sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 12

Tháng bảy nhiệt độ không xuống dưới 37 độ. Các dãy trại chạy dài theo hướng bắc nam, cùng hướng với gió chính trong mùa hè, nên không có gió thổi ngang các khoang. Trong đêm tối yên lặng ngột ngạt, Marty nằm trên giường, nóng và mồ hôi dầm dề. Hai đùi cô dang ra để hai vế khỏi dính vào nhau và rịn ướt mồ hôi, hai cánh tay giương lên trên đầu để tránh chạm vào hông. Không cách gì bớt nóng, cái nóng khổ sở, ngột ngạt, ngay cả cái khăn lông nhúng ướt cô quấn lên người cũng không giúp được gì.

Từ ngoài các lán, có tiếng lao xao hấp dẫn của một làn gió mát. Nó múa may bên ngoài các cửa sổ và cánh cửa lớn có lưới. Nhưng nó không lọt vào trong phòng. Marty lắng tai nghe gió, vừa vả mồ hôi vừa tức tối.

- Ồ quỉ sứ! Làm sao ngủ được trong cái lò này?

- Im đi, Rogers - Tiếng Eden bị bịt bớt bởi tấm nệm trên đó cô nằm sấp, im lìm, hai tay dang ra xa thân mình.

- Ai ở đây thì ở, còn tôi, thì tôi đi nơi khác.- Marty bước ra khỏi giường và nắm lấy đầu giường, bắt đầu kéo nó lết trên sàn nghe ken két khó chịu.- Có ai mở gim cái cửa cho tôi không?

- Chị làm cái quỉ quái gì thế? - Cappy chống tay nhổm dậy hỏi.

- Tôi ra ngoài trời ngủ, ít nhất có gió mát.

Mấy phút sau, tất cả đều kéo giường ra ngoài và nằm giữa trời. Các khoang khác nghe thấy, nên làm theo và rồi thì dọc theo suốt tòa nhà, giường được kéo ra. Làn gió mát không mạnh nhưng cũng làm không khí di chuyển và thay đổi.

- Chị hãy nhìn tất cả các vì sao trên kia.- Marty nằm ngửa ra và nhìn hàng triệu vì sao trên nền trời đen như nhung, tất cả đều sáng lấp lánh. Cô ngó Mary Lynn - Anh chàng cao bồi trước đây muốn chỉ cho tôi các vì sao đâu rồi?

Cô cười khúc khích vì nhớ lại anh chàng chăn bò si tình cô đã gặp trong một bữa tiệc thịt nướng do một chủ nhân trại nuôi bò mời các cô nhân ngày lễ Độc Lập 4 tháng 7.

- Đêm nay đẹp ghê! - Mary Lynn thở dài và gối đầu lên cánh tay.

Nằm phía bên kia, Cappy nói:

- Không còn lâu nữa chúng ta sẽ bay kiểm tra trên các chiếc AT- 17.

Bay chiếc máy bay hai động cơ này là giai đoạn cuối của khóa huấn luyện cho họ kinh nghiệm về máy bay nhiều động cơ, trước khi tốt nghiệp trong tuần đầu tháng tám.

- Cái máy bay oanh tạc bằng tre ấy hả? - Eden nói đùa, vì chiếc máy bay ấy bằng ván ép do hãng Cessna chế tạo.

Marty nghe lõm câu chuyện.

- Mấy chị muốn nói cây đèn ấy hả? Nó có vẻ dễ cháy giống như que diêm.

Nằm im lặng trên giường, Rachel lắng nghe họ thảo luận khe khẽ về chiếc máy bay hai động cơ. Cô nhớ đã nghe các cô học các khóa trước kể về loại máy bay AT- 17. Chiếc máy bay có một chỗ ngồi đàng sau phi công và phi công phụ, thấp và hình như thụt xuống giống một cái giếng. Ngay cả những người không dễ say khi bay cũng phải chụp lấy cái túi giấy khi ngồi trong chỗ ấy. Có tiếng la thất thanh:

- Có rắn! rắn hổ mang! - Tiếng la càng lớn - Có ai giết giùm!

Các cô rào rào chạy trốn vào nhà, trong khi những cô khác ngồi vắt vẻo trên giường dòm xuống qua mép giường, và có cô tìm vũ khí để tự vệ. Con rắn đã khờ dại bò lên đường đi, sau đó bị đập chết.

- Tội nghiệp cpn rắn - Marty nói.

- Đó là một con rắn hổ mang kia mà! - Eden cãi.

- Tôi nghe nói chúng luôn luôn đi có cặp, - một cô nói.

Một phút im lặng theo sau. Rồi thì ồn ào trở lại vì tất cả đi tìm con rắn đực đi cặp với con rắn đã chết. Một số khóa sinh bỏ cuộc, kéo giường vào nhà, nhưng Marty ngáp dài và nằm duỗi ra trên giường. Con rắn thứ hai không bao giờ tìm thấy, nhưng đa số các khóa sinh ngủ không ngon, cứ trằn trọc lắng nghe xem có tiếng sột soạt trong cỏ dưới giường họ nằm không.

Trước khi tốt nghiệp, mỗi khóa sinh phải thực hiện một chuyến bay đường trường một mình đến một nơi do huấn luyện viên ấn định. Chỉ là hoàn toàn do may mắn khi Mary Lynn được chỉ định bay đến thị trấn quê hương của cô ở Mobile trên bờ biển Gulf Coast của Alabama. Nửa đường, cô đáp xuống đổ thêm xăng và đánh điện về nhà cho biết giờ phỏng định cô sẽ đến để cố gắng ở thăm nhà được một giờ hay lâu hơn.

Trên đoạn đường chót, nhờ thuận gió, cô lợi được thêm một giờ để ở lâu hơn ở Mobile. Vừa đáp xuống, cô gọi về nhà để báo rằng cô trên đường về nhà, dẫu mẹ cô ngại bị mất ngủ. Mẹ cô ngủ ban ngày nhiều hơn, vì cha cô làm ca ngày ở xưởng sửa chữa tàu. Cô sẽ không gặp cha cô trong lần về thăm nhà này.

Ra khỏi căn cứ không quân, cô đi xe buýt về thị trấn. Các cần trục cao ngất ở xưởng sửa chữa tàu thủy nối liền nhau chọc lên trời, biến bến cảng yên tĩnh ở Mobile, Alabama, thành một thị trấn đang bùng nổ. Khói than bốc lên thành từng lớp, bị gió biển thổi dồn lên cao, mùi khói dày trong không khí có mùi mặn. Các vỉa hè trong thị trấn chật ních khách bộ hành.

Mary Lynn xuống xe buýt để đón xe chạy về khu cô ở, và đứng chờ ở bên đường. Thoại tiên, cô không để ý đến ba thiếu nữ đứng ngoài cửa hàng ở góc phố. Mặc áo blouse và váy giống nhau, đi vớ ngắn và dép quai. Họ đánh phấn dày mặt và bôi son đỏ chót. Ba cô ngó Mary Lynn, đang mặc quần ga- bạc- đin màu vàng, áo sơ mi trắng cụt tay, và đội nón cát- kết, với ánh mắt nghi ngờ của các cô bé khi nhìn người lớn hơn chúng, và một người phái nữ đối với một người phái nữ khác. Mary Lynn ngờ rằng chưa cô nào đã đến tuổi mười sáu.

Cô quay nhìn ra đường xem xe buýt đền chưa, và suy nghĩ có nên kêu taxi để đi cho nhanh hơn không. Sau sáu tháng ở Texas, cô không còn quen với cái nóng ẩm của miền cực nam - cái nóng ướt dính mà thậm chí gió mát thổi vào từ vịnh Mê- hi- cô cũng không làm giảm bớt được. Cô thấy ngộp thở trong khi dòm ra đường đầy xe cộ. Không thấy chiếc xe buýt nào cả. Mary Lynn quay lại bộ ba cô gái.

- Khi nào mới có xe buýt đến?

- Tôi không biết, thưa bà. Chắc là không lâu nữa - một cô đáp.

Mary Lynn nén tiếng thở dài, đành chờ. Một người thủy thủ đi đến khiến ba cô thiếu nữ bưng miệng cười khúc khích trong khi liếc mắt đưa tình với anh ta. Mary Lynn buồn cười vì vẻ khờ dại của các cô đối với một lính thủy trẻ, cho đến khi cô thấy họ ngang nhiên đón đường anh ta.

- Anh ở xứ nào vậy, anh lính thủy?

- Y cha, anh dễ thương quá! Tôi sẽ tự hào được ở chơi vớI anh.

- Anh đãi bọn này chai xô đa đi.

Ba cô gái gần như xông vào ngườI thủy thủ, áp thân mình của họ vào ngườI anh ta. Mary Lynn thấy chướng mắt. Anh lính thủy gần như tha hồ chọn. Anh ta nhìn từng cô như để chọn lựa, làm cô nào cũng có vẻ xiêu lòng.

- Tên em là gì, em cưng? - Anh ta thân mật quàng một tay sau eo ếch một cô anh đã chọn và để bàn tay lên mông cô.

- Donna May - cô ta đáp, mặt tỏ vẻ say đắm, không có ý gì kháng cự sự tiếp xúc gần như thân mật quá đáng của anh ta.

Anh lính thủy cuối xuống nói nhỏ gì đó vào tai Donna May, rồi đứng thẳng lên và nói:

- Tôi đãi cô một chầu xi- nê chịu không?

- Chịu.

Cô bé rung lên vì kích thích, và tỏ vẻ đắc thắng trong khi hai cô kia bắt đầu bỏ đi, thất vọng, nhưng lại dòm ra đường để chờ đón cơ hội khác.

Khi cô gái bắt đầu đi vớI ngường lính thủy, Mary Lynn không chịu được nữa, cô hỏi:

- Mẹ em có biết em làm việc này không? Em bao nhiêu tuổI?

Cô gái day lại, giận dữ và níu cánh tay người thủy thủ như sợ mất anh ta.

- Không việc gì đến bà.

Người lính thủy không hề động tâm.

- Tôi lớn rồi - Donna May nói, và hất đầu về phía chiếc xe buýt đang chạy đến. - Sao bà không lên xe buýt và để chúng tôi yên. Ai biểu bà xía vào đâu.

Tiếng xe thắng két, và chiếc xe buýt ngừng lạI ở lề đường. Mary Lynn ngần ngừ một chút, nhìn trừng trừng ngườI thủy thủ và cô gái ngồi lên xe. Chiếc xe buýt đông người nồng nặc mùi mồ hôi và mùi thuốc lá, càng khó chịu hơn trong không khí nóng và ẩm của tháng bảy. Mary Lynn ngồi lọt vào giữa hai ngườI trên một ghế ở phía trước trong khi xe chạy đi.

Qua cửa sổ, Mary Lynn nhìn người thủy thủ và cô gái đang đi trên vỉa hè, giống như cặp tình nhân hơn là người lạ mà họ đúng là vậy. Vẻ mặt cô để lộ sự bất mãn và người đàn bà mặc áo quần công nhân ngồi cạnh để ý thấy vậy nên hỏi:

- Ghê tởm, phải không?

- Cô ta còn nhỏ quá để biết hậu quả của việc mình làm.

- Khóai đồ ka- ki, người ta bảo vậy. Một số các cô bé khoái bất cứ ai mặc quân phục. Tôi đã thấy các cô bé ấy trong các cửa hàng hỏi mua…bà biết đấy…đồ bảo vệ. Cuộc chiến tranh này, có ảnh hưởn đủ thứ đến tất cả chúng ta. Tôi cũng chẳng biết phải nghĩ thế nào. Có lẽ các cô ấy có lý, thời buổi này chộp được cái gì cũng nên làm.

Mary Lynn nín lặng để khỏi nói chuyện chán nản. Xe chạy nên có gió lọt qua cửa sổ đỡ nóng. Nhưng không lâu, vì đến mỗi góc phố xe lại ngừng để khách lên xuống, và không khí bên trong càng ngột ngạt. Những tòa nhà cổ, có phòng dưới mái, những hàng rào sắt uốn có dây leo chằng chịt, những hàng cột cao trước mặt khoác lên thị trấn đã có nếp sống thác loạn này một vẻ lịch sự nghèo nàn, trong khi đường phố chật ních người đi và các mương rãnh đầy rác rưởi ruồi muỗi.

Bên ngoài một rạp xi- nê, chen chúc bên quầy bán vé là trẻ con đủ lứa tuổI, từ một đứa bé còn ngủ do một đứa bảy tuổi bế trên tay đến một đứa con trai mới chín tuổi mà đã phì phèo điếu thuốc lá và dẫn theo cả một bầy em. Ít thấy người lớn.

- Chúng bị nhốt ở ngoài tất cả - người đàn bà nói.

- Sao?

- Chúng bị nhốt không cho vào nhà. Các bà mẹ chúng làm việc ở đâu đó, vì không muốn để bọn trẻ ở trong nhà nên khóa cửa lại và cho chúng đi xem xi- nê đỡ tốn tiền thuê người coi chúng. Một loại nữa là đám trẻ con đeo theo chìa khóa. Chúng đeo chìa khóa cửa nhà chúng ở cổ để khỏi mất. Buồn thật!

Họ chạy qua rạp xi- nê và gió một lần nữa lọt vào trong xe, rồi xe quẹo vào một con đường có bóng cây, và Mary Lynn nghển cổ để chờ trông thấy ngôi nhà có khung sườn trắng với hiên trước dài.

Mẹ cô đón tiếp không niềm nở lắm, vẻ mặt bà có vẻ hốc hác bơ phờ, nhưng cặp mắt vẫn đen láy và sáng rực như hai hòn than cháy đỏ. Bà có vẻ tức giận hay khao khát cái gì! Mary Lynn không biết. Bà phải cho người ở trọ, trong các phòng trống.

- Mẹ làm lụng nhiều quá, mẹ ạ! - Thấy mẹ mệt mỏi, cô thương hại mẹ. Có bốn người ở trọ, chia nhau ngủ theo ca trong hai cái giường - Mẹ làm việc về đêm, lo quét dọn nhà này và cho mướn phòng…

- Ở thị trấn này, chỗ ngủ hiện đang quí lắm! - mẹ cô nói - Nếu cuộc chiến tranh này chỉ kéo dài thêm vài năm, ba con và mẹ sẽ có thể trả hết món nợ cầm cố ngôi nhà này và còn để dành được ít tiền để về già.

Câu nói có ý nghĩa tham tiền làm Mary Lynn thắt ruột gan. Ước mong chiến tranh tiếp diễn vì có thể làm ra tiền nhờ nó thấy ích kỷ và chai đá thế nào! Beau đang chiến đấu. Nếu chiến tranh kéo dài, anh ấy sẽ bị nguy hiểm nhiều hơn.

Nhưng dầu không vừa ý vì thấy mẹ tham tiền, Mary Lynn có thể hiểu được. Cha mẹ cô đã mất rất nhiều trong cuộc khủng hoảng kinh tế, chỉ còn giữ được ngôi nhà của gia đình. Mẹ cô đã giận đời vì nghèo khó và phải nhịn nhiều thứ. Bà đã trở nên chua chát và bị ám ảnh bởi tiền bạc.

Mary Lynn vô tình rút một điếu thuốc ra và gõ vào bàn để cho chặt. Mẹ cô quan sát cô rồi nói:

- Còn những thói quen dễ sợ nào nữa con đã tập ở Texas, ngoài việc hút thuốc và mặc quần dài đàn ông?

- Mẹ à, mặc váy khó trèo ra trèo vào máy bay lắm - cô bào chữa cho việc mặc quần, nhưng không thử bào chữa cho thuốc lá làm gì.

- Không đàng hoàng chút nào! mẹ cô nói.

Cô châm điếu thuốc và hút một hơi:

- Có lẽ mẹ nên nhìn vào gương mà xem mẹ bậy giờ ra sao.

Chuyến về thăm mẹ chẳng vui gì cả, nên đến khi phải trở về sân bay để lái đoạn đường dài trở lại Sweetwater, cô thấy nhẹ nhõm. Lần tới về nhà, cô sẽ ở lâu hơn và bộ đồng phục của cô sẽ có gắn cặp cánh bạc.

Gió nóng thổi bụi vào mặt Rachel, làm cô cay mắt, nhưng cũng nóng trong đầu buổi chiều cuối tháng bảy ấy. Cô đứng bên ngoài chờ bay với Helen Shaw, đợi các huấn luyện viên đến. Các máy bay Cessna hai động cơ đậu trên đường bay, sẵn sàng để bay thực tập bằng vô tuyến. Lễ mãn khóa đã gần kề.

- Cha mẹ tôi đã lấy xe lửa ở Oklahoma để đến đây dự lễ gắn cánh bạc cho tôi - Helen Shaw nói - giả thiết rằng tôi qua lọt chuyến bay kiểm tra, dĩ nhiên.

- Chị sẽ qua lọt, đừng lo. - Rachel nói.

Một huấn luyện mặc áo sơ mi bước đến sau lưng họ.

- Được rồi, đừng nói chuyện nữa, kiểm tra máy bay đi.

Ông ta ra lệnh cho Helen và người cùng bay vớI cô ngày hôm nay là Carla Ellers.

- Coi bộ chúng tôi cất cánh sớm nhất. Chị có thể bay theo chúng tôi trong Cây Đèn Runson. Bằng cách đó, chị khỏi bay lạc trên đường đến Big Spring - Helen chọc Rachel và nháy mắt khi đi ra chỗ các máy bay có thân hình như những cái hộp, làm bằng ván ép.

- Dầu Helen cất cánh trước năm phút, Rachel vừa cất cánh ở phi trường Avenger cũng thấy được chiếc AT- 17 của cô ta. Cả hai đã bắt được tín hiệu của đài kiểm báo ở Big Spring và tín hiệu ấy đang vang lên đều đặn bên tai họ. Chiếc máy bay của Helen vẫn giữ khoảng cách. Nó luôn luôn trong tầm nhìn của Rachel, trong khi cô này bay theo tín hiệu ra- đi- ô với huấn luyện viên của cô ngồi ở ghế phi công phụ và một bạn khóa sinh khác, Barbara Frye, ngồ sau ghế họ.

Cái đồi thấp hình thù không đều đặn, là tiêu mốc để nhận ra Big Spring, nổi lên ở đường chân trời. Nơi đến của họ ngay trước mặt. Rachel với tay vặn nhỏ tín hiệu ra- đi- ô để quen tai có thể nhận ra dễ hơn, khoảng khắc im lặng vô tuyến khi họ bay ngang qua trên đài kiểm báo. Qua khóe mắt, cô chợt thấy nháng lửa trên trời ngay trước mặt. Rachel ngước lên nhìn thì thấy chiếc AT- 17, thường gọi là cây đèn Bunson, bay dẫn đầu, đã nổ thành một quả cầu lửa vàng rực đang xoay qua bốc khói và bắn tung mảnh vụn ra chung quanh.

- Lay chúa! Joe Gibbs, người huấn luyện viên kêu lên.

Cổ họng Rachel thắt lại, cô không thốt lên được tiếng nào. Cô kinh hoàng ngó theo các mảnh vụn cháy đỏ và bốc khói bắn ra tứ phía, xuyên qua bầu trời, trong khi cái lõi xoay theo hình trôn ốc rơi xuống đất, thành một đường xoắn chậm rãi và chết chóc. Khỏi cần nhìn xem có dù không, không đủ thì giờ cho ai nhảy ra cả.

Bị thôi miên bởi cảnh tượng ác mộng của chiếc máy bay bị tai nạn rơi xuống đất, Rachel nhìn sửng nó, bay qua chổ nó và quay lại nhìn. Nó đã cháy thành ngọn lửa chỉ trong mấy giây. Những ngườI ngốI trong đó chắc đã chết liền, có lẽ ngay lúc họ nghe tiếng nổ hay nhìn thấy những ngọn lửa đầu tiên. Chi sợ trong một giây, vì bị lửa bao phủ, rồi thì là hết.

Mồ hôi tuôn ra khắp các lỗ chân lông làm da cô ướt đẫm. Cô không dám nhái mắt và bắt đầu run như cầy sấy, rồi tiếng nức nở đầu tiên thoát ra từ cổ họng cô.

- Được rồi tỉnh lại đi Goldman - Joe Gibbs gắt gỏng ra lệnh. - Hãy chú ý tới gì cô đang làm. Cô đã lạc xa tín hiệu ra- đi- ô. Cô là phi công gì vậy? Hèn chi cô cứ bay lạc hoài.

Những lời chỉ trích của ông ta buộc cô thôi chú ý vào cột khói đang bốc lên ở chỗ máy bay rơi. Tiếng tè tích tè tích trong ống nghe của cô xác nhận cô đã bay trượt qua bên trái làn sóng, nhưng cô không quan tâm. Cô quay qua nhìn người huấn luyện viên, mắt nhòe lệ.

- Bạn thân của tôi trong chiếc máy bay ấy - Cô nói, răng nghiến lạI, vùa đau đớn vừa tức gậin.

- Cô có lái máy bay này không thì bảo? - Ông ta lạnh lùng nói.

- Có.

Rachel vội vàng đáp ngay và chỉnh lại hướng máy bay, tìm lại làn sóng ra- đi- ô, trong khi ông ta báo cáo bằng máy vô tuyến tai nạn đó về căn cứ ở Big Spring.

Cho đến tối hôm đó, Rachel mớ nhớ ra rằng huấn luyện viên của Helen, Frank Lawson là bạn thân của Gibbs. Có thể là ông ta cũng nạt nộ cả ông khi ông nạt cô, nhưng cô không thể tha thứ cho ông ta sự chai đá trong giây phút đó, cũng như không thể quên ngọn lửa trên bầu trời.

Tất cả đều choáng váng rụng rời vì cái chết của hai khóa sinh và người huấn lưyện viên của họ. Tấn thảm kịch ấy càng làm tăng thêm sự xung đột giữa phe Houston và phe Avenger trong khóa học. Bay luôn luôn là một sự thách thức đầy kích thích đối với họ, làm họ khoái chí. Gần đến ngày mãn khóa, họ phải đối đầu với thực tại là bay cũng rất nguy hiểm. Được lái máy bay có vẻ là một phương cách hấp dẫn để phục vụ nổ lực chiến tranh, nhưng họ phảI liều mạng của họ để làm việc đó.

Tối đó trong phòng, Cappy bảo Rachel kể lại cho nghe. Cả trại đã biết cô ta chứng kiến vụ nổ trên trời. Khi nghe kể xong, Rachel cúi gầm mặt và nhắc lại:

- Ở đường bay, Helen đã gọi đùa là "Cây đèn". Ai cũng gọi thế.

Ngày mãn khóa học 43- w- 3 diễu hành qua chiếc máy bay một động cơ Texan và ngang qua khán đài duyệt binh, trên đó Jacqueline Cochran chờ để gắn cặp cánh cho họ, trong khi bốn khóa nữa đang học đứng dự. Tất cả các nữ phi công, ở trong không lực của Lục quân, đang đào tạo, hay ở trong ngành chuyên máy bay của Bộ Tư Lệnh Vận Tải Hàng Không, bây giờ đặt dưới quyền chỉ huy của bà giám đốc các Nữ phi công Jacqueline Cochran, có văn phòng đặt tại Ngũ Giác Đài mới cất. Nancy Harkness Love tiếp tục làm giám đốc các Nữ phụ tá quân độI (WAF) trong bộ Tư Lệnh Vận TảI Hàng Không.

Ngày 5 tháng 8 năm 1943, các nữ phi công và khóa sinh cuối cùng được chính thức hóa là Đoàn nữ phi công phục vụ (WASP) và từ đó được gọi bằng bốn chữ đầu tên này.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx