong cảnh thái bình yên bĩnh bỗng chốc trở nên náo lọan do dân tụ nạn gồng gánh bồng bế nhau đổ dồn về quá nhiều.

Tin đồn quân Mông Cổ thủy chiến yếu lan truyền khắp đất nước, ngay đến đứa trẻ con lên ba cũng biết, nên mọi con đường tản cư của dân tỵ nạn đề đổ dồn về phía bờ biển.

Dọc con đường lớn từ bên ngòai cửa đông của thành ủng Tân nối liền với Thâm Xuyên, Hòang Châu, ngày này qua ngày khác, dân tỵ nạn lũ lượt kéo về không ngớt.

Từ chỗ giao nhau giữa hai con đường ở làng Giao Chỉ bên ngòai cửa đông, quân lính từ sáng sớm đã phải tiếp đón từng người dân tản cư đổ về đưa họ vào trong thành. Dù có sợ thám báo của quân Mông Cổ trà trộn vào với những người tỵ nạn đáng thương này cũng đành chịu. Biết làm sao được phải lo chăm sóc cho những người tỵ nạn đáng thương này trước đã.

Hơn hai mươi người tỵ nạn đang về đây. Đàn ông thì địu một chiếc gùi trên lưng, trong đó đựng các đồ đạc hoặc đặt một đứa con nhỏ, còn những người đàn bà thì đội trên đầu một gói lớn. Cả một đòan người lang thang, dáng vẻ mệt mỏi.

Hai người lính bước đến trước mấy người tỵ nạn trông có vẻ còn trẻ, lân la hỏi chuyện.

- Chà, di tản cư chắc vất vả lắm. Các anh từ đâu tới đây vậy?

- Vâng, chúng tôi từ Hòang Châu đến đây.

Một người đàn ông trẻ đáp lại, chiếc gùi vẫn còn địu trên lưng.

Hai người lính trông thấy họ có vẻ tội nghiệp, bèn bảo họ nghỉ một chốc rồi hẵng đi và đến đỡ giúp mấy chiếc gùi của họ đặt xuống đất.

Những người dân tỵ nạn dáng mệt mỏi, ngồi phịch xuống đất.

- Các anh rời Hoàng Châu được bao nhiêu ngày rồi?

- Đã hơn mười ngày rồi.

- Vậy nhìn thấy bọn giặc Mông Cổ rồi chứ.

- Còn phải nói. Hơn hai mươi ngày qua, chúng tôi đã chứng kiến những hành vi tàn ác của chúng, không một ai còn có thể chịu nổi nên đã bỏ trốn đến đây…

- Bọn Mông Cổ dã man lắm.

Nghe người lính nói vậy, một ông già trong số người tị nạn, trông có vẻ nhiều tuổi bèn đứng dậy nói:

- Bọn Mông Cổ tàn ác đã đành, nghe nói trong bọn lính của chúng còn có cả lính Tàu nữa. Những hành vi thất đức của bọn lính Tàu này thật không sao nói hết được.

Người lính nghe nói tỏ vẻ ngạc nhiên, bèn hỏi lại:

- Bọn lính Tàu ấy à? Có phải bọn lính người nước Tống đó không?

- Không phải binh lính nước Tống mà là những người nước Tống bị quân Mông Cổ bắt vào lính trên đất Tống. Cho nên chúng cũng là quân Mông Cổ.

Những người lính ngồi nghe bây giờ mới gật gù, tỏ vẻ như đã hiểu, bèn nói với vẻ khâm phục.

- Bà con đã thoát khỏi bàn tay của chúng như vậy thật giỏi quá.

Một ông già đến trước mặt mấy người lính, nói:

- Các chú không biết rõ hành vi tàn ác của chúng nên mới khen chúng tôi giỏi. Nếu các chú đã một lần gặp phải bọn chúng, các chú sẽ biết rõ bọn chúng tàn ác như thế nào. Tất nhiên quốc dân trăm họ nhìn thấy đất nước mình bị bon man di dày xéo, có ai mà không phẫn uất căm thù. Làm sao có thể nén nỗi căm giận đứng nhìn thảm cảnh do bọn giặc gây ra, như cảnh chúng dùng giáo mác và mã tấu đâm những người dân vô tội chẳng khác gì chúng đâm con vật. Chúng cướp đọat tài sản của dân, chúng hãm hiếp phụ nữ… Cả gia đình tôi nghĩ muốn tự vẫn để khỏi phải sa vào tay giặc, nhưng thấy mạng sống vẫn còn đáng quý nên đã chạy trốn về đây.

Vốn người huyện thành Ủng Tân này, ông Phác Khuê Hòa là quan huyện của xứ này đã cùng với Hoa sơn quân bàn bạc và thỏa thuận với nhau: phần thành nội do Hoa sơn quân trông coi, còn phía ngoài thành do một võ tướng quân phòng vệ sơn thành giữ chức đốc binh có tên Kim Khuê Vạn phòng giữ. Do vậy ở cửa thành mỗi khi có dân tỵ nạn kéo đến, lính phòng vệ ngòai thành đều đến gặp gỡ, xét hỏi xong đưa họ vào trong thành nội. Còn ở trong thành nội, thì Hoa sơn quân cho dựng những chiếc lều lớn để thu nhận họ.

Hoa sơn quân chăm sóc họ, cho họ ăn uống đầy đủ và cung cấp quần áo cho họ. Bởi thế, người lính gác cửa thành sau khi nghe ông già nói vậy, cảm thấy rất xót thương. Anh ta không nói gì thêm bèn chạy về doanh trại của mình lấy một tờ giấy chứng chỉ mang ra, ghi quê quán và tên họ ông già vào bên dưới tờ giấy rồi đưa vào ông và nói:

- Này cụ ơi, cụ hãy cất giữ cẩn thận tờ giấy này. Sau khi cụ vào trong thành, đưa tờ giấy này ra, lính trông coi sẽ hứơng dẫn cụ thêm. Tuy mệt nhưng cũng phải đúng bữa. Cụ hãy vào đi để ăn cơm sáng.

Nghe nói vậy ông già uể ỏai đáp:

- Nghe chú nói biết vậy. Nhưng lương thực hết rồi chỉ mong được lót dạ bữa hồ bữa cháo cũng đã quý.

Người lính nghe nói rất thương cho cảnh ngộ của người lánh nạn, bèn nói:

- Cụ ơi, đừng lo. Trong thành đã làm xong cơm nước đang chờ phát cho những dân tỵ nạn. xin mời cụ vào. Khi cụ vào cụ nhớ đưa tờ chứng chỉ có người lính gác trong đó.

Đúng vào lúc ấy, từ phía đằng xa, bụi bốc lên mù mịt, một đòan người cưỡi ngựa hiện ra và chạy về phía cổng thành. Những người lính gác lộ ra vẻ ngạc nhiên, ngóai nhìn với cặp mắt căng thẳng. Còn những người lánh nạn trông thấy vậy, hỏang hốt thu vén đồ đạc vào trong thành.

Đòan người cưỡi ngựa tiến đến chỗ có quân lính đang đứng. Đám quân sĩ nhìn kỹ ra mới biết đó là một đòan khỏang gần một trăm người, tất cả đều cuỡi ngựa chiến của quân Mông Cổ, mặc trang phục Cao Ly, tay cầm trường thương hoặc mã tấu.

Đám quân sĩ chạy ra giữa đường, giơ giáo vây chéo ngang cản đường. Họ bắt ngựa dừng lại không có đi qua. Bỗng có một người từ phía sau chạy đến, nhảy xuống ngựa nói:

- Xin chào mọi người. Chúng tôi là những người đánh nhau với quân Mông Cổ ở Hoàng Châu. Chúng tôi đến đây để xin gặp Hoa sơn quân. Xin các vị cho chúng tôi được vào trong thành.

Đám quân sĩ nghe những người không mặc quân phục này nói họ đã đánh nhau với quân Mông Cổ bèn lấy làm lại. Họ giơ trường phương lên chặn lại.

- Vậy các anh có phải là quân nhân không?

- Chúng tôi không phải là quân nhân mà chỉ là những người dân thường sống ở huyện Hoàng Châu. Chúng tôi căm thù bọn giặc Mông Cổ xâm lược nên đã tổ chức ra đội nghĩa binh để đánh lại chúng. Nay chúng tôi muốn xin gặp đức ông Hoa sơn quân để lập ra kế hay diệt sạch bọn chúng.

Người đó nói oang oang ra vẻ khí thế. Có lẽ lúc này, đám quân sĩ mới hiểu hết câu chuyện bèn nói:

- Như vậy mấy anh vất vả quá. Nhưng mấy anh mang vũ khí thế này, chúng tôi không đưa được các anh vào trong thành nội đâu. Vậy mong các anh chịu khó đứng đây chờ cho một chốc. Chúng tôi sẽ báo ngay lên cho đốc binh biệt quân sơn thành để cho phép các anh vào trong thành nội.

Một người trong đám quân sĩ lên ngựa phóng vào thành. Năm người quân sĩ còn lại nhìn khắp lượt đòan người mới đến. Họ thấy có một người trong đòan tàu đầu đội khăn xếp nhà sư, mình mặc áo thụng nhà sư, tay cầm một cây thương dài ngồi trên lưng ngựa.

Người lính trông thấy có vẻ ngộ nghĩnh, bèn hỏi:

- Anh có phải là nhà sư không?

Cả đòan người nghe vậy đều phá lên cười. Người đàn ông đó cũng đỏ mặt lúng túng không trả lời được.

Một người đứng sau lưng an ta nói đùa:

- Anh này là nhà sư nổi tiếng nhất ở nước ta đó.

Nghe nói vậy, cả đòan lại phá lên cười. Mấy người lính nhìn kỹ thấy người đàn ông này không mặc áo lót, chỉ đội chiếc khăn xếp và mặc chiếc áo thụng nhà sư. Đã thế lại còn cầm một cây thượng rõ dài, coi như mình cũng có một vũ khí chiến đấu.

Người lính càng thấy khác thường, bèn đến bên cạnh người đàn ông hỏi:

- Này anh ơi, sao anh không trả lời câu hỏi của tôi?

Lúc này người đàn ông mới đáp lại vẻ nghiêm chỉnh.

- Vì tôi đội mũ mặc áo nhà sư, nên anh tưởng tôi là nhà sư đó thôi. Nhưng tôi không theo đạo Phật. Chiếc áo này là của một sư trị ở ngôi chùa trong núi cho tôi đấy. Khi cả đòan chúng tôi bị bọn chúng tập kích phải chạy tháo thân, không kịp mặc áo, nên nhà sư đã cho chiếc áo này mặc tạm.

Nghe nói, người lính gật gật đầu, tỏ vẻ như đã hiểu bèn nói:

- Như vậy mấy ông sư đó đã báo cho bọn giặc chỗ các anh nấp có phải không?

- Lúc đầu chúng tôi cũng tưởng lầm như vậy, nhưng về sau mới biết bọn giặc đến chùa để cúng Phật.

- Thế vậy… bọn giặc không làm hại các ông sư trong chùa chứ?

- Không những không làm hại, mà chúng còn đem gạo cho. Sư còn cầu Phật phù hộ cho chúng không bị giết chết.

Người lính nghe nói, dở cười, dở khóc, nhếch mép để lộ hai hàm rằng trắng nhởn. Một chốc sau anh ta mới cất giọng:

- Như vậy phải diệt sạch mấy lão thầy chùa đã đi cầu Phật cho lũ giặc ác ôn đáng chết đó đi.

- Thì có ai bảo là không. Nhưng cách xử thế của nhà Phật là đại từ đại bi, cấm sát sinh, bởi thế nên không còn cách nào khác. Hơn nữa mấy ông sư đó bị đặt trước mũi giáo lưỡi gươm của lũ giặc, bị buộc phải phục tùng chúng chứ họ đâu có phải không thương xót đồng bào. Mấy ông sư đó có khác gì chúng tôi. Thôi ta không nói chuyện ấy nữa. Chiếc áo cũng khó khăn lắm mới kiếm được đấy.

Lúc này người lính chạy về bản doanh sơn thành báo tin đã trở ra, Lý công tử cùng đi ra phía ngòai thành. Người lính cúi đầu chào Lý công tử.

Lý công tử đưa mắt nhìn khắp lượt người lính cùng với đòan người mới và bảo người đứng ở hàng đầu hãy lập danh sách đòan. Tổng cộng có tất cả một trăm lẻ tám người.

Lý công tử nhìn vào danh sách và hỏi người đứng ở hàng đầu:

- Tên họ anh là Tống Cơ Phương có phải không?

- Vâng, đúng thế ạ.

- Các anh đã dấy lên được nghĩa binh, đánh nhau với đại quân của địch như vậy là giỏi lắm.

- Tôi phụng sự cho đất nước tôi là lẽ đương nhiên thôi.

- Các anh vất vả nhiều. Nào, hãy theo tôi.

Lý công tử lên ngựa đi vào trong thành. Cả đội nghĩa binh thế sau.

(1)Ông vua thủy tổ đã khai sinh ra nước Triều Tiên cũng tương tự như vua Hùng của Việt Nam (ND)


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx