sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 16

RENNES-LE-CHATEAU, PHÁP 11:30 SÁNG

MALONE RẼ CHIẾC XE THUÊ TRÊN XA LỘ CHÍNH VỀ PHÍA Đông, ngay khi ra khỏi Couiza, và bắt đầu xuống dốc. Con đường dốc tạo ra những chỗ ngoặt gấp, nơi những sườn đồi lớn với những khóm hồng, oải hương, xạ hương mọc trên đá. Đống đổ nát của một pháo đài, những bức tường nham nhở đứng sừng sững như những ngón tay gầy gò, ở phía xa xa. Vùng đất, khi mắt đã nhìn được bao quát, nhắc nhở lại bản romance về lịch sử thời các chàng hiệp sĩ hung tợn tấn công vào các pháo đài để cướp lấy chiến lợi phẩm.

Anh và Stephanie rời Copenhagen vào khoảng bốn giờ sáng và bay sang Paris, ở đó họ lên chuyến bay đầu tiên của hãng Air France để xuống Toulouse. Một giờ sau họ đã ở đây và lái xe đi về hướng Tây Nam về phía vùng Languedoc.

Trên đường đi, Stephanie nói với anh về ngôi làng nằm ở độ cao một nghìn năm trăm feet trên cái đồi mà họ đang leo lên này. Người Gôloa là những người đầu tiên sống trên đỉnh đồi, họ đến đây với hy vọng được nhìn thấy hàng dặm qua thung lũng sông Aude mênh mông. Nhưng những người Visigoth (tộc người hùng mạnh và dữ tợn từ thời La MS, thường được coi là người man rợ, chủ yếu sống ở phía Bắc) thế kỷ mười lăm mới là người xây một tòa thành và đặt cho nơi này cái tên Celtic cổ - Rhedae, nghĩa là “xe ngựa” - sau này sẽ phát triển thành một trung tâm thương mại. Hai trăm năm sau, khi người Visigoth di chuyển về phía Nam, hướng Tây Ban Nha, người Frank biến Rhodae thành một thành phố của vương triều. Tuy nhiên, trong thế kỷ mười ba, thành phố dần suy yếu, và đến khoảng cuối cuộc Thập tự chinh Albigensial (Cuộc Thập tự chinh kéo dài từ 1209 đến 1229, do Gido hoàng Innocent III tổ chức tiễu trừ người Cathar) thì nó bị san phẳng. Quyền sở hữu thành phố được chuyển sang cho nhiều gia đình lớn của cả Pháp và Tây Ban Nha, và cuối cùng thuộc về một trong những vị tướng của Simon de Montfort, khi đó vừa được ban nam tước. Gia đình tự xây dựng một lâu đài, xung quanh đó là một xóm nhỏ, và cái tên đó chuyển từ Rheade thành Rennes-le-Château. Gia đình họ quản lý vùng đất cho đến năm 1781, khi người thừa kế cuối cùng, Marie d’Hautpoul de Banchefort, chết.

“Trước khi bà ta chết, người ta nói rằng bà ta đã truyền lại một bí mật lớn”, Stephanie đã nói, “bí mật mà gia đình bà ta đã giữ trong suốt nhiều thế kỷ. Bà ta không có con và chồng bà ta chết trước, vì vậy không còn lại ai cả, bà ta phải nói điều bí mật cho cha xứ nghe xưng tội của mình, tu viện trưởng Antoine Bigou, cha xứ của Rennes”.

Giờ đây, khi Malone nhìn chằm chằm về phía trước, ở chỗ rẽ cuối cùng của con đường hẹp, anh có tưởng tượng mình sẽ ra sao khi phải sống ở một nơi hẻo lánh thế này. Các thung lũng trơ trọi tạo nên một chỗ trú chân lý tưởng cho cả những tên tội phạm chạy trốn lẫn những người hành hương mệt mỏi. Thật dễ thấy tại sao vùng này không thể trở thành một nơi dành cho những công viên giải trí khổng lồ, thánh địa cho những người theo phong trào New Age (Phong Irào “Kỷ nguyên Mới” thời thượng bắt đầu từ sau phong trào hippie, hướng nhiều đến lối sống tâm linh), một nơi mà các nhà văn có cái nhìn độc đáo hẳn có thể xây dựng được danh tiếng cho mình.

Giống như Lars Nelle.

Thành phố đã hiện ra trước mắt. Anh đi chậm lại và cho xe đi qua một cánh cổng hai bên dựng cột đá. Một tấm biển báo FOULLES INTERDITES. Cấm đào bới.

“Họ phải treo biển cấm đào bới cơ à?”, anh hỏi.

Stephanie gật đầu. “Nhiều năm trước, nhiều người đổ xô đến đây đào bới lung tung khắp nơi để tìm kho báu. Thậm chí còn nổ mìn. Sau đó thì có luật”.

Ánh sáng ban ngày mờ dần phía trên cánh công vào thành phố. Những tòa nhà bằng đá vôi san sát nhau, giống như những cuốn sách trên giá, rất nhiều có ngói đỏ, cửa dày, và hàng hiên có tay vịn bằng sắt. Một grand rue12 hẹp và tối hơi đi xuống một chút. Nhiều người đeo ba lô và cầm sách hướng dẫn du lịch Michelin13 đi sát tường phía bên kia, thành một hàng dọc. Malone nhìn thấy vài cửa hiệu, một hiệu sách, và một quán ăn. Những lối đi từ phố chính dẫn sang những khối nhà sát nhau, nhưng không nhiều lắm. Toàn bộ thành phố dài chưa đến năm trăm yard.

“Ở đây chỉ có khoảng một trăm người sống thường xuyên thôi”, Stephanie nói. “Ngoài ra mỗi năm có năm mươi nghìn khách du lịch”.

“Lars tạo ra hiệu ứng lớn thật đấy”.

“Còn lớn hơn là tôi có thể nhận ra cơ”.

Bà chỉ tay về phía trước và bảo anh rẽ sang trải. Họ đi qua mấy ki- ốt bán đồ lặt vặt lưu niệm cho khách du lịch.

“Họ đến đây bằng xe buýt”, bà nói. “Muốn tin vào điều không thế’.

Lên hết một đoạn dốc khác, anh đỗ chiếc Peugeot vào một bãi đỗ đầy cát. Hai xe buýt đã ở đó, lái xe của chúng đang đi ra xa để hút thuốc. Một tháp nước mọc lên ở một bên, thân hình bằng

'“Tiếng Pháp, nghía là Phố lớn.

Loại sách bản đồ và hướng dẫn du lịch nổi tiếng và phổ biến ở Pháp của hãng sản xuất lốp xe Michelin.

đá của nó được trang trí một biểu tượng hoàng đạo.

“Nhiều đoàn đến đây thật sớm”, Stephanie nói khi họ đang xuống dốc, “để thăm khu nhà của tu viện trưởng Saunière. Nhà của vị giáo sĩ - mà ông ta đã xây dựng với toàn bộ cái kho báu bí ẩn mà người ta vẫn nghĩ là ông ta đã tìm ra”.

Malone tiến lại gần dãy tường đá cao ngang hông. Toàn cảnh phía bên dưới, một cánh đồng, khu rừng, thung lũng, và đá, trải rộng đến hàng dặm. Những ngọn đồi xanh ánh bạc điểm xuyết những cây đỏ và cây sồi. Anh nhìn ra xung quanh. Những ngọn núi phủ tuyết của dãy Pyrénées chặn mất đường chân trời phía Nam. Một cơn gió mạnh đến từ phía Tây, được mặt trời mùa hè sưởi ấm hẳn lên.

Anh nhìn sang phải. Cách đó khoảng một trăm feet là tòa tháp theo lối tân Gô tích, với mái ngói đâm lỗ châu mai và một tháp nhỏ hình tròn, hình ảnh đã từng lên bìa của rất nhiều cuốn sách và hướng dẫn du lịch. Nó nằm ở bên rìa một vách đá, dữ tợn và đầy thách thức, như thể bám cheo leo vào đá. Một dãy đèn dài chạy từ phía xa của nó rồi vòng ngược lại đến chỗ ngôi nhà bằng kính, rồi một cụm nhà đá cổ khác nữa, cái nào cũng có mái ngói màu da cam. Người ta đi lại trên các tường thành, máy quay phim cầm trên tay, chiêm ngưỡng các thung lũng ở phía dưới.

“Tòa tháp tên là Tour Magdala. Gần như là một dấu hiệu, có phải không?”, Stephanie hỏi.

“Có vẻ như không ăn nhập gì với nơi đây”.

“Tôi cũng thường nghĩ thế”.

Phía bên phải Magdala là một khu vườn đẹp đẽ dẫn đến một tòa nhà xây theo lối Phục hưng trông cũng như thể từ nơi khác đến.

“Villa Béthanie”, bà nói. “Saunière cũng là người xây...

Anh ghi nhớ cái tên. Bethany. “Đó là một cái tên lấy từ trong Kinh Thánh. Ở Đất Thánh. Có nghĩa là ‘ngôi nhà với một câu trả lời’”.

Bà gật đầu. “Saunière rất thông minh với những cái tên”. Bà chỉ những ngôi nhà khác phía sau họ. “Nhà Lars ở phía dưới thung lũng kia. Trước khi đi đến đó, tôi phải làm một việc này đã. Trong khi chúng ta đi bộ, tôi sẽ kể cho anh về việc đã xảy ra ở đây vào năm 1891. Những gì mà tôi đã đọc vào tuần trước. Những điều khiến cho nơi này quay trở lại với sự lãng quên”.

Tu viện trưởng Bérenger Saunière nghĩ về công việc phải làm vào lúc bình minh. Nhà thờ Mary Magdalene đã được xây dựng từ đống đổ nát của người Visigoth và được thánh hóa vào năm 1059. Giờ đây, tám thế kỷ sau, bên trong đã sập sệ, do mái nhà đã thủng lỗ chỗ. Những bức tường cũng đã rệu rã, nền nhà trôi đi từng mảng. Vừa phải kiên nhẫn và chịu khó mới có thể sửa chữa được những hư hại đó, nhưng ông nghĩ là mình đủ sức làm.

Ông là một người vạm vỡ, khỏe mạnh, vai rộng, với một mái tóc đen cắt sát đầu. Chi tiết nổi bật ở con người ông, mà ông luôn tìm cách bày ra, là cái cằm chẻ của mình. Cái cằm càng tăng thêm độ kỳ dị của đôi mắt đen hoạt bát cùng đôi lông mày rậm của ông. Sinh ra và lớn lên cách đó vài dặm, ở làng Montazels, ông biết rất rõ địa lý vùng Corbière. Từ khi còn nhỏ ông đã quen thuộc với Rennes-le-Château. Nhà thờ của nó, dành để thờ Mary Magdalene, trong nhiều thập niên không được sử dụng nhiều, và ông chưa bao giờ tưởng tượng được là đến một ngày ông sẽ phải giải quyết từng ấy vấn đề liên quan đến nó.

“Thật là ngổn ngang", người đàn ông tên là Rousset nói với ông.

Ông nhìn sang người thợ nề. “Ta đồng ý”;

Một thợ nề khác, Babou, đang dựng cột chống một bức tường. Kiến trúc sư nhà nước của vùng mới đây đã đề nghị phá nhà thờ đi, nhưng Saunière sẽ không bao giờ để cho chuyện đó xảy ra. Điều gì đó về ngôi nhà thờ cổ đòi hỏi nó phải được gìn giữ.

“Sẽ phải mất nhiều tiền cho vụ sửa sang lắm đấy”, Rousset nói.

“Hàng đống tiền”. Ông nói thêm với một nụ cười, để ông già kia biết là mình đã hiểu đang phải đối mật với điều gì. “Nhưng chúng ta sẽ làm cho tòa nhà này xứng danh Chúa”.

Điều ông không nói ra là ông đã tìm được nguồn tiền đầy đủ. Tài sản mà một người tiền nhiệm của ông để lại dành riêng sáu trăm franc cho việc sửa chữa. Ông cũng đã thuyết phục được hội đồng thành phố cho ông vay thêm một nghìn bốn trăm franc. Nhưng số tiền lớn nhất đã bí mật đến từ năm năm trước. Ba nghìn franc đã được nữ bá tước Chambord, vợ góa của Henri, hậu duệ cuối cùng của vị vua Pháp, hiến tặng. Khi đó Saunière đã thu hút được rất nhiều ủng hộ với những lời thề chống cộng hòa, điều làm cảm động các giáo dân bảo hoàng của mình. Chính quyền biết chuyện, rút mất khoản tiền niên liễm của ông và định tìm người thay ông ở chức vụ đó. Ông đã bị giám mục xử phạt không được làm việc trong chín tháng, nhưng các hành động của ông đã làm nữ bá tước chú ý, và bà đã liên hệ với ông thông qua một trung gian.

“Chúng ta bắt đầu ở đâu?”, Rousset hỏi.

Ông đã suy nghĩ rất kỹ về việc này. Những cánh cửa sổ bằng kính đã được thay và một cánh cổng mới, bên ngoài lối vào chính, sẽ sớm được hoàn thành. Chắc chắn là bức tường phía Bắc, nơi Babou đang làm việc, sẽ phải được sửa sang, kê thêm một cái bục, và thay mái. Nhưng ông đã biết là phải bắt đầu ở đâu.

“Chúng ta sẽ bắt đầu từ ban thờ".

Một cái nhìn tò mò hiện ra trên mặt Rousset.

“Ai cũng nhìn vào đó cả”, Saunière nói.

"Con sẽ làm như cha muốn, thưa tu viện trưởng”.

Ông thích sự kính trọng mà các giáo dân nhiều tuổi dành cho mình, mặc dù ông mới ba mươi tám tuổi. Trong năm năm vừa rồi, ông đã bắt đầu thích Rennes. Ông được ở gần nhà, với rất nhiều cơ hội để nghiên cứu Kinh Thánh và hoàn thiện tiếng Latinh, Hy Lạp, và Hebrew. Ông cũng thích đi dạo trên núi, câu cá, và đi săn.

Nhưng đã đến lúc ông phải làm được điều gì đó có ý nghĩa.

Ông tiến lại gần ban thờ.

Trên cùng là tảng đá màu trắng đã mòn vì bị nước từ trần nhà rỏ lỗ chỗ trong suốt hàng thế kỷ. Phía dưới là hai cái cột đỡ trang trí, mặt ngoài vẽ các hình chữ thập của người Visigoth và chữ Hy Lạp.

“Chúng ta sẽ thay mặt bàn và mấy cái cột” ông nói.

“Bằng cách nào bây giờ, thưa tu viện trưởng?”, Rousset hỏi. “Sẽ không nhấc được nó ra đâu”.

Ông chỉ về chỗ Babou đang đứng. “Dùng búa tạ. Không cần phải nương tay đâu”.

Babou mang cái búa nặng nề của mình đến và ước chừng công việc. Rồi, bằng một cú đập búa bổ, Babou vung búa lên và đập nó xuống đúng giữa ban thờ. Bề mặt dày phía trên vỡ ra, nhưng tảng đá không dịch chuyển.

“Chắc lắm”, Babou nói.

“Nữa đi”, Saunière nói.

Một cú đập nữa và phiến đá vôi tách ra, hai nửa rơi sang hai bên giữa đám cột vẫn đứng yên.

“Kết thúc đi”, ông nói.

Hai phần đá nhanh chóng bị đập nhỏ ra.

Ông cúi người xuống. “Mang hết ra ngoài đi”.

“Được rồi, thưa tu viện trưởng”, Babou đặt cái búa tạ sang bên, nói. “Cha xếp chúng lên hộ chúng con nhé”.

Hai người đàn ông vác những tảng đá lớn lên và đi ra phía cửa.

“Mang ra sau chỗ nghĩa trang mà để. Ở đó chúng có thể có ích đấy", ông nói với theo.

Khi họ đã đi khỏi, ông nhận ra là cả hai cây cột đều vẫn đứng vững. Ông đập bụi và gạt đống đá vỡ ra khỏi phần đầu trên của một cây cột. Trên một phần tảng đá vôi vẫn nằm đó, và, khi ông vác nó lên chất thành đống, ông nhận ra là bên dưới, ở đầu trên cây cột, có một cái lỗ nhỏ. Phía trong chỉ đủ chỗ cho một bàn tay ông thò vào, hắn là được dùng để chốt phía trên, nhưng ở trong lỗ hổng, ông thoáng nhìn thấy có cái gì đó lóe lên.

Ông cúi xuống thấp hơn và cẩn thận phủi bụi đi.

Đúmg vậy, có cái gì đó ở đây.

Một cái lọ nhỏ bằng thủy tinh.

Không dài hơn ngón tay trỏ của ông và chỉ to hơn một chút, bị nút kín bằng sáp đỏ. Ông nhìn gần hơn và thấy rằng bên trong đựng một cuộn giấy nhỏ. Ông tự hỏi không biết nó đã nằm dây từ bao lâu. Đã lâu rồi không ai động vào ban thờ, cho nên hẳn là nó đã nằm đây từ rất lâu rồi.

Ông lấy cuộn giấy từ chỗ cất giấu của nó ra.

“Cái lọ này đã khởi đầu mọi chuyện”, Stephanie nói.

Malone gật đầu. “Tôi cũng đã đọc sách của Lars rồi. Nhưng tôi nghĩ người ta vẫn cho là Saunière đã tìm thấy ba cuộn giấy da dê viết đầy mật mã ở bên trong cây cột”.

Bà lắc đầu. “Đó là cái phần huyền thoại sau này người ta thêm thắt vào. Cái đó thì Lars và tôi đã nói chuyện rồi. Phần lớn những chuyện bốc phét bắt đầu trong những năm năm mươi, bởi một chủ quán trọ ở Rennes muốn làm ăn phát đạt hơn. Một lời nói dối dựa trên một lời nói dối khác. Lars không bao giờ chấp nhận rằng những cuộn giấy da dê đó là có thật. Trong những quyển sách rẻ tiền có in lại cái đó, nhưng thật ra chưa ai nhìn thấy đâu”.

“Vậy thì tại sao ông ấy lại viết về chúng?”

“Để bán được sách. Tôi biết điều đó làm ông ấy cảm thấy khó chịu, nhưng ông ấy vẫn làm. Ông ấy luôn nói rằng tất cả những gì Saunière tìm được đều phải quay về với năm 1891 và tất cả những cái đó đều nằm trong cái lọ nhỏ bằng thủy tinh. Nhưng ông ấy là người duy nhất tin vào điều đó”. Bà chỉ một ngôi nhà bằng đá khác. “Đó là nơi Saunière từng sống. Giờ là bảo tàng về ông ấy. Cái cột có cái lỗ nhỏ cũng được bày trong đó”.

Họ đi qua các ki-ốt đông nghẹt người và tiếp tục đi trên con phố lát đá cứng.

“Nhà thờ Mary Magdalene”, bà nói, chỉ vào một công trình theo lối La Mã. “Một thời nhà thờ nhỏ cho địa phương rất quan trọng. Giờ thì với vài euro là anh đã có thể được xem tạo tác vĩ đại của tu viện trưởng Saunière rồi".

“Chị không đồng tình với chuyện đó à?”

Bà gật đầu. “Tôi chưa bao giờ đồng tình cả. Đó là một vấn đề”.

Phía tay phải, anh nhìn thấy một lâu đài xiêu vẹo, những bức tường bao sơn màu sẫm đã bị mặt trời nướng chín. “Đó là nhà của d‘Hautpou bà nói. “Thời Cách mạng, nó rơi vào tay chính phủ và từ đó đến nay vẫn cứ lộn xộn như thế”.

Họ vòng qua góc nhà thờ và đi bên dưới một cái cổng trang trí hình đầu lâu và xương chéo. Anh nhớ cuốn sách đã đọc đêm hôm trước nói rằng biểu tượng đó xuất hiện trên nhiều bia mộ của các Hiệp sĩ Đền thờ.

Phía bên kia cánh cổng, đường được trải sỏi. Anh biết từ tiếng Pháp chỉ loại không gian này. Enclos parồissiaux. Khu giáo dân. Và nơi này có vẻ hết sức điển hình — một bên có bức tường thấp, bên kia gắn chặt vào một nhà thờ, lối vào là một khải hoàn môn. Nghĩa trang đầy những ngôi mộ bằng, bia mộ và khu tưởng niệm. Trên vài ngôi mộ có hoa, và nhiều mộ được trang trí ảnh của người chết, theo đúng truyền thống Pháp.

Stephanie bước đến một ngôi mộ không để cả hoa lẫn ảnh, và Malone để bà lại một mình. Anh biết là Lars Neile được người dân địa phương yêu quý đến mức được phép chôn ở ngay trong nghĩa trang nhà thờ của họ.

Tấm bia rất đơn giản, chỉ ghi tên, năm sinh, năm mất, và dòng chữ CHỒNG, CHA, HỌC GIẢ.

Anh đến bên cạnh bà.

‘‘Họ chưa bao giờ đắn đo trong việc chôn ông ấy ở đây”, bà thì thầm.

Anh hiếu điều bà muốn nói. Ở nơi thiêng liêng.

“Ông thị trưởng thời đó nói rằng không hề có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy là ông ấy đã tự tử. Ông ấy và Lars rất thân thiết, và ông ấy muốn bạn mình được chôn ở đây".

“Đây là một nơi hoàn hảo”, anh nói.

Bà đang đau đớn, anh biết, nhưng tỏ ra nhận thấy sự đau đớn của bà có thể bị coi là một chuyện xâm phạm sự riêng tư của bà.

"Tôi đã phạm rất nhiều sai lầm với Lars”, bà nói. “Và phần lớn trong số đó đã làm quan hệ giữa tôi và Mark xấu đi”.

“Hôn nhân là chuyện khó nhọc”. Cá cuộc hôn nhân của anh cùng đã thất bại vì sự ích kỷ. “Và cả việc làm cha mẹ nữa”.

“Tôi vẫn luôn nghĩ niềm say mê của Lars là ngu ngốc. Tôi thì là một luật sư làm cho chính phủ, làm toàn những việc quan trọng. Còn ông ấy thì tìm kiếm những điều không thể”.

“Vậy thì tại sao chị lại ở đây?”

Bà nhìn xuống ngôi mộ. “Tôi vừa nhận ra là tôi nợ ông ấy"

“Hay là chị nợ chính chị?”

Bà quay đi khỏi ngôi mộ. “Có thể là tôi nợ cả hai chúng tôi”, bà nói.

Anh để mặc bà.

Stephanie chỉ một góc xa. “Người tình của Saunière chôn ở đó”.

Malone có biết về người tình này từ những cuốn sách của Lars. Bà trẻ hơn Saunière mười sáu tuổi, mới mười tám khi bỏ công việc thợ làm mũ và trở thành người giúp việc cho tu viện trưởng. Bà ở bên ông trong suốt ba mươi mốt năm, cho đến khi ông mất vào năm 1917. Mọi thứ Saunière có được đều để tên bà, bao gồm cả đất đai của ông và các tài khoản ngân hàng, và do đó không ai khác có thể chạm vào được, kể cả Nhà thờ. Bà tiếp tục sống ở Rennes, mặc những bộ quần áo sẫm màu và vẫn cư xử như thể người tình của mình còn sống, cho đến khi mất vào năm 1953.

“Bà ấy điên lắm", Stephanie nói. “Bà ấy viết một văn bản, rất lâu sau khi Saunière đã chết, nói rằng với những gì bà ấy để lại, toàn bộ Rennos có thế sống được một trăm năm, thế nhưng bà ấy lại sống rất nghèo khổ cho đến khi chết”.

“Không ai biết được là tại sao à?”

“Câu duy nhất của bà ấy là 'Tôi không thể chạm tay được vào đó”.

“Thế mà tôi cứ nghĩ chị không biết gì nhiều về tất cả những cái đó.”.

"Thì tôi có biết đâu, cho đến tuần vừa rồi. Sách vở và báo chí có rất nhiều thông tin. Lars đã bỏ rất nhiều thời gian để hỏi chuyện người dân địa phương”.

“Nghe như là có rất nhiều lời đồn đại thì phải”.

“Về Saunière thì đúng. Ông ấy chết đã lâu rồi. Nhưng người tình của ông ấy thì sống tận cho đến những năm năm mươi, cho nên vẫn còn nhiều người sống hồi những năm bảy mươi và tám mươi có biết bà ấy. Bà ấy bán Villa Béthanie năm 1946, cho một người tên là Noel Corbu. Ông ta đã biến nó thành một khách sạn — chính là chủ quán trọ tôi nói lúc nãy, người đã tung ra vô khối thông tin sai lạc về Rennes ấy. Bà ấy đã hứa là sẽ nói bí mật của Saunière cho Corbu, nhưng đến cuối đời bà ấy mắc bệnh gì đó và không nói được nữa”.

Họ đang đi trên cái sân cứng, mỗi bước đi lại có tiếng lạo xạo.

“Đã có thời Saunière cũng được chôn ở đây, bên cạnh bà ấy, nhưng ông thị trưởng nói là ngôi mộ bị nguy hiểm từ phía những người truy tìm kho báu”. Bà lắc đầu “Thế là vài năm trước họ đã lôi ông ấy lên và cho vào một cái lăng ở trong vườn. Bây giờ chỉ mất ba euro là được vào xem mộ ông ấy... cái giá của sự bảo quản một cái xác”.

Anh bắt được sự mỉa mai trong giọng nói của bà.

Bà chỉ ngôi mộ. “Tôi nhớ mình đã đến dây nhiều năm về trước. Khi lần đầu tiên Lars đến đây vào cuối những năm sáu mươi, trên mộ không có gì ngoài hai hình chữ thập, trang trí bằng mấy cành nho. Không ai định làm gì với nó. Không ai dám. Saunière và người tình của mình đã hoàn toàn bị quên lãng”.

Một sợi dây xích sắt bao quanh khu mộ và hoa tươi cắm trong những cái lọ bê tông. Malone nhìn thấy dòng chữ trên một phiến đá, không dễ đọc lắm.

NƠI ĐÂY CHÔN CẤT BÉRENGER SAUNIÈRE CHA XỨ RENNES-LE-CHÂTEAU 1853-1917

MẤT NGÀY 22 THÁNG GIÊNG 1917 THỌ 64 Tuổi

“Tôi đọc được ở đâu đó rằng bia yếu ớt quá nên không chuyển được”, bà nói, “nên họ đã để lại. Thêm cái để xem cho khách du lịch”.

Anh nhìn sang bia mộ của người tình. “Bà ấy không phải là dối tượng tìm kiếm à?”

“Chắc là không, vì người ta vẫn để bà ấy ở đây”.

“Quan hệ giữa họ hồi đấy không gây bê bối à?”

Bà nhún vai. “Tất cả những tài sản mà Saunière có được, ông ấy đều phân phát rộng rãi. Cái tháp nước ở đằng sau bãi đỗ xe, ông ấy đã xây nó cho thành phố. Ông ấy cũng lát đường, sửa nhà, cho người gặp khó khăn vay tiền. Thế cho nên ông ấy được tha thứ về mọi lỗi lầm phạm phải. Và thời đó các giáo sĩ cũng thường có phụ nữ phục vụ trong nhà. Ít nhất đó cũng là điều Lars đã viết trong một cuốn sách của ông ấy”.

Một nhóm khách du lịch ầm ĩ vây kín phía sau họ và nhìn về phía ngôi mộ.

“Họ đến đây để trố mắt ra nhìn”, Stephanie nói, một vẻ khinh bỉ hiện ra trong giọng nói. “Tôi tự hỏi không biết họ có dám làm đúng như vậy khi nào về đến nhà, trong nghĩa trang chôn những người thân yêu của họ hay không”.

Đám đông tiến lại gần hơn, và một hướng dẫn viên du lịch bắt đầu nói về người tình. Stephanie bước lùi lại và Malone đi theo.

“Với họ đây chỉ là một trò tò mò”, Stephanie hạ giọng nói. “Nơi tu viện trưởng Saunière tìm thấy kho báu của mình và đã trang trí nhà thờ của mình bằng những thông điệp theo cách nào đó dẫn đến chỗ kho báu ấy. Thật khó tưởng tượng được là người ta lại tin được vào mấy thứ chuyện tào lao ấy”.

“Đó không phải là những gì mà Lars đã viết à?”

“Ở một mức độ nào đó. Nhưng cứ nghĩ mà xem, Cotton. Ngay cả khi ông thầy tu tìm được một kho báu, thì tại sao ông ấy lại phải để lại một tấm bản đồ để người khác tìm ra được? Ông ấy đã xây dựng nó trong suốt cuộc đời mình. Điều cuối cùng ông ấy muốn là ai đó tin vào chuyện ấy”. Bà lắc đầu. “Tất cả những cái đó làm cho những cuốn sách được nổi tiếng, nhưng không có thật đâu”.

Anh đang định hỏi thêm thì nhận ra cái nhìn của bà đã hướng về một góc khác của nghĩa trang, cách đó một đoạn cầu thang đá, về phía một cây sồi nhiều bia mộ hơn. Trong bóng râm, anh thấy một ngôi mộ mới để nhiều bó hoa tươi, những dòng chữ bạc trên bia mộ vẫn còn sáng óng ánh.

Stephanie đi về phía đó và anh đi theo.

“Trời ơi”, bà nói, vẻ mặt đầy kinh ngạc.

Anh đọc dòng chữ. ERSNT SCOVILLE. Rồi anh tính toán theo ngày tháng ghi trên đó. Người đàn ông chết ở tuổi bảy mươi ba.

Tuần trước.

“Chị biết ông ấy à?”, anh hỏi.

“Tôi đã nói chuyện với ông ấy cách đây ba tuần. Ngay sau khi nhận được quyển nhật ký của Lars”. Sự chú ý của bà hướng lên ngôi mộ. “Ông ấy là một trong những người từng làm cùng với Lars mà tôi đã nói, và muốn lần này chúng ta đến gặp”.

“Chị có nói với ông ấy những gì chị định làm không?”

Bà chầm chậm gật đầu. “Tôi đã nói cho ông ấy về cuộc đấu giá, quyển sách, và chuyện tôi sẽ sang Châu Âu”.

Anh không thể tin vào những gì mình vừa nghe thấy. “Tôi cứ nghĩ đêm qua chị đã nói là không có ai biết”.

“Tôi đã nói dối”.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx