sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 3/4

Cầu được ước thấy. Tôi đã gặp được thi sĩ Hoàng Hôn nhưng không phải ằng xương bằng thịt mà chỉ gặp được chàng trên tuần báo “Tuổi Mộng”. Tuần báo, nhân số đặc biệt giới thiệu những khuôn mặt thơ, đà dành một số trang để viết về chàng. Tôi đọc ở trang đầu, lời giới thiệu đầy ưu ái của ban biên tập.

“... Nhiều người đã làm thơ. Hàng trăm hàng ngàn người sẽ làm thơ. Trong cái biển hỗn mang thơ ấy, gạn lọc ra một số tác giả có thơ hay, làm rung động lòng người, đứng được với thời gian đã là một điều họa hiếm. Tác giả Hoàng Hôn nằm trong trường hợp họa hiếm này. Chỉ một vài chùm thơ xuất hiện trên tuần báo Văn Nghệ, Hoàng Hôn đã đi sâu vào lòng bạn đọc. Thơ Hoàng Hôn như ánh sao lóe lên giữa bầu trời thi ca hiện đại. Thơ Hoàng Hôn chưa nhiều nhưng “Quý hồ tình bất quý hồ đa”. Chúng ta có quyền hy vọng vào nhà thơ trong tương lai...”

Nhà phê bình Trọng Nguyễn viết:

“... Trước hết tôi xin cảm phục sự tinh mắt của người biên tập. Mỗi ngày thơ gửi về cho bạn biên tập ở mỗi tòa saọn không phải là ít. Ðọc được hết các bản thảo đã laq một kỳ công, nhưng phát hiện ra một vài bài thơ hay trong cái núi bản thảo đó phải nói là một điều kỳ diệu. Nó đòi hỏi người biên tập phải có bản lĩnh. Trách nhiệm và giác quan thứ sáu. Vì đọc nhiều, cái sắc bén của người biên tập có thể bì cùn đi. Vì thế một số bài phải đưa cho hai, ba người đọc để thẩm định giá trị. Và người biên tập đã không nhầm khi phát hiện ra những chùm thơ của tác giả Hoàng Hôn. Và đưa giới thiệu lên báo...

Ðọc thơ Hoàng Hôn ta như bắt gặp được cái không khí của đời thường. Cái chi tiết đời thường ấy được Hoàng Hôn cơ đúc bằng những câu thơ mượt mà, sâu lắng... Thơ của Hoàng Hôn bình dị nhưng không thiếu chiều sâu, trí tuệ. Những suy nghĩ của Hoàng Hôn về sự sống, con người, cuộc đời khiến mồi một người trong chúng ta ai cũng phải xét lại lương tri, đạo đức của chính mình. Tất cả mọi chuyện trên đời rồi sẽ qua đi nhưng cái còn lại mãi mãi, vẫn là lòng đạo đức, tình nhân ái của con người...

Tác giả Hoàng Hôn đã làm thơ có ích cho xã hội. Thơ của Hoàng Hôn làm tâm hồn ta lắng xuống giữa bao bề bộn của cuộc sống. Ðọc thơ Hoàng Hôn là tìm về sự yên tĩnh của tâm hồ nghĩa là tìm về hạnh phúc. Một nhà văn phương Tây nói: “Le vrai bonheur, c''est la pix de l’âme.” “Hạnh phúc thật chính là sự bình an của tâm hồn”. Và như thế, trong ý hướng ấy, tác giả sẽ còn đi xa...”

Giáo sư Hoàng Như viết:

“Tình hình ế ẩm của các tập thơ khiến chúng ta phải báo động vễ sự thờ ơ của người đọc. Phải chăng thơ mấy năm qua có chiều hướng đi xuống? Không. Tôi có thể khẳng định rằng: Không. Vì mới đây thôi, một số bài thơ của Hoàng Hôn vừa xuất hiện đã gây xôn xao dư luận trong giới làm thơ và yêu thơ.

Như vậy không phải độc giả thờ ơ với thơ mà vì chúng ta thực sự chưa có nhiều thơ hay.

... Hoàng Hôn có thể được coi là một hiện tượng thơ trong gia đoạn bế tắc của nền thi ca hiện đại. Trong sự bế tắc của nền thi ca hiện đại. Trong sự bế tắc chung đó, Hoàng Hôn đã khơi được dòng chảy. Dòng chảy này được ví như nguồn suối tươi mát và trong lành. Người làm thơ có quyền phóng túng, mặc sức thả cho sự tưởng tượng bay bổng nhưng không được thô tục hóa. Tôi đã tìm đến suối thơ của Hoàng Hôn như thế. Và tôi tắm mát trong đó một cách no nê và đầy ý vị. (Tôi xin mượn chữ và ý của nhà thơ Hàn Mạc Tử). Hoàng Hôn dã xua tan đi trong tôi mặc cảm về những vẫn đục do sự khoe đùi, nhớp nháp tụng ca thể xác của một số tập thơ vừa đưa ra trình làng trong thời gian qua...

Tôi có thể đặt Hoàng Hôn một danh xưng là người giải phóng cho sự bế tắc. Tôi có quá lộng ngôn không?...”

Những lời tán tụng của các nhà phê bình làm tôi hãnh diện lây với thi sĩ Hoàng Hôn. Bất chợt tim tôi đập mạnh khi giở trang kế tiếp. Ảnh Hoàng Hôn đăng trang trọng giữa trang báo, kèm theo bài phỏng vấn của phóng viên báo “Tuổi Mộng”. Tôi say sưa ngắm Hoàng Hôn. Và tôi không vỡ mộng: Hoàng Hôn đẹp trai, thanh tú. Kiểu ảnh bán thân chàng chụp trông tuyệt vời nghệ sĩ. Khuôn mặt chàng trái xoan, mắt sáng, mũi cao. Cặp lông mày đen nhánh. Miệng chàng nở một nụ cười kiêu bạc. Chiếc cà vạt thắt trên cổ áo chàng càng tăng thêm vẻ lịch duyệt hào hoa.

Chao ơi: “Dù cho bạc cho vàng. Cũng không bằng được gặp chàng hôm nay”.

Vâng, tôi muốn đánh đổi tất cả để được gặp chàng dù chỉ được gặp chàng trên... trang báo. Và tôi vô cùng biết ơn tuần báo “Tuổi Mộng”.

Bây giờ tôi tha hồ nhìn ngắm chàng. Tôi nhìn chàng đến no con mắt. Một lúc thật lâu sau, tôi mới đọc tiếp bài phỏng vấn:

T.M. (Tuổi Mộng): Xin anh cho biết chút ít về tiểu sử?

H.H. (Hoàng Hôn): Một ít tiểu sử. Ðiều đó cần thiết không bạn nhỉ? Vì tôi nghĩ nhà thơ chỉ biết làm thơ. Họ phải nhả thơ như con tằm cho tơ. Vậy thôi. Còn kê khai danh tánh, tên tuổi, nghề nghiệp cho người đời, tôi e rằng điều đó chỉ là sự khoe khoang không cần thiết.

T.M.: Anh có khiêm nhượng lắm không?

H.H.: Không! Tôi nói thật! Vì khi tôi chưa làm thơ chưa ai biết tôi, thì khi tôi đã làm thơ, cũng không cần ai biết. Tôi sống thực sự cho tôi. Với tôi, thơ là tất cả. Ngoài ra, tất cả chỉ là phù danh, giả dối...

T.M.: Tôi e là nhà thơ hơi khó tính?

H.H.: Xấu đẹp, tùy người đối diện. Sự khó tính cũng thế.

T.M.: Anh bắt đầu làm thơ từ lúc nào? Và bài thơ đăng báo đầu tiên?

H.H.: Ðến bây giờ, ngay bản thân tôi, tôi cũng không biết tôi làm thơ từ lúc nào. Thỉnh thoảng cao hứng tôi phóng bút. Nhưng tôi viết chỉ để dành riêng cho một mình tôi thôi. Chỉ tại ông bạn “trời gầm” (xin lỗi, tôi ăn nói hơi bồ bã, xin nhà báo miễn chấp).

T.M.: Xin nhà thơ nói rõ hơn...?

H.H. Tôi có một ông bạn, đọc báo chỉ tìm đọc mục “Câu lạc bộ làm quen”. Ông bạn này “thuổng” tên tôi, giới thiệu lên báo, nói tôi là nhà thơ cần tìm bạn gái. Và hứa sẽ hồi âm cho các nàng, bằng những bài thơ tuyệt tác. Thư gửi về kìn kìn. Ông bạn này hoảng quá vội chép lại những bài thơ tôi đã sáng tác gửi cho các nàng, thông qua địa chỉ của tòa báo. Không biết vì lầm lẫn sao đó, mà thay vì chuyển cho các nàng, ban biên tập lại đă ng thơ tôi một cách trang trọng lên báo. Sau đó ông bạn “trời gầm” này lại gửi tiếp cho tuần báo Văn Nghệ. Tờ báo này lại đăng nguyên bốn chùm thơ của tôi. Vâng, tôi nổi tiếng một cách bất đắc dĩ vì ông bạn “trời gầm”.

T.M. (Cười): Có thể nói, đây là một giai thoại làng văn. Phải vậy không, thưa nhà thơ Hoàng Hôn?

H.H.: (rầu rầu): Vâng, có thể như thế.

T.M.: Xin anh cho biết Hoàng Hôn là tên thật hay bút hiệu? Và nếu là bút hiệu thì anh cho biết ý nghĩa hoặc vì sao anh chọn nó?

H.H.: Hoàng Hôn là bút hiệu. Tôi chọn bút hiệu này vì tôi thích cảnh chiều tà. Thử tưởng tượng một buổi chiều, trời sắp tắt nắng, ta đi giữa hoàng hôn gió từ sông lồng lộng, hương hoa tỏa ngập đường làng, ta bước đi lòng thanh thản. Cảnh đó đẹp và nên thơ lắm chớ. Ngoài ra, còn một lý do nữa khiến tôi chọn bút hiệu này. Hồi xưa tôi thích một câu thơ của Thôi Thiệu...

T.M.: Xin anh cho đọc giả biết câu đó?

H.H.: Vâng. Thôi Thiệu làm nhiều bài thơ hay, nhưng tôi thích nhất là bài Hoàng H.c Lâu. Ðặc biệt tôi vô cùng tâm đắc với hai câu kết: “Nhật mộ hương qua hà xứ thị. Yên ba giang thượng sử nhân sầu”.

Mà thi bá Tản Ðà đã dịch: “Quê hương khuất bóng Hoàng Hôn. Trên sông khơi sóng cho buồn lòng ai”. Bút danh Hoàng Hôn của tôi ra đời như thế đấy.

T.M.: Xin lỗi, câu hỏi hơi tò mò. Anh đã có người yêu hoặc đã lập gia đình chưa? (Ðọc đến đây tim tôi nhói lên vì hồi hộp).

H.H.: Tôi chỉ có một người, đó là Nàng Thơ. Cho tôi được đọc một đoạn thơ của Thế Lữ: “Với nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu. Với nàng thơ, tôi có bút muôn màu. Tôi muốn làm nhà Nghệ sĩ nhiệm màu. Lấy thanh sắc trần gian làm tài liệu”. Nhà thơ Thế Lữ đã dạy tôi thế đấy.

T.M.: Cám ơn anh. Thời gian tới anh có dự định in thập thơ nào không?

H.H.: Nói đến thơ, giám đốc các nhà xuất bản đều lắc đầu. Thơ bán không chạy bằng sách dịch, sách tình dục, sách vụ án. Thời đại hạch toàn kinh doanh mà. Còn nhà thơ bỏ tiền ra in thì tôi không phải giàu có dư dả gì. Vì thế mơ ước vẫn hoàn mơ ước...

T.M.: Cuối cùng anh có điều gì nhắn gửi đến đọc giả báo “Tuổi Mộng” không?

H.H: Hãy “hồn nhiên nhi nhiên”. Vì tuổi mới lớn là tuổi đẹp nhất. Các em chưa vướng vào những hệ lụy của cuộc đời. Tâm hồn các em còng ngây thơ, trong trắng.

“Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong.

Hôm xưa em đến mắt như lòng.

Nở bừng ánh sáng, em đi đến.

Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng”

Nhà thơ Huy Cận viết hồi xưa đấy. Bởi, nhà thơ sợ một ngày, các em sẽ lớn lên, sẽ đánh mất tuổi thơ ngây của mình:

“Vậy đó, bỗng nhiên mà họ lớn

Tuổi hai mươi đến có ai ngờ

Một hôm trận gió tình yêu lại

Ðứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ”.

Vì thế tôi chỉ khuyên các em hãy sống trọn vẹn với tuổi của mình. Bởi làm người lớn, khổ lắm. Tôi chỉ có đôi điều, thế thôi.

T.M.: Xin chân thành cảm ơn nhà thơ

Tôi đọc những câu trả lời của thi sĩ Hoàng Hôn như uống từng ngụm nước giữa trưa hè nóng bỏng. Chao ôi, chàng trả lời dí dỏm và thông minh quá. Tôi đã yêu chàng thật rồi:

“Yêu chàng lắm lắm chàng ơi

Biết mô thanh vắng mà ngồi thở than

Muốn than mà chẳng được than

Kìa như lá đổ bên ngàn Lũng Tây

Lá đổ còn có khi đầy

Thương chàng biết thuở nào khuây hởi chàng”.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx