sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Tuổi thơ trong chiến tranh - Chương 05

TÈO ƠI! MÀY CHẾT THẬT RỒI SAO?

Trưa. Tiếng trống trường vang lên rộn rã.

Vậy là một buổi học dài dặc cũng đã trôi qua! Đám bạn trong lớp tôi hối hả cho sách vở, bút thước... vào cặp, rồi chen lấn, xô đẩy nhau tuôn ra cửa, đứng xếp hàng trước sân để nghe thầy giáo dặn dò mấy câu như thường lệ và... rồng rắn ra về! Tôi với thằng Tèo không a dua làm theo đám bạn, đơn giản là vì hai đứa đều mệt mỏi do đói quay đói quắt đến hoa cả mắt, đến ù cả tai! Khi rời khỏi cổng trường tiểu học Bình An, đám bạn trong lớp tôi, trông chúng nó như một đàn bướm nhỏ, nô giỡn cười đùa, chạy nhảy tung tăng. Còn tôi với thằng Tèo cứ men theo bờ cỏ bên vệ đường, lững thững đi về nhà...

- Giá bây giờ có được mẩu sắn nướng, hay củ khoai lang luộc để ăn thì ngon hết biết! - Thằng Tèo nói.

- Ráng về tới nhà là có ngay thôi! - Tôi cười bảo với hắn.

- Thế thì còn ao ước làm chi! - Thằng Tèo cũng cười. Chợt hắn thở hắt ra. - Mà trưa nay về nhà, chưa chắc tao có khoai để chén! Bởi gia đình ông tao đã không còn gì để đun với nấu! Khi sáng, tao phải gặm mấy khúc khoai chạc [30] cầm hơi tới trường...

Hai đứa tôi vừa đi sát bên vệ đường vừa trò chuyện với nhau. Gần đến đầu dốc ông Bảy Cũ, tôi nghe có tiếng người láo nháo nơi hố rác Mỹ ở phía tay trái và cách đường cái quan chừng non trăm mét. Tôi và thằng Tèo cùng ngó vào. Chiếc xe nhà binh nhãn hiệu GMC đứng thù lù giữa bãi rác khổng lồ. Nó nổ máy, khói phun đen sì. Ba chữ GMC được viết tắt kia, có nghĩa là gì, dân tản cư và dân sở tại, không một ai biết, nên cứ gọi đó là xe... “Giặc Mỹ cút” cho tiện! Có bốn tên Mỹ trắng ở trần trùng trục, lông lá đầy ngực vừa đứng nói “xí lô xí là” với nhau, vừa đưa tay chỉ chỏ những người đang loay hoay bới rác tìm kiếm đồ đạc còn có thể dùng được. “Bọn mình vào trong đó xem thử có chuyện gì xảy ra?”. Thằng Tèo bảo. Thấy tôi có vẻ trù trừ do dự, hắn nói thêm: “Bọn mình chỉ đứng coi, không thèm lượm đồ Mỹ. Như thế, ông tao và cả ba mẹ mày nữa, nếu có biết cũng chỉ la rầy sơ sơ, không đánh đâu mà sợ!”. Tôi gật đầu đồng ý. Khi đến cách chiếc xe “Giặc Mỹ cút” độ vài ba chục mét, tôi và thằng Tèo dừng chân.

Mặt mày bốn tên Mỹ trắng ngó hằm hằm. Hình như bọn chúng bị mất cái gì đó để ở trong cabin xe nên nghi ngờ những người bới rác lấy trộm. “Xí la xí lồ” một lúc, chỉ chỏ một hồi, rồi bất thình lình bọn chúng nhảy xổ lại rượ những người bới rác để khảo tra. Và nhanh như cắt, những người bới rác vội dạt ra tứ phía. Tôi với thằng Tèo cũng co cẳng chạy. Chẳng may, thằng Tèo bị vấp ngã sóng soài. Lập tức hắn bị tên Mỹ trắng da dẻ cớm nắng đỏ au, tóm được. Hắn vùng vẫy kêu la oai oái, cố nhoài người thoát khỏi “con đười ươi khống lồ”, nhưng không xong. Điên tiết, hắn há họng ngoạm vào cánh tay lông lá như tay khỉ của tên Mỹ. Bị tấn công bất ngờ bằng một cú đớp chí mạng, tên Mỹ kêu “á...á...” và giồi hắn sang tên đồng bọn đứng gần đấy. Tên này sợ Tèo cắn, vội vàng chuyền cho tên kế bên. Không ngờ bọn “mắt xanh mũi lõ” lấy việc quăng qua ném lại một thằng bé ốm o gầy còm làm thú vui man rợ giữa trưa nắng chang chang. Tôi khản giọng gào “Sít-tốp hia!” [31] nhưng bọn chúng vẫn không chịu dừng tay. Những người bới rác cũng la hét, can ngăn bằng cách ra hiệu, song bốn “con đười ươi khổng lồ” cứ vừa cười hô hố, vừa tiếp tục cái trò chơi phi nhân tính.

Thân hình dặt dẹo của thằng Tèo chẳng mấy chốc ẻo lả, tả tơi như một quả bóng xì hơi. Hắn không còn đủ sức kêu la vùng vẫy như trước nữa. Thấy vậy, bốn “con đươi ươi khổng lồ” thôi cười hô hố và bỏ hắn xuống đất. Hắn nằm bất động. Ngực thoi thóp thở. Cả bọn “mắt xanh mũi lõ” lại “xí lô xí là” với nhau. Rồi một tên đến bên chiếc xe “Giặc Mỹ cút” lấy cái can sắt chứa đầy xăng đem tưới lên người thằng Tèo. Một lát sau, hắn cựa quậy. Bốn “con đười ươi khổng lồ” xúm vào chỉ chỏ. Một tên cầm điếu thuốc đang hút dở trên tay, ngồi xuống dòm mặt thằng Tèo. Bất ngờ ngọn lửa bùng lên. Tên Mỹ bị đốt trụi râu tóc, lông lá trên người. Và trong nháy mắt, cái thân hình ốm o gầy còm của thằng Tèo cũng bị ngọn lửa bao trùm. “Nóng! Nóng quá! Cứu cháu với, ô...n...g...ơ...i...!”. Thằng Tèo vừa hối hả đưa hai cánh tay khẳng khiu phủi khắp người, vừa kêu lạc giọng. Những người bới rác vội xúm lại. Họ quơ tấm pôngsô đi mưa của lính Mỹ nhặt ở đống rác bên cạnh phủ kín người thằng Tèo để dp tắt ngọn lửa oan khiên. Thừa lúc mọi người tập trung tìm cách cứu chữa cho thằng Tèo, bốn “con đười ươi khổng lồ” nhanh chóng trèo lên chiếc xe “Giặc Mỹ cút” rồi rồ máy chạy thẳng một mạch về căn cứ Mỹ đóng sát bên bờ sông Tiên.

Khi ngọn lửa oan khiên được dập tắt thì cũng là lúc thằng Tèo vĩnh viền nhắm mắt xuôi tay từ giã cõi đời! Những người bới rác phẫn uất trước hành động giết hại trẻ con của bọn “mắt xanh mũi lõ” nên không còn biết sợ ai cả! Họ chửi lũ sát nhân. Rồi họ tự động phân công và chia thành nhiều nhóm nhỏ chuẩn bị cho điều hệ trọng. Một số cấp tốc đi báo cáo với chính quyền ngụy tề địa phương. Một số chạy về khu dồn đem tin dữ cho ông Xã Hai - ông nội của Tèo và bà con chòm xóm. Một số lo làm cáng tre để mọi người cùng khiêng xác Tèo xuống căn cứ Mỹ đấu tranh đòi bồi thường nhân mạng. Một số đi sắm gậy gộc, dáo mác, cắt khẩu hiệu, dán biểu ngữ lên án quân xâm lược Mỹ thiêu sống trẻ con, giết người lương thiện, giội bom tàn phá xóm làng... Cùng với mấy người được cắt đặt ở lại trông coi, bảo vệ hiện trường, tôi ngồi khóc đến khản tiếng bên người bạn xấu số của tôi. Tèo bị cháy đen, nhiều chỗ đụng vào lớp da bong tróc, lộ ra cả mảng thịt trắng hếu. Dẫu biết rằng Tèo không bao giờ sống lại được để hằng ngày cùng tôi đến trường học tập vui chơi, nhưng tôi vẫn không tin đó là sự thật.

Nước mắt lưng tròng, tôi ngồi bệt xuống đất và cất tiếng gọi: “Tèo ơi! Mày chết thật rồi sao?”. Tôi cứ gào khóc thảm thiết như vậy mãi. Rồi tôi gục xuống không còn biết gì nữa, vì đói khát, vì xót thương thằng Tèo yểu mệnh... Cho đến khi tỉnh lại, tôi thấy tôi đang nằm ở nhà mình. Mẹ tôi không la mắng tôi như mọi lần. Ngược lại, mẹ ân cần chăm sóe và nhìn tôi bằng ánh mắt dịu dàng chan chứa yêu thương... Tôi hỏi chuyện thằng Tèo. Mẹ tôi buồn bã lắc đầu, thở dài thườn thượt. Nhớ lại buổi trưa hai đứa vừa đi học về, vừa trò chuyện cho quên cái đói cồn cào ruột gan, tự nhiên hai hàng nước mắt tôi lại ứa ra..

TÊN SÁT NHN MẮT VẰN TIA MÁU..

“Gã mắt chó”, “Lão hộ pháp” và “Tên sát nhân mắt vằn tia máu” là một bộ ba mà bà con tản cư cũng như bà con sở tại sống trong ấp chiến lược thôn Hữu Lâm luôn ghét cay ghét đắng. Bởi bọn chúng là những hung thần đối với người dân lương thiện. “Tên sát nhân mắt vằn tia máu” có tên gọi nôm na là Cả... Mà thôi, tôi nghĩ cũng không cần nêu rõ tính danh của gã làm chi! Gã không tham gia ngụy quân, cũng chẳng tham gia hệ thống chính quyền tề ngụy. Gã chỉ tham gia đảng phái “Quần dài đen” và nắm giữ chức vụ gì đó khá to trong lực lượng cảnh sát chìm thì phải. Bằng chứng là ai cũng sợ gã một phép. Đám liên gia, ấp trưởng nhãi nhép và cả đám lính nghĩa quân, cũng như bọn cảnh sát áo trắng bắng nhắng, hễ thấy bóng gã thấp thoáng là vội vàng lảng tránh ngay. Gã hay uống rượu. Lúc nào người ngợm cũng “tưng tưng”. Không ưng ý ai, gã gọi lại bạt tai vài ba cái cho... đỡ ghiền!

Đương nhiên, lũ trẻ con là đối tượng thường xuyên bị gã đá đít vì tò mò ngó gã như ngó một quái vật nửa người nửa thú từ trên trời rơi xuống. Bị đánh đau nên lũ trẻ con rất căm “Tên sát nhân mắt vằn tia máu”. Và tôi cũng vậy. Nhà tôi có bộ phản ngựa làm bằng gỗ mít. Mùa hè nằm trên bộ phản ngựa ấy ngủ trưa thì mát ơi là mát! Biết rất rõ điều đó, gã hay mò đến ngủ nhờ. Gã cứ cười cười bảo với ba tôi: “Gia đình ông Thái Nguyên Châu là gia đình Cộng sản. Đến nhà ông ngủ trưa vừa yên tĩnh, vừa giữ gìn được tính mạng. Bởi nơi nguy hiểm nhất lại là nơi an toàn nhất! Có đúng vậy không, ông Thái Nguyên Châu?”. Và sau khi ngủ trưa đẫy giấc, gã thường sai tôi hoặc thằng Cu Đen chạy lon ton tới quán tạp hóa của cô Lê mua nợ thuốc lá. Không đi thì không được! Mà đi thì lắm lúc mang vạ vào thân! Bởi gã có “cái đức” hay quên! Nếu không tự giác trả nợ, cô Lê sợ không dám đòi, nên cứ bắt mẹ tôi... trả hộ! Sống trong ấp chiến lược, gia đình tôi khốn khổ trăm bề, vì thế tiền nong không kiếm đâu ra mà phải nai lưng “trả hộ” mãi, mẹ tôi bực bội, nhè anh em tôi quất dăm bảy roi cho “khôn lên một chút”! Tôi căm ghét gã vô cùng. Và tôi lẳng lặng tìm cách chơi khăm gã.

Lúc bấy giờ tôi mới mười một mười hai tuổi. Nhưng chẳng hiểu tại sao tôi lại nghĩ được một diệu kế cực kỳ... quái chiêu! Tôi đến quán cô Lê mua chịu [32] gói thuốc lá Bastos. Rồi tôi lén thằng Cu Đen, bí mật đem ra sau vườn nhà bà Cả Chững, ngồi tỉ mẩn bóc gở vỏ bao thuốc lá. Tôi dùng que tăm khơi những sợi thuốc vàng ươm, thơm hắc ở đầu điếu thuốc ra tờ giấy vở học sinh. Xong, tôi cho thứ ớt bột làm từ loại ớt xiêm, còn có tên gọi khác là ớt chỉ thiên, trái nhỏ như mút đũa con, nhưng cay xé họng, cay đến chảy nước mắt nước mũi chứ chẳng chơi, cho vào từng điếu thuốc! Rồi tôi cẩn thận nhét những sợi thuốc vàng ươm, thơm hắc ấy, trở lại như cũ. Lọ mọ làm cả buổi chiều được hơn chục điếu. Tôi trộn lẫn chúng với nhau và bỏ vào bao dán lại bằng cơm nguội. Tôi đem gói thuốc đã được “chế tác” đúng theo “sáng kiến” của mình gói trong bọc nilon và đem giấu trên mái tranh ở chái hè phía sau nhà bà Cả Chững. Mọi việc xong xuôi, tôi mong ngóng “Tên sát nhân mắt vằn tia máu” đến nhà tôi ngủ trưa nơi bộ phản ngựa như thường lệ. Nhưng một hôm, rồi hai hôm... vẫn không thấy gã mò tới. Tôi bồn chồn lo lắng. Đúng vào lúc tôi hoang mang cực độ vì nghĩ rằng “kế hoạch” của mình sẽ thất bại thảm hại thì đến trưa hôm thứ tư gã tự dẫn xác đến!

Quen thói sai tôi đi mua nợ thuốc lá và rồi sau đó để cho mẹ tôi “trả hộ”, hôm ấy, ngủ trưa dậy, gã hất hàm bảo tôi lại quán cô Lê... Tôi sốt sắng vâng lời và co cẳng chạy. Nhưng tôi chỉ tới quán cô Lê dòm sơ qua rồi chạy vòng ra sau hè nhà bà Cả Chững lấy bao thuốc Bastos đã “chế tác” theo “sáng kiến” của mình đem về đưa cho gã. Không nói không ằng, gã đút túi quần, đi thẳng. Tôi đứng chưng hửng. Chẳng lẽ gã biết tôi chơi khăm nên cầm đút túi quần, không hút? Năm phút. Rồi mười phút trôi qua. Chợt tôi nghe thấy tiếng gã la hét om sòm ở quán cô Lê. “Gã đã trúng phải diệu kế của mình rồi!”. Tôi thầm reo lên sung sướng. Nhưng niềm vui vừa mới lóe lên thì nỗi lo sợ lại ùa đến. “Gã mà quay lại nhà, mình không bị đá đít thì cũng bị ăn những bạt tai nảy đom đóm mắt...”. Nghĩ vậy, tôi vội nhảy vào bờ rào chè tàu rậm rạp trồng dọc theo ngõ nhà bà Chánh Vọng để trốn. Đúng như dự đoán, gã đến nhà tôi với bộ mặt hằm hằm giận dữ. Gã cứ đảo mắt kiếm tìm và réo: “Thằng ôn con trời đánh thánh vật đâu rồi? Mày hại ông rộp phồng cuống họng, ông sẽ cho mày biết tay! Ra đây mau! Bớ thằng ôn con trời đánh thánh vật...”. Cũng may, hôm ấy ba mẹ tôi đi cuốc mướn làm thuê; anh Hai, anh Ba và anh Bốn tôi đi học; còn thằng Cu Đen và thằng Cu Em dắt nhau đi chơi đâu đó không có ở nhà. Nếu không, đang trong cơn khùng điên, gã đánh đập chẳng chừa một ai...

Không ngờ cái diệu kế của tôi thật là tai hại! Tôi bị ba tôi quất roi nổi lằn hai mông đít. Tôi làm tôi chịu. Chỉ tội nghiệp cho cô Lê. Cô bị gã mắng nhiếc thậm tệ. Hơn thế nữa, gã còn túm tóc, dang tay thẳng cánh tát cô sưng vều cả một bên má...

Mùa hè trôi qua. Và mùa thu lại đến. “Tên sát nhân mắt vằn tia máu” không lui tới nhà tôi thường xuyên như trước nữa. Có lẽ do thời tiết chẳng còn oi bức ngột ngạt nên gã đã bỏ cái thói quen ngủ trưa? Hay do dạo này gã bận tằng tịu với bà Tư... mà tôi và lũ nhóc cùng trang lứa đặt cho biệt hiệu là “bà trán dô”? Sở dĩ bọn trẻ chúng tôi đặt biệt hiệu đó là vì bà có cái trán dô ra, trong khi hai con mắt nằm ngay phía dưới đôi mày rậm và dài lại thụt sâu vào trông thật buồn cười! “Bà trán dô” cùng với mấy người khác ở dưới xóm chợ Tiên Bình được bọn tề ngụy cho phép hình thành một nhóm đi buôn bán với dân vùng giải phóng xã Phước Tiên. Đó là khu vực trung chuyên giữa Tam Kỳ và Tiên Phước. Bà con nơi đây lấy hàng hóa tại Tam Kỳ đem bán lại cho nhóm người ở Tiên Phước ra mua để kiếm lời. Tôi nghe ba tôi bảo với mẹ tôi rằng, cần đềảnh giác với “bà trán dô”, bởi bà ta là kẻ “bắt cá hai tay”, không phải người tốt. Đi buôn chỉ là cái cớ, nhiệm vụ chính của bà ta là nắm tình hình ở vùng siải phóng rồi báo cáo lại cho địch. Để cách mạng khỏi nghi ngờ, bà ta cũng tiết lộ một số thông tin ở vùng bị tạm chiếm mà bọn tề ngụy cho phép.

Tôi không dám bép xép với ai cái điều mà tôi vô tình nghe ba mẹ tôi thì thầm trao đổi với nhau trong đêm khuya vắng. Tôi chỉ lẳng lặng theo dõi “bà trán dô”. Nơi “bà trán dô” và “Tên sát nhân mắt vằn tia máu” thường hò hẹn với nhau là gốc cây dâu đất [33] ở phía sau hè nhà trên của bà Khách. Chỗ đó kín đáo vì một bên có cái mả to bự chảng, một bên có vạt thơm [34] rậm rì, lá gai tua tủa; đằng sau là bờ đất cao, trước mặt là ngôi nhà gỗ ba gian án ngữ. Mẹ con bà Khách chỉ quanh quẩn ở nhà dưới làm bằng tranh tre lụp xụp và cách xa nhà trên cả chục sải chân. Hơn nữa, bà Khách kỹ tính trẻ con ít dám đến chơi, nhà lại nằm tách biệt với các nhà trong xóm, nên lúc nào cũng vắng vẻ quạnh quẽ. Bọn họ bí mật gặp gỡ, rì rầm trò chuyện tại đó vào lúc mặt trời đứng bóng. Bởi đấy là thời điểm mọi người đều đã ngủ trưa, hoặc ru rú trong nhà, chẳng buồn bước chân ra khỏi cửa. Để ý theo dõi, tôi nắm được quy luật cũng như địa điểm hẹn hò của bọn họ. Tôi lén rúc trong vạt thơm nằm chờ sẵn ở đó nhằm căng mắt nhìn và lắng tai nghe anh ả mèo mả gà đồng thông báo cho nhau những gì? Nhưng bọn họ nói chuyện rì rầm trong cổ họng, chịu, không nghe được! Tôi chỉ thấy “Tên sát nhân mắt vằn tia máu” lấy sổ tay ghi ghi chép chép điều gì đó, xong, bọn họ vừa làm trò khỉ vừa cười hi hí với nhau!

Một buổi sáng đầu tháng Tám m lịch. Khoảng chín giờ. “Tên sát nhân mắt vằn tia máu” dẫn “bà trán dô” đi ra phía sau nhà bà Khách. Mặt gã hằm hằm. Mồm miệng lầm bầm chửi rủa. Còn mặt “bà trán dô” lộ rõ vẻ lo âu sợ sệt. Vừa cun cút đi theo gã, “bà trán dô” vừa cố thanh minh chuyện gì đó. có vấn đề không bình thường giữa bọn họ, tôi dỗ thằng Cu Đen trông giữ thằng Cu Em để lén đi rình xem. Nhưng thằng Cu Đen bỗng dưng trở chứng, không chịu! Tôi đi đâu hắn cũng lẽo đẽo theo sau. Cho hắn mấy viên bi ve tròn xoe mắt mèo tuyệt đẹp nhằm dụ hắn ở nhà chơi với em, hắn cũng ứ thèm! Đã thế, thằng Cu Em thấy tôi hơi lơi hắn ra là khóc bù lu bù loa và réo gọi bằng cái giọng ngọng nghịu “Úc chẹt! Úc chẹt!” đến phát ghét! Hết cách, tôi đành phải bỏ dở dang ý định khám phá cái điều bí mật giữa “bà trán dô” và “Tên sát nhân mắt vằn tia máu”. Rồi những trò chơi con trẻ như đánh cờ gánh, bịt mắt bắt dê, quấn kèn lá thổi tò te tí te... làm tôi quên bẵng mọi chuyện. Mãi đến trưa, tôi mới sực nhớ ra...

Bấy giờ cả nhà tôi quây quần đông đủ. Thằng Cu Em bu lấy mẹ tôi. Còn thằng Cu Đen cũng đang há hốc mồm nghe ba tôi lẩy Kiều để bày tỏ thái độ ưu thời mẫn thế theo kiểu cách của riêng ông. Lợi dụng lúc không ai chú ý đến mình, tôi chạy ù tới nhà bà Cả Chững. Nhìn trước ngó sau chẳng thấy người nào, tôi vội lẻn vào nhà bếp của bà và lách ra ngoài bằng lối cửa hông, rồi men theo bờ rào rậm rạp để chui qua vạt thơm phía sau nhà bà Khách. Chỗ “bà trán dô” và “Tên sát nhân mắt vằn tia máu” thường ngồi thì thầm trao đổi với nhau trống huênh trống hoác. “Bọn họ ở đâu nhỉ?”. Tôi băn khoăn tự hỏi. Chợt tôi nghe có tiếng rên hừ hừ phát ra từ cây sung ở góc vườn. Tôi thận trọng trườn lên bờ đất cao, ló đầu sau lùm chè quan sát. Một cảnh tượng hãi hùng rùng rợn hiện ra trước mắt tôi! “Tên sát nhân mắt vằn tia máu” ngồi tựa người vào sốc cây chay, một tay cầm chai rượu đế đang uống dở, một tay cầm cái roi mây chà phun [35] dính máu đỏ lòm. Còn “bà trán dô” bị cột treo toòng teng trên nhánh sung lực lưỡng chìa ngang bằng cái thắt lưng da to bản. Thân thể “bà trán dô” phơi lõa lồ vì quần áo bị lột sạch. Chiếc khăn mùi soa gùi nhét vào miệng khiến hai bên má bà phồng ra. Tóc tai rũ rượi. Người ngợm tím bầm và bê bết máu. Bà ta rên hừ hừ như kẻ sắp chết. “Tên sát nhân mắt vằn tia máu” nhìn chằm chằm bà ta. Mặt gã lúc đanh lại, lúc giãn nGã có vẻ khoái trá khi hành hạ tra tấn đồng loại.

Mỏi nhừ cả chân vì phải đứng nhón trên gờ đá và hai tay bấu lấy sốc chè để rướn lên dòm, nhưng tôi vẫn cố gắng chịu đựng. Ngửa cổ tu ừng ực số rượu đế còn lại trong chai, gã đứng dậy tiếp tục công việc dở dang. Gã bước đến bên “bà trán dô”, nắm lấy đôi chân vặn xoắn mãi cho tới khi không vặn xoắn được nữa thì thả ra. Cả thân hình “Bà trán dô” quay mòng mòng hệt như chong chóng. Và gã bắt đầu cầm roi mây chà phun đã róc hết gai nhưng còn chừa lại phần gốc lởm chởm quất tới tấp vào tấm thân bê bết máu của bà ta. Gã vừa đánh vừa rít lên: “Mày bảo, mày không làm nội ứng cho bọn Cộng sản? Thế thì tại sao những nơi mày chỉ điểm khai báo, các sắc lính Quốc gia cùng phối hợp hành quân bao vây lại không thấy bọn Cộng sản đâu, chỉ thấy bị bọn chúng gài mìn bẫy gây chết chóc, thương vong nhiều vô kể? Mày ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản từ bao giờ vậy? Mày chơi lá mặt lá trái theo cái kiểu xanh vỏ đỏ lòng thì ông sẽ không tha cho mày đâu!”.

Gã vừa lầu bầu cái điệp khúc ấy, vừa quất roi mây chà phun tới tấp khắp người bà ta. Mỏi tay này gã đổi tay kia. Khi cả hai tay đều mỏi thì gã tạm nghỉ xả hơi, ngồi hút thuốc. Không phải Bastos mà là xìgà - loại thuốc lá có màu nâu sẫm và dài to như ngón tay cái người lớn, có bíp nhựa. Hút chưa hết nửa điếu, chẳng hiểu sao gã chơi dại đem nhụi vào háng “bà trán dô”. Bà ta đau đớn quằn quại. Tôi hãi quá, run chân rơi ào xuống vạt thơm. Nghe động, gã chạy lại ngó. Thấy tôi, gã gầm lên: “Lại là mày! Cái thằng ôn con trời đánh thánh vật!”. Gã quất roi túi bụi. Cũng may, cái bờ đất cao nên tôi không phải nếm roi mây chà phun nào. Tôi lao qua bờ rào nhà bà Cả Chững, chạy thục mạng...

Ba tôi bảo, kẻ nào cặp mắt luôn có những sợi gân máu vằn lên thì kẻ đó thuộc loại hung bạo, giết người không biết ghê tay. Thấy gã hành hạ tra tấn “bà trán dô” ở sau vườn nhà bà Khách, tôi càng thêm tin rằng ba tôi nói đúng. Nhưng ở đời, ác giả thì ác báo! Mùa hè năm 1971, cơ sở của ta đã khéo léo dụ “Tên sát nhân mắt vằn tia máu” ra vùng giáp ranh giữa ta và địch và trừ khử gã tại một mỏm đồi thuộc xã Phước Tân. Cái tin “Tên sát nhân mắt vằn tia máu” bị cách mạng bắt đền tội khiến cho bọn ác ôn ở quận Tiên Phước hoang mang khiếp sợ, còn người dân ở các khu dồn thì phấn khởi mừng vui quá trời! Bởi gã “về chầu âm ty”, cũng có nghĩa là bọn tay sai chóp bu mất đi một con chó săn mẫn cán trung thành nhất trong bầy chó săn...


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx