Hoa sơn quân Hoàng thúc lập gia đình mới với Trịnh Anh Cơ, bước vào cuộc sống mới đến nay đã được sáu năm.
Thời gian ấy, Hoàng thúc đã cùng với Trịnh Anh Cơ sinh hạ được hai người con trai, con trưởng tên là Cán, con thứ đặt tên là Nhất Thành.
Tuy thuộc dòng dõi hòang tộc của một nước, nhưng sau khi lưu vong sang nước Cao Ly, Hoàng thúc đã hòan tòan trở thành người Cao Ly, người của huyện thành này và sống hòa hợp với những người dân vùng biên cương xa xôi nơi đây.
Bỗng tin đồn quân Mông Cổ sang xâm lược Cao Ly đã làm náo động khắp hang cùng ngõ hẻm trong cả nước, chẳng khác nào như một trận cuồng phông phổi ào tới miền đất nơi đây giữa lúc trăm hoa đua nở trong ngày xuaan hòa bình yên vui.
Có một hôm vào năm trước đó, Tiêu Vĩnh Vạn trở lại thăm đất nước Cao Ly này, mọi lai lịch của anh đều được giữ kín.
Người khác chỉ biết về anh như một gia nhân của Hoàng thúc, thời gian trước đó, anh trở về gặpvị đạo sĩ trên đất Tóng kể lại mọi chuyện đã xảy ra, rồi anh lại sang nước Kim và nước Liêu, ra sức thuyết phục dân tộc Phù Dư (tức là dân tộc của nước cổ Triều Tiên) hãy đòan hết lại đấu trang để thu phục lãnh thổ đã bị mất. Nhưng mọi việc đều không thành. Nước Kim tuy sắp đến ngày tận số vẫn thả sức ăn chơi, còn vua nước Liêu là Yarul Yuka, tuy đã mấy lần kêu gọi bán quốc của mình là Cao Ly đứng lên hợp sức đấu trang, nhưng Cao Ly không nghe lên cũng đành bó tay.
Tiêu Vĩnh Vạn mất hết hi vọng, chỉ lo một nỗi quân Mông Cổ không chừng sẽ sang xâm lược Cao Ly, nên đã quay lại đất nước này, một mặt để cấp báo cho các quan chức nước này biết, mặt khác cũng để ghé thăm Hoàng thúc, biết tin tức để được yên tâm hơn.
Hoàng thúc đã bàn với Tiêu Vĩnh Vạn, chuẩn bị đối phó với cuộc chiến lọan tới, trước hết bàn với quan huyện xây cao thành xung quanh huyện ủng Tân.
Ngòai ra trên núi Hoa sơn cũng xây cao thêm thành đất.
Giữa lúc đang chuẩn bị như vậy thì quân Mông Cổ đánh sang, dân tỵ nạn ùn ùn kéo về. Hoàng thúc đã cho sơ tán người già, phụ nữ, trẻ em ra đảo Xương Lân nằm phía mặt phía trước mặt biển tây và chọn hơn một nghìn trai tráng khỏe mạnh cho luyện tập quân sự ngày đêm lo phòng bị.
Cả gia đình của Hoàng thúc cũng đã cho sơ tán ra đảo Xương Lân còn Hoa sơn quá, ngôi nhà riêng của Hoàng thúc, đã có các tráng đinh đến trông cao.
Buổi sáng hôm đó, Hoàng thúc thức dậy sớm ở trong thành Việt Nam cạnh núi Hoa sơn và đang ngồi nói chuyện về tình hình thời cuộc với Tiêu Vĩnh Vạn, thì Lý công tử bước vào báo tin có đôi nghĩa binh từ Hòang Châu kéo tới. Hoàng thúc bèn bảo Lý công tử:
- Lý công Tử hãy đi bảo họ thay quần áo đi, cho họ ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi cho đỡ mệt. Sau đó cắt cử họ đến bổ sung trấn giữ cửa nam là nơi việc canh phòng có phần còn lỏng lẻo.
- Thưa vâng.
Sau khi bảo Lý công tử đi rồi, Hoàng thúc nói với Tiêu Vĩnh Vạn:
- Tiêu đại nhân này, chúng ta hãy đi kểm tra một vòng các thành trì xung quanh huyện lỵ này xem sao.
- Vâng đúng thế bọn giặc xâm lược kéo tới đây chỉ còn là vấn đề thời gian thôi.
Hoàng thúc cầm tấm bản đồ tác chiến đang được trải trên bàn và bước ra ngòai bản doanh.
Hoàng thúc và Tiêu Vĩnh Vạn vừa bước tới, các tráng đinh đã mang ngựa đến chờ sẵn. Con ngựa được Hoàng thúc yêu quý là một con ngựa trắng. Con ngựa nhìn thấy chủ, một chân nó co lên, xương quai hàm bạnh ra, nó hý lên mấy tiếng.
Hai người lên ngựa đi ra phố. Trên bến nước, công việc đưa người tỵn nạn lên thuyền để chở ra đảo Xương Lân diễn ra khá tấp nập, tại cửa lạch, các thuyền đánh cá bất kể lớn bé đều được huy động neo đậu ở đó để chuẩn bị đánh nhau.
Trên mỗi thuyền treo một lá cờ to màu lam. Các thuyền đều được bố trí neo đậu trật tự ngay hàng thẳng lối, toát lên khí thế của những chiến thắng sắp xung trận.
Hoàng thúc quay nhìn Tiêu Vĩnh Vạn nói:
- Tiêu đại nhân nhìn kìa, những chiếc thuyền bé tý mà cũng cầm cờ sắp hàng neo đậu trông có khí thế đấy chứ.
Tiêu Vĩnh Vạn tỏ vẻ hết sức hài lòng, bèn đáp:
- Đúng vậy ạ, ở những bờ biển lớn phía nam nơi tổ quốc của Hoàng thúc cần nhiều chiến hạm lớn. Nhưng chiến đấu ở vùng duyên hải xứ này thì ngược lại, rất cần đến những đòan thuyền nhỏ như thế này.
- Quân Mông Cổ hải chiến kém, nên với đòan chiến thuyền kia cũng đủ sức để phòng vệ huyện trấn này.
Tiêu Vĩnh Vạn cũng cho lời nói của Hoàng thúc là đúng, song có điều chưa được mãn nguyện lắm bèn nói:
- Sách có câu khinh địch tất bại. Lần này bọn giặc từ phía Nghĩ Châu – áp Lục giang đánh vào, nên về mặt thuyền bè, chắc chúng đã chuẩn bị ở mức đáng kể. Bởi thế, cả vùng duyên hải phía tây nay chẳng đã lọt vào tầm tay của chúng là gì.
Hoàng thúc gật đầu nói.
- Tiêu đại nhân nói phải đấy.
Tiêu Vĩnh Vạn lại nhìn THoàng thúc, trình bày kế họach để phòng quân địch tiến từ phía bắc xuống theo đường biển.
- Thưa Hoàng thúc, nếu quân giặc tiến xuống đây theo đường biển thì đã có lực lượng thủy quân mạnh ở vùng phụ cận Nam phố. Có lẽ chúng sẽ không chọc thủng nổi phòng tuyến đó để tràn xuống đây. Nhưng chúng ta cứ đặt giả thiết là chúng có thể đánh xuống đây, thì với số dân tỵ nạn đông đảo đã được sơ tán ra đảo Xương Lân, chúng ta cần sử dụng tốt lực lượng này để lập kế họach để phòng sự tấn công của địch.
Hoàng thúc thấy trong câu nói của Tiêu Vĩnh Vạn có cách đặt vấn đề giống như một điều gì đó mà mình đã suy nghĩ, bèn nói:
- Tôi cũng đã có suy nghĩ như vậy, ta hãy trao cho những người dân tỵ nạn kia nhiều cờ xí. Khi quân giặc kép đến, họ sẽ giương cao các cờ xí đó lên, để làm tiên tan sĩ khí của quân giặc. Mặt khác, đòan thuyền ở phía nam kia, nếu có thể được sẽ vòng lên phía bắc đảo Xương lân hình thành "thế trận Ngư – Long" phục sẵn đấy. Tiêu đại nhân thấy thế nào?
- Hoàng thúc quả thật là bậc đại gia về binh pháp. Bây giờ nếu bầy thêm thế trận như Hoàng thúc vừa nói thì tuyến phòng vệ trong thành sẽ vững chắc như bàn thạch. Dù quân giặc có từ phía Hòang Châu đánh tới, chúng cũng không tài nào phá vỡ nổi bức thành này.
- Công việc này hôm nay cần nói với Lý công tử để bắt tay thực hiện ngay. Còn bây giờ chúng ta hãy đi kiểm tra tiếp tư thế sẵn sàng chiến đấu ở phía cửa đông xem sao. Hoàng thúc giục ngựa tiến bước. Tiêu Vĩnh Vạn cũng thúc ngựa đuổi theo. Cả hai người đi thẳng một mạch đến cửa đông. Số quân sĩ bố trí trên mặt thành cũng như quân lính bố trí ở hai bên và phía ngòai cổng thành đều cầm lăm lăm trong tay giáo gương sáng hóang rất có uy thế của một đội quân dũng cảm. Thực ra lúc đầu không ai nghĩ tới những người thanh niên vốn bình dị của các làng mạc làm nghề trồng lúc và nghê chài lưới kia nếu được giáo dục rèn luyện tốt sẽ trở thành những người lính đáng tin cậy như vậy. Thế là qua một năm giá dục rèn luyện, nay họ đã trở thành đội quân dũng cảm.
Tất cả binh sĩ đều dựng giáo gươm ra phía trước đứng nghiêm kinh lễ.
Hai con ngựa cưỡi đến được giao cho quân sĩ bên dưới thành trông coi Hoàng thúc và Tiêu Vĩnh Vạn thì leo lên thành lầu.
Phía bên ngòai thành địa thế không cao lắm, nhưng là vùng đấy đồi lúp xúp, lớp lớp nối tiếp nhau, có những con đường từ Hòang Châu tới và những con đường đi về phía Hải Châu hoặc Trường Diên.
Tóm lại, đây là một vùng địa hình có thể tiếp cận đánh địch bất kể chúng từ đâu xâm nhập tới.
Sống ở đất Cao Ly đã sáu năm rồi nhưng Hoàng thúc vẫn chưa thông thạo lắm tình hình địa lý của nước này. Người đứng ngắm nhìn chỗ ngã ba nối liền các con đường từ ba mặt đông, nam, bắc rồi nói:
- Tiêu đại nhân xem có nhiều khả năng quân giắc sẽ xâm nhập từ phía nào vào đây?
Tiêu Vĩnh Vạn lấy tay chỉ về phía đông rồi nói:
- Quân giặc sẽ lợi dụng vùng đất không người thừa thắng xốc tới, cho nên thế tất chúng sẽ chọn con đường từ Hòang Châu tới. Đặc biệt vì chúng tiến bằng kỵ binh, nên quân của triều đinh khó chống cự lại, sẽ tìm cách tránh vào vùng rừng núi. Nếu như vậy, viên đốc binh chỉ huy biệt quân sơn thành có thống sóai cả quân triều đình lẽ dĩ nhiên phải nằm dưới quyền chỉ huy của Hoàng thúc. Mặt khác về phía quân giặc chúng sẽ chọn con đường bằng phẳng để tiến đến đây.
Nghe Tiêu Vĩnh Vạn trình bày như vậy, Hoàng thúc có vẻ tán thành:
- Tiêu đại nhân nói phải đấy.
- Khu vực do Hoàng thúc cai quản chỉ là bên trong thành nội ủng Tân, còn các thành bên ngòai do quân triều đình nắm giữ. Vì vậy, phía chúng ta, chúng ta không thể lập ra kế họach tác chiến chung được. Nhưng nhỡ chẳng may quân triều đình vỡ mặt trận vùng gò đồi ở phía đông và chạy lánh vào trong vùng núi ở phía đông – bắc thì quân giặc sẽ đánh thẳng vào cửa thành này của chúng ta. Trong tình hình đó, binh sĩ của sơn thành ít, vậy nên cần huy động thêm nghĩ quân của chúng ta. Chúng ta sẽ bố trí khỏang ba trăm tay bắn cung ở khu gò đồi kia, và mai phục khỏang hơn một trăm thớt kỵ binh ém trong hai thung lũng hai bên. Làm được như vậy thiết nghĩ là tốt, thưa Hoàng thúc.s
Nghe xong Tiêu Vĩnh Vạn trình bày Hoàng thúc gật đầu:
- Tôi cho kế họach này hay đấy. Nhưng quân giặc vốn là một lũ kiêu ngạo gian ác lại rất liều mạng. Một khi chúng đã tiến thẳng vào thành này như nước vỡ bờ, chúng ta không thể xem thường.
Hoàng thúc nhìn thấy Lý công tử, lòng mừng rỡ bèn nói:
- Lý công tử đến đúng lúc quá. Nếu Lý công tử trải tấm bản đồ tác chiến ra trước mặt Lý công tử và trình bày kế họach.
Nói đọan Hoàng thúc và Tiêu Vĩnh Vạn trải tấm bản đồ tác chiến ra trước mặt Lý công tử và trình bày kế họach.
Lý công tử gật đầu, tỏ ý đã hiểu rõ, nói với Hoàng thúc:
- Xin chấp hành thượng lệnh.
Nghe trình bày kế họach, Lý công tử cảm thấy bừng lên niềm tin có thể chiến thắng được quân Mông Cổ, dù chúng có hùng mạnh bao nhiêu.
Hoàng thúc tỏ vẻ hài lòng nói với Tiêu Vĩnh Vạn:
- Tiêu đại nhân, xem ra quân, của chúng ta khác với quân triều đình cơ mà.
- Làm gì có quân triều đình tồn tại một cách biệt lập, cho dù quân của Hoàng thúc có nghĩa binh đi nữa, chỉ cần cản được bước tiến của giặc cũng giỏi lắm rồi chứ sao.
Lý công tử nhận lệnh của Hoàng thúc, một mặt liên hệ với đốc binh chỉ huy biệt quân sơn thành họ Kim, một mặt truyền đạt mệnh lệnh đó xuống các tráng đinh dưới quyền mình.
Hoàng thúc và Tiêu Vĩnh Vạn trở về thành Việt Nam.
Vốn dĩ Hoàng thúc chỉ đảm trách việc phòng vệ khu vực huyện lỵ ủng Tân. Còn việc phòng vệ phía ngời thành của huyện lỵ này thì do quân đốc binh biệt sơn thành đảm trách. Quân đốc binh nằm dưới quền quản hạt của An tây đô hộ phủ. Do vậy mà một số lượng nhỏ quân lính của biệt quân sơn thành trực thuộc An tây đô hộ phủ đang làm nhiệm vụ phòng vệ mọt chu vi với bề rộng năm dặm kể từ huyện thành trở ra. Bởi vậy, kế họach tác chiến tổng quát cho cả địa phương này dũng do đô hộ phủ tức quân triều đình họach định và thực hiện. Còn Hoàng thúc chỉ phụ trách bên trong thành nội của huyện Ủng Tân thôi.
Sau khi hòan thành mọi việc chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu một cách hết sức vững chắc. Hoàng thúc đã ngày đêm lặn lộn đi thăm hỏi cổ vũ binh sĩ động viện khích lệ những cố gắng vất vả của họ.
Hơn một vạn quân Mông Cổ, do nguyên sóai Đương Tô thống lĩnh đã chiếm được Thâm Thôn và truy kích quân triều đình đang bỏ chạy. Theo đường chính, chúng tiễn thẳng về ủng Tân, đóng quân cách ngòai thành ủng Tân ba mươi dặm.
Trong tình thế đó, bỗng một hôm An tay đô hộ phủ cử một phó tuớng của án sát sử có tên là Trương Hanh ích đến gặp đốc binh biệt quân sơn thành ủng Tân. Nội dung cuộc gặp gỡ đại để như sau; quân Mông Cổ hiện nay đang chiếm đánh miền biên cương xa xôi này; chúng đang tấn công về phía An Tây và ủng Tân. Như vậy địa phương này sẽ đứng ra nhận trách nhiệm phản kích lại quân địch và bảo vệ lấy mình. Do vậy, ở Ủng Tân, đề nghị Hoa sơn quân đứng ra thống nhất chỉ huy cả việc phòng vệ sơn thành mà hiện nay đang nằm dưới sự quản lý của quan huyện.
Tướng Trương Hanh Ích và quan đốc binh Biệt Sơn Thành cúi gập đầu cầu khẩn Hoàng thúc:
- Thưa Hoa sơn quân, quan án sát cử tiểu tướng về đây xin có lời thưa với quân đại giám Hoa sơn quân, mong đại giám hãy đứng ra thống lĩnh chỉ huy giúp công việc phòng vệ của Đô hộ phủ. Vạn sự xin phó thác cùng Hoa sơn quân.
Hoàng thúc cảm thấy rất khó xử. Nếu từ chối chẳng hóa ra mình khiếp nhược sao, còn nếu đứng ra nhận lĩnh, thì bản thân vốn là người chỉ huy quân nghĩa binh chứ không phải là người chỉ huy quân triều đình, nay thống lĩnh cả quân triều đình phải thấy là nan giản. Nhưng trong giờ phút vận mệnh đất nước như ngàn cân treo sợi tóc, tấm lòng nghĩ khí bùng lên mạnh mẽ trong tim Hoàng thúc. Người cảm thấy không thể trốn tránh trách nhiệm, bèn nói:
- Tôi hiểu rồi. Quan án sát sứ là chỗ rất quen thân với tôi, là vị ân nhân đã hết lòng giúp đỡ tôi. Hơn nữa bản thân tôi đã nhận thấy được bao ân sủng như trời biển của đại vương Cao Tông, nay đất nước lâm nguy thế này, chẳng lẽ tôi còn tiếc mạng sống của mình hay sao. Có điều phận tôi nhỏ bé, không có danh phận gì để tự tiện chỉ huy đại quân của đại vương. Đó không những là một điều trái đạo lý mà còn là một điều thất lễ. Chỉ vì nghĩ như vậy mà tôi không dám nhận thôi. Nhưng việc đã như vậy rồi, dù tài hèn chí mọn, tôi cũng sẽ mang hết sức mình để bảo vệ đất nước.
Tướng Trương Hanh Ích và quan đốc binh Kim Khuê Vạn đã ba ngày cố trình bày ý định của quan án sát sứ và thỉnh cầu Hoàng thúc chấp nhận, nhưng người vẫn từ chối. Không còn cách nào, hai người lại van nài Tiêu Vĩnh Vạn và Lý công tử nói hộ, nhưng cũng không xong. Đến lúc này mới là được sự chấp thuận của Hoàng Thúc, nên họ không giấu nỗi niềm sung sướng. Một lần nữa họ lại cúi đầu bái tạ Hoàng thúc và bày tỏ lời chúc mừng.
- Xin cảm ơn Hoàng thúc, không những các tiểu tướng chúng tôi trở về còn chút mặt mũi thưa lại với quan án sử mà trăm họ của xứ huyện này cũng sẽ hết sức vui mừng trước quyết tâm của Hoàng thúc đứng ra gánh vác sơn hà.
Hoàng thúc nhìn Lý công tử đang ngồi bên cạnh, ra lệnh chỉ tiếp nhận thủy thủ quân và lục quân thuộc quân đội triều đình do tướng Hanh ích đưa đến.
- Lý công tử hãy nhanh chóng tiếp quản một nghìn năm trăm quân sĩ và đoàn thuyền được biết đang đậu ngoài khơi đảo Xương Lân do Trương tướng quân đưa tới để biên chế vào đội quân của chúng ta.
- Xin tuân lệnh.
Trương tướng quân và quan đốc binh Trương Khúc Vạn cũng Lý công tử đứng dậy bước ra ngoài. Một chốc sau, Hoàng thúc quay lại nhìn Tiêu Vĩnh Vạn nói:
- Cũng như trước đây Tiêu đại nhân đã từng giúp, lần này xin Tiêu đại nhân hãy nghĩ cho kế hay. Quân địch đóng cách ngoài thành ta ba mươi dặm. Thành của chúng ta đang ở trong tình thế bị bao vây cô lập, không còn đường tiếp viện. Chúng ta phải liều thân sống chết chiến đấu đến cùng, ngoài ra không còn cách nào khác.
Thấy Hoàng thúc hạ quyết tâm cao như vậy. Tiêu Vĩnh Vạn mỉm cười thán phục và nói hết nỗi lòng mình:
- Hoàng thúc nghĩ đúng lắm. Tình hình như chúng ta biết rồi đấy. nếu hoàng thúc chỉ huy quân triều đình giỏi bảo vệ được huyện thành cô lập này thì chẳng nói chi, nhưng chẳng may thất bại e rằng thanh danh sẽ mất hết. Thế nhưng Hoàng thúc đã chấp nhận rồi, tôi cũng xin quyết một lòng phò Hoàng thúc.
Hoàng thúc nghiêm mặt, tỏ lời cảm ơn đối với Tiêu Vĩnh Vạn:
- Tiêu đại nhân là vị ân nhân mà trời đã ban xuống cho tôi. Từ khi rời Thanh Châu sang định cư trên đất này đến nay, Tiêu đại nhân đã giúp cho tôi rất nhiều. Tôi xin được thực lòng cảm tạ Tiêu đại nhân.
- Hoàng thúc nói gì vậy. Nếu tôi không được Hoàng thúc cứu cho thì đâu còn được sống đến bây giờ.
- Chuyện đã qua, bây giờ nghĩ lại chúng ta càng cảm thấy quý mến nhau hơn. Điều quan trọng sắp tới là chúng ta phải làm thế nào để đẩy lùi được quân Mông Cổ xâm lược và cứu lấy đấy nước này.
- Vâng đúng thế ạ. Bây giờ chỉ có mỗi một việc là phải làm thế nào để đập tan quân giặc.
- Nào, chúng ta hãy đi một vòng kiểm tra xem thành trì của chúng ta đã được phòng thủ như thế nào rồi.
Hoàng thúc đứng dậy, Tiêu Vĩnh Vạn cũng đứng dậy theo.
@by txiuqw4