sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Tuổi thơ trong chiến tranh - Chương 03

BA VÀ ANH NẾM MÙI... ROI VỌT!

Hôm đó là một buổi chiều mùa đông năm 1967.

Trời mưa rả rích suốt cả ngày không ngớt. Và phía Tây mây đen vẫn đùn lên lớp lớp tầng tầng, báo hiệu sẽ còn mưa to gió lớn. Con suối nhỏ trước nhà tôi, len chảy giữa ranh giới Đồng Máng với đồng Gò Cao, nước đục ngầu cứ duềnh lên tràn ngập cả đôi bờ. Đoạn hàng rào ấp chiến lược gần con suối nhỏ có mấy lỗ hổng vì dòng nước xoáy xiết cuốn trôi bùn đất. Mấy lỗ hổng khá rộng, không cần phải vạch thêm ra, người lớn cũng có thể bò qua rúc lại dễ dàng...

Anh Hai tôi chăn thả bầy vịt đẻ ở Đồng Máng. Do chểnh mảng trong chốc lát, anh Hai tôi đã để bầy vịt lội ra con suối nhỏ và chúng vừa đập cánh gọi nhau “cặp cặp”, “cạc cạc”, vừa bơi ngược dòng nước, hướng về phía bờ rào ấp chiến lược. Hốt bùn đất ném đuổi chúng quay lại không được, anh Hai tôi khóc bù lu bù loa và réo gọi ba tôi ra lùa giúp. Lúc bấy giờ khoảng bốn giờ chiều. Những con chim bìm bịp đậu ở đâu đó trong các lùm cây ven suối bên ngoài bờ rào ấp chiến lược, cất tiếng kêu đổ hồi vang vọng giữa mênh mông hoang vắng. Ba và anh Hai tôi ra sức tấn [15] bầy vịt lên Đồng Máng nhưng chúng ngoan cố, không chịu phục tùng, cứ bay chạy lung tung. Ba tôi cởi bỏ áo mưa, bơi qua bên kia suôi để cùng với anh Hai tôi ở bên này suối, dồn đuổi chúng quay về. Thế nhưng, bầy vịt vẫn ung dung nối đuôi nhau bơi ngược dòng nước lên sát bờ ràược, mặc cho chủ nhân của chúng đang lo sốt vó! Sợ bầy vịt bơi ra ngoài rồi ngủ qua đêm giữa đông không mông quạnh sẽ làm mồi cho lũ rái cá và các loài thú khác, ba tôi vội chui qua lỗ hổng bờ rào ấp chiến lược, dồn ngược chúng quay trở lại. Và lần này ba tôi đã thành công!

Bỗng có tiếng súng bắn kêu ba phát một vang lên từ bót gác ở sát cổng ấp chiến lược thôn Hữu Lâm. Bọn lính nghĩa quân đứng lố nhố trên đường cái quan chỉ chỏ, réo gọi ba và anh Hai tôi đến. Khi hai người lội ruộng bì bõm tới nơi, gã Trung đội trưởng nghĩa quân có bộ giò đi quẹt lửa, nửa thân trên ễnh về phía trước và có cặp mắt ngó dài dại như mắt chó điên [16] (do vậy, gã được bà con dân làng gán cho cái tên “gã mắt chó”) cầm khẩu carbine chĩa thẳng nòng súng vào ngực ba tôi, với tư thế sẵn sàng nhả đạn. Gã quát lớn:”Hai cha con mày vạch rào làm dấu cho bọn Cộng sản đột nhập vào bên trong ấp chiến lược tấn công lính Quốc gia, phải không?”. “Dạ thưa ông, không ạ! Tôi chỉ bước qua lùa bầy vịt...”. Ba tôi trả lời. “Đồ Cộng sản gộc, Cộng sản nòi! Chúng mày định chối, hả?”. “Gã mắt chó” gầm lên và túm cổ áo ba tôi, nện! Dân tản cư tò mò chạy đến xem có chuyện gì xảy ra nơi cổng ấp chiến lược? Và mọi người trong gia đình tôi cũng lật đật ba chân bốn cẳng phóng tới. Anh em tôi đứng chết lặng như trời trồng khi nhìn thấy ba và anh Hai tôi bị “gã mắt chó” đánh đập vô cùng dã man tàn bạo. Gã lấy báng súng carbine nện vào đầu, vào lưng, vào ngực, vào bụng... ba và anh Hai tôi. Báng súng carbine gãy. Gã chộp khẩu garant của tên lính nghĩa quân đứng gần bên cạnh và tiếp tục đánh. Gã vừa đánh vừa luôn mồm chửi bới: “Này, cho mày chết để hết làm Cộng sản! Này, cho đồng đảng của mày có giỏi thì ra đây giải cứu...”.

Mẹ và anh em tôi lăn xả vào che chắn, van xin, nhưng “gã mắt chó” đá cho mỗi người một đá văng ra. Nhiều bà con tản cư bất bình, phẫn nộ. Họ xúm vào can ngăn. Nhưng lúc đó, “gã mắt chó” giống như một con ác thú say mồi, đâu có chịu dừng tay! Mãi đến khi ba và anh Hai tôi ngã quay lơ45;t, người ngợm mềm oặt, máu me đầm đìa, nằm sóng soài bất động, trông như đã chết rồi, “gã mắt chó” còn lấy chân mang giày vải đen, đế đúc, thúc vào lưng vào ngực xem đã quỵ thực sự hay là giả vờ... Dùng chân lật qua lật lại hai con người bị trọng thương đang thoi thóp thở, “gã mắt chó” nở nụ cười tàn độc trên môi. Rồi gã quay lại quát vào mặt mẹ tôi: “Khiêng chồng con mày về nhà, mau! Bộ để đó định giở trò ăn vạ Chính phủ Quốc gia đấy phỏng? Ông không cho một phát đạn, mà chỉ giần cho một trận là may mắn lắm! Có hiểu không, con mụ nạ dòng kia?”. Mẹ tôi vội nhờ mấy người đàn ông tản cư đứng quanh đấy, xốc nách ba và anh Hai tôi cõng lên vai đưa về nhà lo tìm thầy chạy chữa thuốc thang... “Gã mắt chó” nói oang oang với dụng ý ngầm răn đe cho bà con tản cư tò mò chạy đến xem, đang đứng tụm ba tụm bảy, nghe thấy: “Tiếp tay cho Cộng sản, không ăn đạn thì cũng ăn đòn nhừ thân! Chúng mày nên nhớ, đối với những phần tử “ăn cơm Quốc gia, thờ ma Cộng sản”, chính quyền luôn có những biện pháp cứng rắn để trừng trị thích đáng...”.

Lúc bấy giờ tôi còn nhỏ quá, chưa hiểu hết những nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc ba và anh Hai tôi nếm mùi... roi vọt! Nhưng sau này, lớn lên, tôi được biết bọn tề ngụy ở xã Phước Kỳ có mối thâm thù với gia đình tôi ngay từ hồi kháng chiến chín năm. Theo lời mẹ tôi kể, ông nội tôi thời trai trẻ mải chuyên tâm vào chuyện học hành. Và nhờ học hành mà ông trở thành “cửu phẩm văn giai”. Là con trai của một đại địa chủ có máu mặt nhất vùng, nhưng ông không tham gia “quan trường” ở địa phương, mà sống ẩn dật bằng nghề dạy học nên được mọi người gọi bằng cái tên đầy kính trọng: Thầy Cửu! Cuối đời, ông cùng với ông nội bác, ông nội chú của tôi góp tiền của xây dựng chùa Tế Nam để làm nơi cho những người thất cơ lỡ vận, hoặc chán cảnh hồng trần, có chỗ nương thân vào cửa Phật. Ông không xuống tóc quy y ở chốn thiền môn, mà ở nhà ăn chay trường theo kiểu tu tại gia. Mùa thu năm 1945. Cách mạng tháng Tám nổ ra và nhanh chóng giành được chính quyền về tay nhân dân. Ông nội tôi hết sức vui mừng phấn khởi trước vận hội mới của đấ nước. Chính vì vậy, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đất nước ta lần thứ hai bắt đầu, ông nội tôi đã ủng hộ “Chính phủ Cụ Hồ” bằng những hành động cụ thể. Ông hiến ruộng nương, vườn tược, trâu bò, thóc lúa, nồi đồng, mâm thau, vòng vàng, nhẫn xuyến... cho cách mạng. Việc làm của ông được ủy ban hành chính kháng chiến xã và huyện công nhận ông nội tôi là “gia đình địa chủ kháng chiến” và huy động thiếu niên nhi đồng trong thôn xóm sắp hàng đi ngang qua trước ngõ nhà hô vang những lời biểu dương ca ngợi...

Ông nội tôi là người tu hành nhưng thức thời. Cùng với việc hiến gần hết gia sản cho kháng chiến, ông còn động viên, tạo điều kiện cho ba tôi tham gia việc nước. Nhờ vậy, ba tôi sớm trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương và công tác tại Cơ quan Huyện Đoàn thanh niên Tiên Phước. Được ông nội dày công rèn cặp, dạy dỗ ngay từ thuở nhỏ, do đó, ba tôi rất giỏi chữ Hán, rất rành chữ Nho và chữ Quốc ngữ. Đồng thời, ba tôi cũng là người trực tính và tinh thông kinh dịch, am tường lý số... So với thời bấy giờ, ba tôi là một trí thức. Bọn tề ngụy ở xã Phước Kỳ không ưa “cái lý lịch đen như... mực Tàu” của ba tôi có từ hồi kháng chiến chín năm. Rồi cái sự “không ưa” ấy lại được đẩy lên một nấc thành “căm ghét” khi bọn chúng bắt ba tôi tập trung lên quận học tập “cải huấn” gần một năm trời vào thời “Ngô Tổng thống” được quan thầy Mỹ đưa lên cầm quyền ở miền Nam. Theo lời ông Nguyễn Địch, ông Chín Ra - chồng bà Hạnh, ở xóm Chùa và nhiều người khác nữa (cùng bị bắt tập trung lên quận học tập “cải huấn” một lượt với ba tôi) kể lại, thì ba tôi là người có lắm lý lẽ, nhiều lần dám cả gan bắt bẻ lại tên Quận trưởng Hồ Ngọc Tuấn, khiến y cứng họng, song không làm gì được ông! Cương nhu đúng lúc đúng nơi với cách lập luận sắc sảo và đầy sức thuyết phục, ba tôi đã buộc bọn tề ngụy phải thả ông ra, dù rằng ông nhất quyết không chịu xé cờ Đảng, không chịu ly khai kháng chiến!

Cuộc binh biến vào cuối năm 1963 đã đặt dấu chấm hết đN với “nền đệ nhất Cộng hòa” và “chế độ gia đình trị của triều đại nhà Ngô”. “Nền đệ nhị Cộng hòa” được dựng lên thay thế và đế quốc Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam. Chiến tranh ngày càng leo thang ác liệt. Gia đình tôi phải dời nhà lần thứ hai vào bên trong ấp chiến lược làm bằng cọc sắt và dây kẽm gai. Tuy nhiên, hằng ngày ba mẹ và các anh tôi, cũng như nhiều người dân tản cư khác nữa, vẫn được cho ra ngoài ấp chiến lược để chăn thả trâu bò, hái rau, kiếm củi... Chẳng biết kẻ nào làm mật vụ cho bọn tề ngụy đã “chỉ điểm” rằng, ba tôi là “Cộng sản nằm vùng” từng nhiều lần lén lút gặp gỡ với Đội công tác Phước Kỳ. Lập tức, bọn chúng ngày đêm bí mật theo dõi nhưng không bắt được quả tang ba tôi “hoạt động Cộng sản”! Bọn chúng hậm hực, tức tối. Và rồi, nhân cơ hội ba tôi rúc rào chui qua ấp chiến lược, “gã mắt chó” vin vào cớ đó, đánh cho hai cha con một trận thập tử nhất sinh! Hành động tàn ác của bọn chúng khiến gia đình tôi, cũng như nhiều gia đình tản cư khác “có người thân đi theo Cộng sản” thêm căm thù chế độ bù nhìn tay sai...

TIẾNG THỦ PHÁO DỘI VÀO TRỜI ĐÊM...

Nhà tôi có căn hầm nổi xây bằng đá và đất sét khá chắc chắn và to rộng, kê chiếc giường đôi vẫn còn một khoảng trống đủ để cho cả chục người ngồi thoải mái! Nó được làm ra cho cả nhà trú ẩn lúc đạn bom. Nhưng gia đình tôi bị bắt ép vào sinh sống ở trong ấp chiến lược thôn Hữu Lâm, “được Chính phủ Quốc gia bảo vệ” ngày đêm nên nó đâm ra... thừa! Mẹ tôi biến nó thành cái kho chứa đồ tạp nham, còn anh em tôi thì làm nơi chơi trò trốn tìm, đuổi bắt nhau suốt ngày không biết chán! Nhưng rồi, sau trận đòn roi của “gã mắt chó” không lâu, ba tôi âm thầm sửa sang lại căn hầm nổi để anh Haianh Ba, anh Bốn và tôi vào ngủ ở chiếc giường đôi kê sát góc vách. Mẹ tôi với thằng Cu Đen và thằng Cu Em nằm ở cái chõng tre đặt liền kề miệng hầm. Còn ba tôi, hôm nào được nghỉ ngơi, không phải chống gậy, đeo mõ đi canh gác ấp chiến lược thì ngủ ở bộ phản ngựa kê giữa nhà.

Tối hôm đó, trời có trăng nhưng chỉ sáng mờ mờ. Tôi ngồi học bài ê a bên ngọn đèn dầu hạt đỗ. Các anh tôi cũng mỗi người một góc, chúi đầu chúi mũi vào vở tập. Ba tôi đến phiên, lại phải lọ mọ chống gậy đi canh gác ấp chiến lược với ông già Lũy và một tên dân vệ tại bót gác phía sau nhà bà Chỉ. Mẹ tôi vừa bồng thằng Cu Em, vừa chụm lửa nấu nồi cám heo. Bà Cả Chững đến chơi, ngồi nhai trầu, nói chuyện tào lao với mẹ tôi. Có tiếng người cười nói lao xao ngoài đường cái quan. Rồi có tiếng bước chân nện thình thịch nơi ngõ nhà bà Chánh Vọng. Đám lính nghĩa quân và bọn “Bình định nông thôn” đang kéo nhau tới tụ tập ở đấy. Không rõ bọn chúng có chuyện chi vui mà dồn đến nhà bà Chánh Vọng làm gà nấu cháo, ăn uống say sưa với nhau, rồi cãi vã la lối om sòm. Bà Cả Chững bảo với mẹ tôi: “Bọn lính nghĩa quân và bọn “Quần dài đen” chấu đầu nhậu nhẹt, chắc là ngày mai bọn chúng lại đi càn quét, ở đâu đó cũng nên?”. Mẹ tôi làm thinh không nói gì! Bà Cả Chững lại bảo: “Để em vào coi thử thế nào!”. Lững thững đi vào nhà bà Chánh Vọng, lát sau quay ra, bà Cả Chững bảo với mẹ tôi: “Ôi chu cha! Cả bọn nằm ngồi ngả ngón khắp nhà trên, nhà dưới, nhà ngang mà vẫn không đủ chỗ, nhiều thằng phải mắc võng ngủ ở ngoài hè, ngoài sân, ngoài vườn...”.

Tối hôm đó, bà Cả Chững ngủ luôn tại nhà tôi. Khuya. Rất khuya. Khoảng một giờ sáng. Tôi đang năm ngủ say như chết, bỗng giật mình thức giấc vì những tiếng nổ ùng oàng dữ dội cứ nối tiếp nhau tạo thành một chuỗi âm thanh hãi hùng khủng khiếp. Mẹ tôi vội bồng thằng Cu Em, còn bà Cả Chững vội ẵm thằng Cu Đen quờ quạng chui vô hầm trú ẩn. Tôi tỉnh ngủ hẳn. Từ cửa hầm nhìn ra, qua kẽ phên, tôi nhìn thấy những ánh chớp nhoáng nhoàng sáng màu da cam bùng lên khắp sân vườn nhà bà Chánh Vọng, đồng thời kèm theo đó là những tiếng nổ đinh tai nhứBà Cả Chững thì thầm với mẹ tôi: “Thủ pháo tự tạo của mấy ông Cộng sản!”. Bị tấn công bất ngờ, đám lính nghĩa quân và bọn “Quần dài đen” trở nên hỗn loạn. Chúng kêu la oai oái. Rồi chúng tranh nhau bỏ chạy thục mạng về hướng nhà bà Mỹ. Và hình như tại đấy, chúng lại bị đối phương phục chờ sẵn, quăng thủ pháo và bắn điểm xạ đì đoàng từng loạt, từng loạt... Đám lính ở trên đồn Động Cao biết đồng bọn ở phía dưới đang bị lâm nguy nên ra sức yểm trợ bằng cách giộng đèn chiếu sáng và dùng súng đại liên nã đạn xối xả xuống khu vực từ nhà bà Chánh Vọng đến nhà bà Mỹ. Đạn lửa đỏ lừ cứ nối đuôi nhau cắm thẳng vào những nơi có ánh chớp nhoáng nhoàng bùng lên...

Dễ đến mươi, mười lăm phút sau, không gian mới yên ắng trở lại. Chợt có một người đàn ông mặc quần đùi, áo cộc tay, súng ống đeo đầy mình, từ cửa hông phía nhà bếp lách vào nhà tôi, vừa bấm chiếc đèn pin đã che bớt ánh sáng, vừa khe khẽ gọi: “Chị Hường ơi, chị Hường! Anh Hường đâu?”. Có lẽ, mẹ tôi biết rõ người đàn ông ấy là ai, vội chui ra khỏi hầm thì thầm: “Ông ấy đi canh gác ấp chiến lược ở bót gác phía sau nhà bà Chỉ...”. Người đàn ông cười hoan hỉ: “Trận này ta bình yên vô sự! Còn chúng nó vừa chết vừa bị thương nhiều lắm! Thôi, tụi tôi đi! Nhờ chị nói với anh Hường, tụi tôi gửi lời thăm! Mọi việc vẫn không thay đổi. Nơi liên lạc là địa điểm cũ: Chùa Tế Nam!”. Người đàn ông tắt đèn pin, lách ra ngõ cửa hông và nhanh chóng biến vào màn đêm. Tiếng bước chân đi nghe xa dần. Bà Cả Chững hỏi nhỏ mẹ tôi: “Ai như là ông An ở Đội công tác Phước Kỳ, hả chị?”. Nếu là ban ngày, chắc chắn tôi sẽ nhìn thấy mặt mẹ tôi tái xanh tái ngắt, cắt không còn giọt máu! Nhưng lúc bấy giờ đang là đêm khuya vắng, lại ngồi trong căn hầm tối om, tôi không trông rõ mặt mẹ tôi thế nào! Tôi chỉ nghe tiếng mẹ tôi thở dài nhè nhẹ đầy vẻ lo lắng. Bà Cả Chững cũng im lặng, không hỏi gì thêm...

Khi đối phương đã rút êm ra bên ngoài ấp chiến lược, bọn địch củng cố lại được lực lượng và hùng hổ mở cuộc phản công. Chúng tập trung rất đông tại nhà bà Chánh Vọng và đem đèn măng-sông thắp sáng trưng trước ngõ. Chúng sục sạo vào các nhà dân gần đấy, huy động người đi khiêng đám lính bị thương vừa được sơ cứu đưa lên quận. Anh Hai và anh Ba tôi cũng bị bọn chúng gí súng bắt đi làm cái công việc ấy. Tôi lon ton theo hai anh vào nhà bà Chánh Vọng. Chao ôi, bọn chúng chết lủ khủ, nằm ngồi với đủ tư thế sấp ngửa ngổn ngang, số bị thương cũng rất đông. Những tên này cứ vùng vẫy, la hét, thét gào vì đau đớn. Có nhiều tên kêu cha gọi mẹ ời ời và không ngớt lời chửi bới bọn chỉ huy chưa chi đã bỏ chạy thoát thân để cho chúng lãnh đủ thủ pháo tự tạo của đối phương. Như con ác thú bị trọng thương, sau trận đòn đau, bọn địch điên cuồng bắn phá ra vùng giải phóng, đồng thời bí mật theo dõi gắt gao những gia đình tản cư thuộc diện nghi vấn, đặc biệt là những gia đình có tên trong “sổ đen”. Ba mẹ tôi ăn không ngon ngủ không yên vì lo sợ bà Cả Chững nói ra hết trọi những điều tai nghe mắt thấy trong đêm hôm đó. Bà Cả Chững mà tố cáo với “Chính phủ Quốc gia” thì lập tức cả nhà tôi tan nát! Ba mẹ tôi sẽ bị bắt đi tù mọt gông. Anh em tôi chẳng những không được cắp sách tới trường học tập, mà còn phải sống vất vưởng không nơi nương tựa. Nhưng bà Cả Chững không hề hé răng với bất cứ ai về những điều bí mật mà bà tình cờ biết được trong đêm hôm đó.

Nhờ thế, dẫu có nghi ngờ đến mấy, bọn địch cũng không có chứng cớ để khép tội gia đình tôi là “Cộng sản nằm vùng”! Sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng, bà Cả Chững đến nhà chơi và cười bảo với mẹ tôi: “Hồi ấy, tôi biết gia đình chị có quan hệ mật thiết với Đội công tác Phước Kỳ từ lâu, trước khi ông An dẫn anh em đàng mình tập kích đám lính nghĩa quân và bọn “Quần dài đen” tại nhà bà Chánh Vọng, nhưng tôi đâu có nói! Bởi tôi căm thù bọn chúng đã sát hại ông nhà tôi trong cuộc đấu tranh Cây Cốc. Tôi biết gia đình chị là cơ sở cách mạng nên trong cuộc sống hằng ngày tôi cố gắng giúp đỡ bằng khả năng của mình


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx