sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Nếu đã yêu Ý, đừng hỏi tại sao... - Roma Bất Chợt

Mở cửa trái tim tôi, bạn sẽ thấy,

Khắc sâu trong lòng hai tiếng nước Ý

(Robert Browning, thi sĩ Mỹ)

Roma Bất Chợt

Cuối thu, Roma hay mưa buổi chiều. Bầu trời xanh ngắt không một gợn mây trong chốc lát bị phủ đầy một màu đen nhạt sũng nước, để rồi cơn mưa ào xuống làm ướt lướt thướt những người khách bộ hành đang hối hả chạy trên hè. Đấu trường cổ Colosseo chìm trong màn mưa trông như một con thuyền rách nát giữa những làn sóng dường như chỉ muốn cuốn phăng đi tất cả. Nhưng tiếng đàn guitar của một người nghệ sĩ hát rong hôm nào cũng đứng tựa ở lan can bên ngoài khu phế tích La Mã đổ nát Foro Romano vẫn cất lên. Và trong cái quán cà phê tôi hay ngồi, trên radio, Antonello Venditti hát “Roma, em đẹp lắm trong cơn mưa”…

… Rồi cơn mưa cũng tạnh và nắng lại lên, vàng rực trên những con đường còn ướt nước. Bầu trời nhanh chóng quay lại với dáng xanh vôn có, sâu thăm thẳm và vô tội không ngờ, với những vệt khói trắng máy bay đi qua mãi không tan, như một nhát cắt màu trắng ngang trời. Mùa thu kiểu Roma không khác một cô gái đỏng đảnh sớm nắng chiều mưa. Lá cây đã đổi màu xanh đỏ, những con phố đã lát đát lá rơi, nhà thờ Thánh Pietro ở Vatican vươn cao mái vòm trứ danh của mình trên nền trời xanh thẳm. Cuộc đời vẫn chảy trôi một cách bình lặng theo những bánh xe tấp nập chạy trên hai bờ sông Tevere rợm bóng cây đã đổ vàng mà những cây cầu bắt ngang qua con sông ấy in hình trên dòng nước làm cho phần cổ kính thành phố thêm mềm mại. Nhịp sống có vẻ chậm chạp và đủng đình của Roma dường như không hề ăn nhập với cảnh giao thông lộn xộn, tắt đường liên miên vốn là căn bệnh liên miên và đôi khi đi lại trong thành phố trở thành cơn ác mộng thực sự đối với những ai đến đây chỉ để kiếm tìm sự bình yên, lãng mạn và tình yêu kiểu cổ điển. Vẻ đẹp của những công trình kiến trúc dường như không có tuổi xen lẫn với những góc nhếch nhác và hỗn độn của các khu phố, mà những con đường nhỏ khấp khểnh chạy dọc những bức tường cũ kỹ rêu phong chia thành phố thành rất nhiều ô vuông nhỏ, lộn xộn nhưng vẫn gợi lên những nét đáng yêu nào đó mà có khi phải mất hàngnam trời qua lại và để lòng mình lắng đọng trong những tình cảm chợt đến mới có thể nhận ra.

Đấy là Roma khi nhìn dưới mặt nước. Cánh máy bay tôi đã đi vài lần lượn trên bầu trời của thành phố Vĩnh Cữu. Dưới ánh mặt trời mạnh mẽ của một buổi sáng sớm mùa thu, trong một chuyến trờ về Roma, tôi đã sửng người chiêm ngưỡng khu trung tâm của cái thầnh phố tôi từng sống trong đó. Con sông Tevere uốn lượn quanh thành phố, những chóp nhà thờ nhô lên xen giữa một biển ăng ten ti vi cái cao cái thấp, những mái hà trồng hoa đỏ rực, những ban công phơi quần áo phấp phới trong khu phố cổ, những khu rừng xanh ngắt làm lá phổi cho thủ đô, nững khu chợ trời tấp nập người qua lại và những con phố nhỏ đông chật những xe. Roma là cơn ác mộng khủng khiếp đối với những ai đến đây để tham quan và chỉ có thể dành cho nó ít ngày: có quá nhiều thứ để xem và quá ít thời gian để dừng chân ở tất cả những điểm nổi tiếng có sức hấp dẫn với tất cả mọi người. Ngay cả khi đã sống ở đây nhiều năm cũng không khám phá hết những cái hay của thành phố, để rồi đến ngày sắp rời xa Roma một khoảng thời gian không thể định trước được, bỗng thấy lắng đọng một cánh êm dịu và da diết những tình cảm đã gắn bó trong mấy năm ấy, từ những chi tiết nhỏ nhẩ đôi khi tưởng như vụn vặt, mà trên thực tế lại là nững nét chấm phá đáng yêu nhất của cuộc sống nơi này. Mỗi một góc phố Roma đều cần một cuốn sách để viết về nó. Mỗi một viên đá lót đường đều có thể kể một câu chuyện. Mỗi vòi nước mát chảy ngày đêm trong những khu phố cổ cũng có thể kể vài ba giai thoại. Cả những đám rước tượng thánh kéo theo biết bao là người rồng rắn đi qua các phố cũng gợi nên không chỉ sự tò mò về những phong tục của một vùng đất mà Thiên Chúa đã chọn làm trái tim mình. Những bức ảnh về Roma mà tôi đã chụp ròng rã trong nhiều năm bỗng trở nên khô khan vì không thể nào diễn tả hết vẻ đẹp của nó. Vì Roma, bên trong cái vẻ dường như lúc nàò cũng chậm rãi, có những chuyển động không ngừng và sống động. Người Roma chính gốc đã sống ở đây nhiều năm đôi khi cũng không hiểu được chính thành phố mà mình đang sống. Nó rộng quá, nhiều khu quá. Nhưng chính cuộc sống cũng cuốn họ đi không bao giờ ngưng nghỉ. Họ chỉ nhìn thấy trong cuộc sống thường nhật của họ sự mưu sinh để tồn tại. Nghệ thuật, bảo tàng, những buổi tối lãng mạn là một điều gì đó chỉ xuất hiện vào những ngày nghỉ hoặc lễ thánh. Có những người Roma không hề biết thế giới bên ngoài vì cuộc sống của họ chỉ gói gọn trong khu phố của mình. Đôi lúc, Roma tạo ra một cảm giác, rằng ngay cả khi đã rất yêu nó nhưng vẫn không hiểu được nó. Roma đôi lúc xa lạ và lạnh lẽo với nững ai hăm hở đến với nó dăm ba ngày, nhưng lại đằm thắm và êm dịu khi họ chuẩn bị rời xa.

Suốt bốn mùa Roma, tôi đã sống giữa những người Ý quén và không quen, và cảm giác mình yêu thành phố từ lúc nào không biết. Chắc chắn tôi không yêu Roma sau ba năm sống ở đây, mà đã yêu nó từ trước khi đặt chân lên đất Ý để bắt đầu một hành trình mới cho công việc và cuộc đời. Những góc quay thoảng qua của những bộ phim đã xem, những bức ảnh đã ngắm, những dòng thông tin đã được đọc điều gây cảm giác choáng ngợp, để rồi một buổi chiều mùa thu khi lần đầu tiên đặt chân đến đây, đi qua cầu Conciliazione để qua dòng Tevere, ngắm nhìn pháo đài Castel Sant’Angelo vào một buổi hoàng hôn mà vẫn cứ phải dụi mắt mình. Roma còn đẹp hơn trong những cuốn phim tôi đã xem. Vì ta nhìn thấy, ngửi thấy và sờ mó được nó. Ừ, mà hình như tất cả như một giấc mơ, tất cả là một bộ phim, cả chuyến đi này, cả cuộc đời ta và những cảm nhận ban đầu nữa. Thế rồi, ngay sau đấy, khi giật mình bởi tiếng còi xe vang lên xung quanh từ những người Ý chẳng bao giờ có đức tính kiên nhẫn mới nhận ra đấy không phải là một bộ phim, mà là giấc mơ thành sự thật. Mà Roma luôn khiến cho tất cả những ai đến đây đều hiểu rằng họ không mơ. Những con đường lát đá khiến tiếng lốp xe vang lên như tiếng reo vui trong trẻo, tiếng còi xe, tiếng những người Ý nói nhanh như máy và dường như cảm thấy thế là chưa đủ họ phải dùng đến cả các động tác chân tay và cử chỉ gương mặt. Bốn mùa Roma luôn quay vòng trong một nhịp sống như thế mà những du khách đi qua đây dăm ba ngày không thể nhìn thấy và cảm nhận được, vì chắc chắn là phải ở lâu hơn, để lắng nghe trái tim họ phải lòng Roma. Lá xanh, rồi lá đỏ, lá vàng và lá rụng đầy đường để rồi một ngày nào đó chồi cây mọc lên và mùa xuân chuyển Roma thành một màu tím ngai ngái của những cây Judas trên khắp các con đường của thành phố, nhiều đến ngỡ ngàng ở gần nhà tắm cổ của Hoàng đế La Mã Caracala và khu Pincio. Bốn mùa đi qua nhịp sống ấy không hề thay đổi, và lâu dần lắng đọng thành một nét tính cách đậm chất Roma trong những người đã sống ở đây không dài, nhưng cũng không quá ngắn như tôi: lúc đủng đỉnh, lúc vội vã và cẩu thả, lúc nói nhiều và dai dẳng, lúc lại trầm ngâm sâu lắng như một thi sĩ. Thành phố như đang ngủ ngay cả khi nó thức mạnh mẽ nhất và những lúc ban sáng và không ngủ kể cả khi đêm về, khi ánh đè vàng vọt chiếu trên những con đường lát đá chẳng mấy khi bằng phẳng ở khu trung tâm.

Đến bây giờ, vẫn khó giải thích được tại sao tôi yêu thành phố này đến thế. Mà thực ra, khi ta yêu và đam mê một điều gì đó, có bao giờ ta hỏi vì sao và cũng không đời nào muốn biết tình cảm ấy sẽ kéo dài bao lâu. Roma cổ kính và lãng mạn, và tình yêu dành cho nó là một lẽ đương nhiên, một khi ta thấy bóng dáng tâm hồn của chính mình trong cuộc sống thành phố. Nhưng tình cảm dành cho một Roma khác đời thường hơn cũng không vì thế mà mất đi. Ngay cả sự nhếch nhác và hỗn loạn của nó cũng có những nét đáng yêu, vì chất sống Ý thấm đượm trong đó hơn bao giờ hết: mỗi đồng hồ công cộng ở các góc phố thông báo một giờ khác nhau cho thấy một phần tính cách của người Ý, những anh cảnh sát lúc nào cũng đẹp trai với nụ cười luôn phảng phất trên miệng không lúc nào thiếu một chiếc điện thoại di động để tán phét với một ai đó, những thùng rác để ngang bên hè phố, những chiếc xe đỗ lộn xộn và cẩu thả tranh giành từng gang tay với người khác ở một thành phố mà chỗ đổ xe đôi khi có thể dẫn đến những cuộc cãi vã nảy lữa, những cây cầu bắt qua dòng Tevere trĩu trịt những khóa của các đôi uyên ương thề non hẹn biển, những bức tường chằng chịt các hình vẽ nguệch ngoạc và những lời tỏ tình cháy bỏng không phai mờ theo nắng tháng… Rồi sẽ phải quen với cảm giác hụt hẫng khi xa thành phố. Những bức ảnh chỉ để lưu lại một khoảnh khắc nào đó và không gì hơn nữa. Chợt dậy nên một nỗi hoài nhớ lớn lao khi xem lại hàng nghìn tấm ảnh tôi đã chụp Roma trong mấy năm. Muốn những hình ảnh ấy không tĩnh, mà luôn động, và muốn những bức ảnh không bị bó hẹp trong bốn góc cạnh. Ngoài cái ranh giới thực của ảnh ấy là gì, ai đã đi qua, những đường phố trải dài đến đâu, điều gì đã xảy ra trong ngày hôm ấy và Roma nắng hay mưa? Tôi đã từng hỏi mình điều ấy khi nhìn Roma qua những bưu ảnh mẹ tôi mang về hồi tôi còn bé. Những tấm ảnh ấy tôi vẫn gìn giữ và giờ đã ố vàng. Bây giò, tôi đã sống ở đó một thời gian, và khi rời thành phố qua đi, nhìn lại chính những bức ảnh mình chụp, tôi thấy mình cũng tự hỏi hệt như thế. Một phần kí ức sống động còn tươi mới sẽ trả lời.

Tôi hay uống capuccino trong một tiệm cà phê nhỏ trên phố thời trang Condotti. Greco, tên của quán ấy, là một trong những quán cà phê nổi tiếng và lâu đời nhất của thành phố1. Thật khó có thể tìm thấy sự yên bình trong cái góc nhỏ của Roma ấy. Phố Condotti dẫn đến quảng trường Tây Ban Nha và những Bậc thang Tây Ban Nha bất hữu, những cảnh lãng mạn trong bộ phim Kì nghỉ ở Roma đã khiến ơi ấy trở thành huyền thoại. Lúc nào con phố cũng đầy ắp người và tiếng cười nói râm ran ở đó luôn át đi bầu không khí lẽ ra phải rất yên bình đối với một quán cà phê cổ vốn dĩ phải là nơi thưởng thức thứ cà phê ngon tuyệt của Greco. Nhưng tôi đến đây cũng vì Giordano. Anh bạn đẹp trai ấy pha capuccino ngon tuyệt và cảm giác mùi cà phê còn đượm trên môi khi rời Greco ấy sẽ mãi là một kỉ niệm đẹp mang tên nước Ý, đẹp như những lúc ngắm hoàng hôn đỏ rực từ đồi Aventino nơi những đôi uyên ương luôn đến chụp ảnh cưới, đẹp như những lúc ngồi lặng đi bên một ly cà phê sáng nghe tiếng ciao2 râm ran như một bản nhạc vui tươi khắp nơi khi những người bạn gặp nhau và đẹp như những lúc ngồi trong một quán nhỏ trên một ngõ ngoắc ngoéo ở trung tâm thành phố, thưởng thức những hương vị tuyệt hảo của những món ăn nấu theo kiểu Roma. Có những khi Chủ nhật đón chào tôi mở mắt với tiếng chuông nhà thờ vang lên như thôi thúc vào buổi sáng và tiếng trẻ con nô đùa ở con đường đến trường ngay cạnh nhà và ánh nắng như mời gọi trên khung cửa sổ. Có vị thơm đượm của capuccino như lẫn khuất đâu đó trong nắng. Cả mùi pizza nữa. Chợt nhớ những năm tháng mê nước Ý ăn pizza trong mấy quán quen ở Hà Nội cứ như điều gì đó dù pizza ở đây cũng không tồi. Sang đến đây mới hiểu, mình thiếu chính nước Ý, thiếu Roma, thiếu một tâm hồn Ý và đã yêu pizza cũng như spaghetti trên đất Ý, do chính người Ý làm, mới thấy khó có thể ăn chúng ở một nơi nào đó khác. Pizza kiểu Roma đế mỏng. Pizza ở Napoli đế dày. Ở mỗi vùng của đất nước, pizza lại mang những nét khác nhau. Nhưng dù là pizza nào đi chăng nữa, ăn ở Roma hay Napoli đây vẫn là nước Ý. Rời khỏi nước Ý, lại nhớ pizza. Nhung không thể vì thế mà tìm đến một quán Ý nào đó trong những nơi ta đã đi qua để nhớ hương vị ấy. Xa nước Ý rồi, đi đến đâu ăn pizza hay spaghetti cũng không thấy ngon.

Bốn mùa Roma với tôi trôi qua như thế trong những buổi chiều kẹt xe trên xa lộ, trong những cơn mưa chợt ào đến vào những đêm mát lạnh và cả những buổi tối không thể nào quên ngồi tán gẫu với những người bạn điên cuồng vì bóng đá, rồi những khi kết thúc bữa ăn, lại chào nhau bằng những cái cọ má thân thương lại thấy muốn ở thêm chút nữa và ưỡc thời gian dừng lại.Cái ồn ào của những con phố đầy chật khách du lịch khác với sự ồn ào giữa những người bạn Ý. Đôi khi, trong những buổi gặp mặt, khi nĩa và thìa thôi chuyển động, khi bỗng nhiên có một khoảng lặng nào đó, sự yên tĩnh của buổi đêm ùa vào gian phòng. Chỉ nghe thấy tiếng gió xào xạc trên những dây trường xuân cuống đầy cửa sổ căn nhà của một người bạn Việt kiều, tiếng chảy róc rách từ một vòi nước đã tồn tại hàng thế kỷ trên đường Borgo Pio ngay cạnh Vatican nơi tôi vẫn luôn mang chai đến để lấy về uống, vì người ta nói rằng đấy là nước Thánh, và thậm chí có thể cảm nhận được tiếng hôn rất nhẹ như gió thoảng của một đôi trai gái đang ôm nhau ngay dưới ánh vàng vọt của ngọn đèn đường. Trong tình yêu dành cho Roma, có sự ồn ã của những khu phố trung tâm, sự tĩnh lặng của những đêm mùa thu mát rượi, thứ capuccino pha rất khéo từ đôi tay của Giordano, người bảo rằng cà phê ở Roma là ngon nhất đất Ý, bởi nước để pha cà phê ở đây là nước nguồn tinh khiết nhất. Có cả những câu chuyện ly kỳ gắn liền với những con ngõ dích dắt đầy dây leo và dây phơi quần áo ngỗn ngang, những quán kem và những nhà thờ lớn nhỏ mà ở thánh đường không chỉ thể hiện tình yêu với Thiên Chúa, mà cả những tin túy của nghệ thuật hội họa và điêu khắc bậc thầy. Đôi khi cứ như mê đi giữa các tác phẩm của Caravaggio, Raphael, Michelangelo hay Bernini, những người đã ca ngợi vẻ đẹp thể xác và tâm hồn con người bằng những nét vẽ và khắc chạm của họ. Bỗng nhiên thấy mình trở thành người ham sống và thiếu thời gian một cách kì lạ, vì lúc nào cũng muốn đến một nhà thờ, một bảo tàng nào đó, và ngắm không biết chán một bức tượng hay một bức tranh. Cả Roma và nước Ý là một bảo tàng vĩ đại

May mắn thay, tôi không bị hội chứng Stendahl- hội chứng của những người cứ nhìn thấy quá nhiều công trình nghệ thuật là ngất, tim đập nhanh, hay đau bụng. Nhà văn người Pháp nổi tiếng thế kỷ 19 ấy đã từng có những cảm giác tương tự khi chứng kiến sự tráng lệ của Firenze3, và người ta đã đặt tên hội chứng đó theo tên ông. Tôi không ngất hay ảo giác trước sự tráng lệ của Roma, vì trên thực tế, sự tráng lệ ấy không tồn tại. Paris tráng lệ. Roma thì không. Đấy là tập hợp của những gì đổ nát, cổ kính và hiện đại hòa quyện hữu cơ bên nhau một cách chặt chẽ, nhưng đôi khi rối rắm một cách kì lạ hệt như chính tình cảm của con người sống trong thành phố này vào những lúc giao mùa. Nhưng hầu hết tất cả những ai đã từng đến và sống ở đây một thời gian đều nhận ra vẻ đẹp của nó không phải ở tầm vóc của các công trình nghệ thuật và kiến trúc, mà là cái hồn ẩn chứa trong đó, trong cả đống đổ nát của những thành quách La Mã cổ xưa. Đôi khi những cơn mưa dông bao phủ lên bầu trời phía trên chúng ở khu Foro Romano tạo ra một bức ảnh đen trắng hoàn hảo có thể nhìn thấy trong đó quá khứ và hiện tại hòa làm một. Ở Roma, những hình ảnh như thế nhiều lắm, ẩn sâu trong ký ức, hiện lên từ những bức tranh của các danh họa, hoặc những cảnh bất hủ của bao bộ phim đã đi vào lịch sử điện ảnh. Ngay trước khi rời Roma, tôi trở lại đài phun nước Trevi, nơi đã trở thành một huyền thoại của điện ảnh thế giới với cảnh Anita Ekberg ưỡn ngực vẫy dòng nước mát lạnh trong phim La dolce vità. Ở cái thành phố có hàng trăm đài phun nước nằm rải rác khắp nơi, mỗi đài phun nước là một câu chuyện lịch sử về cách mà người Roma của hàng thế kỷ trước đã sống, đã yêu và thù hận, và là nơi người ta đến để lấy nước, để hẹn hò và để trả thù, Trevi giống như một tuyên ngôn về tình yêu đối với thành phố Vĩnh Cửu. Người ta bảo cứ đến đấy, quay lưng và ném xu xuống dưới đài phun nước ấy là sẽ trở lại Roma. Mỗi đồng xu như thế sẽ là một sự đầu tư hơi nhất trên đời. Nhưng tôi không ném đồng xu nào xuống đài phun nước Trevi để được quay lại nơi tôi đã từng sống. Vì tôi tin, thực sự tin, tôi sẽ trở lại. Chắc chắn vậy, một ngày không xa.

Roma chợt nắng, chợt mưa, nhưng những tình cảm dành cho nó không chợt đến và chợt đi như một cơn gió thoảng qua, vì ít ra, vẫn có không ít người đã đến nơi đây, phải lòng nó, khi Roma trở thành một chặng quan trọng trong cuộc đời họ, nhất là với những ai còn trẻ, đầy ắp hoài bão và ước mơ như tôi. Nhạc sĩ Antonello Venditti có những bài hát rất được người Roma yêu thích, bởi ông, một người con của Roma đích thực, từng hát: “Cám ơn Roma vì đã cho chúng tôi sống và cảm thấy mình là một con người mới”. Ông lại hát trong một bản tình ca khác: “Có một trái tim đập trong trái tim Roma.” Trong hàng triệu trái tim yêu Roma ấy, có trái tim tôi…

(1) Quán Greco được mở vào năm 1760, là quán cà phê lâu đời nhất ở Roma còn hoạt động cho đến ngày nay. Cà phê Greco ngon nổi tiếng, và quán được coi là một di sản của thành phố.

(2) Chào, tiếng Ý. Người Ý dùng từ này để chào khi gặp gỡ và cũng có thể nói khi tạm biệt.

(3)Thành phố Florence trong tiếng Ý.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx